QC Là Gì? Nhiệm Vụ Và Công Việc Của Một QC Gồm Những Việc Gì?

Trong một doanh nghiệp, phụ thuộc vào mỗi loại hình khác nhau thì cơ cấu vị trí của mỗi người, mỗi bộ phận lại khác nhau. Và nhìn chung, hiện nay trong một doanh nghiệp cơ bản được phân chia thành các vị trí, công việc sau: lãnh đạo công ty, quản lý bộ phận, nhân viên.

Bởi thế cũng rất nhiều danh từ, định nghĩa xuất hiện dựa trên từng vị trí phân công công việc. Ta có thể nhắc đến các định nghĩa tiếng Anh là những định nghĩa được viết tắt bằng các chữ cái in hoa, đây chính là các vị trí cơ bản trong một doanh nghiệp mà ta thường thấy hàng ngày. Ta có thể lấy ví dụ đơn giản như: CEO, QA, QC, CFO, CIO, CCO,,…

Trong các định nghĩa trên có xuất hiện hai định nghĩa mà chắc hẳn nếu chưa từng tiếp xúc thì bạn chắc chắn sẽ dễ bị nhầm lẫn, đó chính là khái niệm QC và QA. Vậy thuật ngữ QC là viết tắt của cụm từ gì trong tiếng Anh? Nó đóng vai trò làm công việc gì trong một doanh nghiệp? Và nó đòi hỏi người làm phải có trách nhiệm như thế nào? Và QC khác gì so với QA.

QC là gì?

Ngay trong bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về QC nhé!

I. Trước hết, ta có thể hiểu như thế nào về khái niệm QC?

Hiện nay, thuật ngữ QC (viết tắt của cụm từ Quality Control trong tiếng Anh) có nghĩa là việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. QC trong một doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quy trình quản lý chất lượng của sản phẩm.

Mà cụ thể ở đây chính là các việc thực hiện hoạt động liên quan đến kiểm tra, kiểm soát đầu ra cũng như đánh giá một cách khách quan về chất lượng của sản phẩm, hàng hoá vừa được sản xuất trước khi nó được chuyển sang một quy trình mới, đó là quy trình đóng gói sản phẩm, cấp phép cho phép sản phẩm được xuất kho, buôn bán trên thị trường.

QC là công việc được thực hiện đồng thời trong mỗi một bước trong toàn bộ quy trình sản xuất để nhằm mục đích tối đa hoá về chất lượng của các sản phẩm theo các tiêu chuẩn đã được định sẵn..

Một sản phẩm được tạo ra với mục đích phục vụ khách hàng một cách tốt nhất với chất lượng sản phẩm tuyệt vời. Chính vì thế, ta nhận ra rằng QC chính là bộ phận có vai trò vô cùng đặc biệt và là bộ phận không thể thiếu được trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm hoàn hảo phục vụ khách hàng.

Tham khảo thêm: Khái niệm QA là gì?

II. Việc phân biệt QC và QA là rất quan trọng, vậy điểm khác nhau giữa QC và QA là gì?

Nhìn chung, tại các doanh nghiệp hiện nay, hai bộ phận QA và QC thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Để làm rõ hơn về khái niệm QC cũng như công việc của QC sau đây ta sẽ tiến hành so sánh giữa hai bộ phận này.

Vậy ta có thể hiểu đơn giản QA là gì?

Trong doanh nghiệp, hiện nay thuật ngữ QA (viết tắt của cụm từ Quality Asurance trong tiếng Anh ) có nghĩa là việc đảm bảo về chất lượng của việc xây dựng nên hệ thống cũng như quy trình sản xuất ra sản phẩm của công ty theo một tiêu chuẩn, hàm lượng nhất định.

QA trong một doanh nghiệp có vai trò kiểm tra một cách chặt chẽ việc tiến hành khâu chuẩn chất lượng sản phẩm trong tất cả các khâu từ khảo sát thị trường cho đến sản xuất sản phẩm và bán hàng, thậm chí là cả dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Sự khác biệt giữa công việc của hai bộ phận QA và QC là gì?

Thực tế là trong doanh nghiệp hiện nay, bởi QC và QA đều là hai bộ phận cùng làm trong lĩnh vực khảo sát về chất lượng nên xuất hiện rất nhiều người có sự hiểu biết sơ sài về hai bộ phận này và nhầm lẫn các công việc của chúng với nhau.

Nhưng xét về tính chất, đặc điểm của công việc thì công việc của QA và QC là hoàn toàn khác nhau. Đồng thời, tuỳ thuộc vào cấu trúc riêng của mỗi bộ phận thuộc các loại hình công ty khác nhau mà hai lĩnh vực này có thể gộp chung hay là tách riêng nhau ra.

Và đặc biệt ở những quy mô với hệ thống doanh nghiệp chuẩn mực, hầu hết QA và QC đều được các doanh nghiệp này tách riêng nhau ra để thực hiện các công việc với nhiệm vụ hoàn toàn riêng biệt.

Cụ thể:

∙ Nhiệm vụ của bộ phận QA

Nhiệm vụ chính của lĩnh vực QA trong doanh nghiệp chính là thiết lập cũng như xây dựng, hoàn thiện tư liệu, sổ tay, trình tự, quy trình về hệ thống của khâu quản lý về chất lượng tại các địa điểm đang được áp dụng. Chẳng hạn như hệ thống tiêu chuẩn ISO 22000, ISO 14001,…

Trong quy trình của hệ thống quản lý về chất lượng, các doanh nghiệp thông thường áp dụng chia thành 3 cấp cơ bản, bao gồm các cấp:

- Cấp I đó chính là sổ tay chất lượng.

- Cấp II đó chính là quy trình hệ thống chất lượng.

- Cấp III đó chính là quy trình áp dụng hay hướng dẫn các công việc liên quan đến sản phẩm hoặc các chi tiết đang và đã gia công.

Bên cạnh đó, bộ phận QA còn đảm nhận các nhiệm vụ sau:

- Thứ nhất, bộ phận QA đánh giá chung về nội bộ của hệ thống về quản lý chất lượng hàng năm trong các khâu của doanh nghiệp.

- Thứ hai, bộ phận QA còn tham gia vào các hoạt động trợ giúp cải tiến trong sản xuất.

- Thứ ba, bộ phận QA có sự phối hợp với bên sản xuất sản phẩm khi có khách hàng phản hồi lại về chất lượng sản phẩm.

- Thứ tư, bộ phận QA lưu trữ các tài liệu cũng như các chứng chỉ công nhận năng lực của các nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo quy định của doanh nghiệp.

- Thứ năm, bộ phận QA cũng cho ra sự đánh giá của các nhà cung cấp cũng như tiến độ tiến hành và chất lương làm việc trong các khâu, các bộ phận của công ty.

- Thứ sáu, bộ phận QA còn là bộ phận mang trách nhiệm đặc biệt đó là việc huấn luyện, đào tạo một cách bài bản, cụ thể cho các bộ phận khác có liên quan đến việc áp dụng các hệ thống tin học cũng như cả về tiêu chuẩn và quy trình, thậm chí là cả những sự thay đổi để phù hợp với tình hình hiện tại mà hệ thống cần thiết phải tạo nên để sao cho phù hợp với nhu cầu thiết thực của khách hàng trong thực tế.

•. Nhiệm vụ của bộ phận QC

Trên thực tế, các doanh nghiệp cơ bản thường chia bộ phận QC thành 3 loại nhân viên, cụ thể bao gồm:

- Nhân viên có nhiệm vụ kiểm soát về chất lượng sản nguyên vật liệu đầu vào( còn gọi là IQC)

- Nhân viên có nhiệm vụ kiểm tra và đảm bảo về chất lượng sản phẩm đang trong quá trình sản xuất (còn gọi là PQC)

- Nhân viên có nhiệm vụ kiểm soát chất lượng các sản phẩm đầu ra ( còn gọi là OQC).

⇨ Và mỗi nhân viên có nhiệm vụ tương ứng với một vị trí trong khâu của quy trình sản xuất ra sản phẩm.

=>Và cụ thể công việc của các IQC, PQC và OQC như sau:

(1) IQC (Nhân viên kiểm soát về chất lượng nguyên vật liệu đầu vào):

IQC có các nhiệm vụ chính sau:

– Thứ nhất, IQC có nhiệm vụ xem xét kĩ về chất lượng của các nguyên vật liệu đầu vào, xem chất lượng đó như thế nào và có phải là nguyên vật liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn hay không? Nếu không phải báo lại ngay với cấp trên có trách nhiệm quản lý.

- Thứ hai, IQC phải thực hiện việc xem xét xem nguyên vật liệu được kiểm chứng trên đã được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất đó có trạng thái sử dụng như thế nào? Nguyên vật liệu đó có tốt không, đã phù hợp chưa?

- Thứ ba, IQC đồng thời phải giải quyết các sự cố xảy ra bất ngờ với các nhà cung ứng nguyên vật liệu và đưa ra sự đánh giá nguyên vật liệu với các nhà cung ứng;

- Thứ tư, IQC còn tham gia vào việc phát triển các sản phẩm mới, các sản phẩm là sản phẩm mẫu.

(2) PQC (Nhân viên kiểm soát về chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất):

- Thứ nhất, PQC có nhiệm vụ khảo sát, điều tra xem các công đoạn trong quá trình sản xuất có diễn ra tốt không, có xuất hiện các thiếu sót không và yêu cầu các nhân viên của bộ phận đó khắc phục lại các thiếu sót ấy;

- Thứ hai, PQC còn có nghĩa vụ tham gia thực hiện việc giải quyết các yêu cầu cũng như các phản hồi không tốt về chất lượng sản phẩm từ khách hàng;

- Thứ ba, PQC sẽ tham gia trực tiếp vào việc phát triển các sản phẩm mới.

(3) OQC (Nhân viên kiểm soát về chất lượng sản phẩm đầu ra):

- Thứ nhất, OQC đã lập nên các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể để đánh giá về chất lượng của sản phẩm đầu ra;

- Thứ hai, OQC trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, đánh giá về chất lượng của sản phẩm đầu ra và thông qua các sản phẩm đã đạt chuẩn;

- Thứ ba, OQC thu hồi lại các sản phẩm có lỗi, còn sai sót và sau đó yêu cầu các bộ phận khác sửa chữa, khắc phục lỗi.

Tham khảo thêm: Sự khác biệt COO với CEO, CCO, CRO, CFO...

vai trò của QC

III. Trách nhiệm, vai trò của bộ phận QC trong doanh nghiệp

- Trước hết, QC chính là một bộ lọc hoàn hảo của quá trình sản xuất: Nhân viên QC cần phân tích và lựa chọn nguyên liệu ngay ở bước đầu vào của quá trình sản xuất, sau đó lại lọc ra các lỗi trong quá trình làm việc của công nhân, kịp thời sửa chữa và cuối cùng là chọn lọc các sản phẩm đầu ra đủ tiêu chuẩn.

- Thứ hai, QC còn là bộ phận phân tích tuyệt vời: Khi xuất hiện sai sót trong quá trình sản xuất sản phẩm, bộ phận QC chính là người tìm ra được nguyên nhân của lỗi đó, sau đó phân tích một cách toàn diện và báo cáo các kết quả điều tra lên cho cấp trên có thẩm quyền đồng thời yêu cầu các bộ phận khác kịp thời khắc phục sửa chữa.

- Cuối cùng, QC chính là người hiểu rõ nhất về sản phẩm: QC sẽ làm việc trực tiếp với các khách hàng của doanh nghiệp về chất lượng của sản phẩm và đồng thời là người nghiên cứu về các dữ liệu, thông tin sản phẩm.

IV. Đâu là những kỹ năng nghề nghiệp cần có của một QC?

- Đầu tiên, kỹ năng khảo sát, kiểm định chất lượng: để nhằm mục đích theo dõi toàn bộ quy trình sản xuất ra sản phẩm và một cách kịp thời phát hiện và khắc phục các sai sót cơ bản của sản phẩm;

- Tiếp theo, kỹ năng trông nom, quản lý: Bởi vì một nhiệm vụ cần thiết trong toàn bộ quy trình tạo ra sản phẩm là QC là người kiểm soát và điều hành hoạt động của toàn bộ các bộ phận. Bởi thế, QC cần mang trong mình việc quản lý thật thành thạo năng suất lao động của nhân viên để đạt được các chỉ tiêu sản phẩm đã đề ra;

- Hơn nữa, kỹ năng giải quyết, khắc phục các sự cố: sai sót chính là điều không thể thiếu trong của quá trình sản xuất ra sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Bởi thế, các QC cần phải có điềm tĩnh cũng như đồng thời đưa ra các giải pháp cho các sự cố đã xảy ra một cách kịp thời nhất;

- Cuối cùng, kỹ năng giao tiếp với người khác: QC chính là bộ phận giao thiệp cũng như trao đổi với khách hàng về các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm nên kỹ năng giao tiếp tốt là không thể thiếu được. Bên cạnh đó, một QC cũng cần có khả năng học các ngoại ngữ khác chẳng hạn như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung,…

V. Về mức lương hiện nay của QC

Theo một số cuộc khảo sát gần đây, mức lương cơ bản của một QC giao động trong mức lương từ mức thấp nhất là khoảng 4.000.000 đồng / 1 tháng, đến mức lương trung bình là 7.4000.000 đồng/1 tháng và cuối cùng mức cao nhất là 8.800.000 đồng/ 1 tháng. Và tại mỗi doanh nghiệp thì mức lương sẽ tùy thuộc vào vị trí, kỹ năng chuyên môn cũng như hiệu suất công việc của bạn và còn cả khả năng tài chính của công ty.

VI. Những khó khăn gặp phải khi làm một QC

- Hiện nay, tại những công ty, doanh nghiệp mới thành lập với quy mô đang còn nhỏ, bộ phận QC không có đủ các điều kiện cần thiết để phát triển, do vậy QC sẽ phải đợi đến khi sản phẩm hoành thành thực sự rồi mới được kiểm tra, theo dõi theo sự sử dụng của khách hàng.

- QC hiện nay còn là ngành nghề mới nên chưa có nhiều người nghiên cứu sâu trong ngành, đồng thời cũng chưa thực sự được chú trọng đào tạo một cách chuyên sâu, bài bản mà phải tự thân mỗi một QC cần học hỏi nhiều.

- Ở thời điểm hiện tại, tại các trường Đại học và cao đẳng trên cả nước đã xuất hiện các chuyên ngành chuyên môn về ngành ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, lại chưa xuất hiện một chuyên ngành đào tạo nào chuyên sâu về mảng quản lý chất lượng.

- Khái niệm “quality control” hiện nay chưa được xác định rõ rành mà đang còn khá mơ hồ. Do thế mà hiện nay nhiều bạn vẫn còn nhầm lẫn giữa hai công việc QC và QA cũng như còn nhiều bạn nhân viên QC vẫn đang nghĩ rằng công việc của bản thân chỉ là kiểm tra chất lượng của sản phẩm một cách đơn thuần, mà không nghĩ rằng trong việc kiểm tra này vẫn đang còn tồn tại những điểm mang đặc tính riêng của ngành.

VII. Ngành nào là ngành tuyển dụng QC phổ biến nhất hiện nay?

1. Về ngành cơ khí và ngành tự động hóa

Một nhân viên được nhận vào làm trong bộ phận QC của một công ty thuộc ngành cơ khí hoặc ngành tự động hoá bất kì sẽ thực hiện các công việc sau:

- Đầu tiền, kiểm tra một cách tổng thể các loại máy móc, thiết bị được sử dụng trước khi được đưa vào dây chuyền sản xuất cũng như giám sát các thiết bị này trong toàn quá trình sản xuất và đồng thời khắc phục kịp thời các sự cố kỹ thuật bất ngờ xảy ra khi dây chuyền đang hoạt động.

- Tiếp theo, phát hiện và tìm ra các yếu tố là nguyên nhân đưa đến sai sót không đáng có này và đưa ra chính sách để sửa chữa, khắc phục kịp thời, đồng thời báo cáo lên cho cấp trên có thẩm quyền.

- Hơn thế, QC còn cần thúc giục, giám sát, kiểm soát toàn bộ các quy trình cũng như năng suất thực hiện các công việc của các bộ phận để đạt được đúng tiến trình đã đề ra.

2. Về ngành thực phẩm:

Một nhân viên được nhận vào làm trong bộ phận QC của một công ty thuộc ngành thực phẩm bất kì sẽ thực hiện các công việc sau:

- Thứ nhất, kiểm tra các nguyên vật liệu đầu vào, giám sát việc thực hiện và báo cáo kết quả về vệ sinh an toàn thực phẩm định kỳ tại mỗi một nơi cần kiểm tra.

- Tiếp nữa đó là một QC trong ngành thực phẩm sẽ tạo nên các sản phẩm đạt được chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn đã đề ra, đồng thời phát hiện ra các sản phẩm là thực phẩm không đạt đủ tiêu chuẩn đã quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời.

- Đặc biệt, QC sẽ giám sát các hoạt động về độ an toàn của thiết bị, kiểm tra độ sạch của nguồn nước, huấn luyện về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm tra sức khỏe của công nhân lao động theo các yêu cầu quy định được đề ra.

3. Về ngành dệt may:

Một nhân viên được nhận vào làm trong bộ phận QC của một công ty thuộc ngành dệt may bất kì sẽ thực hiện các công việc sau:

- Trước hết, điều tra, theo dõi, giám sát về chất lượng của thành phẩm sau khi cắt và sau khi đã in để giao tiếp cho bộ phận may.

- Tiếp theo, kiểm tra các thiết kế mẫu, các nguyên vật liệu so với bảng màu gốc trước khi đơn hàng được đưa vào để sản xuất hàng loạt.

- Phân loại cũng như phát hiện ra các sản phẩm đã bị hỏng và yêu cầu bộ phận có nhiệm vụ xử lý, sửa chữa và báo cáo lên cấp trên..

Tham khảo thêm: Mẫu báo cáo trong công việc

VII. Các nguồn hữu ích cho việc học tập của một QC :

(1) Software Testing Help: trang web chuyên về khâu Kiểm tra với các kiến thức được xây dựng từ trình độ căn bản cho đến nâng cao.

(2) Tutorials Point: trang chuyên về kiến thức về khâu Kiểm tra nâng cao.

(3) Automation Beyond: trang chuyên về kiến thức về khâu Kiểm tra tự động hoá

(4) uTest: trang hỏi đáp rộng mở cho QC về khâu Kiểm tra một cách nhanh chóng, tiện lợi.

(5) Software Test Automation Forums: đây là diễn đàn cho các QC học tập về Kiểm tra tự động hoá

(6) Testing VN: đây là diễn đàn chuyên trao đổi về Kiểm tra với các Phần mềm bằng Tiếng Việt rất sôi động và trao đổi rất nhiều thông tin có ích.

TỔNG KẾT:

Như vậy, thuật ngữ QC (viết tắt của cụm từ Quality Control trong tiếng Anh) có nghĩa là việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. QC trong một doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quy trình quản lý chất lượng của sản phẩm.

Bên cạnh đó, một QC cần có những kỹ năng như : kỹ năng khảo sát, kiểm định chất lượng, kỹ năng giải quyết, khắc phục các sự cố, kỹ năng giao tiếp với người khác,…

Mong rằng bài viết trên của vieclambanhang247.com sẽ phần nào giúp bạn đọc gỡ bỏ thắc mắc của mình về khái niệm QC cũng như hiểu rõ chính xác những kỹ năng cần có và nhiệm vụ của một QC.

Mong bạn thành công với công việc mà bạn đã chọn!

>> Bài liên quan:

  • ROI là gì
  • Tìm hiểu về FMCG

Từ khóa » Chức Năng Bộ Phận Qc