Qua Bài Thơ Lưu Biệt Khi Xuất Dương Em Rút Ra Cho Mình Bài Học Gì
Có thể bạn quan tâm
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
Đọc cả bản phiên âm chữ Hán, bản dịch nghĩa và bản dịch thơ. Trọng tâm là bản dịch thơ. Chú ý thể hiện giọng thơ tâm huyết, lôi cuốn, hào hùng nhưng vẫn giữ đúng vần, nhịp của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
*Giải thích từ khó: Theo chú thích dưới chân trang.
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
* GV và HS đọc 1 lần bản phiên âm, dịch nghĩa 2 - 3 lần bản dịch thơ.
* GV và HS nhận xét cách đọc.
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1:
-Tư duy mới mẻ, khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ trong 2 câu thơ đầu như thế nào?
- Quan niệm của cụ Phan về chí làm trai có gì mới mẻ, táo bạo so với tiền nhân?
-Tích hợp với thơ trung đại: Phạm Ngũ Lão, ông Hi Văn (Nguyễn Công Trứ) về Chí làm trai, sử dụng thao tác so sánh ( làm văn ) để tìm hiểu nét mới trong Chí làm trai của PBC
- Hoàn thành phiếu học tập
Tác giả | Chí làm trai |
Phạm Ngũ Lão | |
Nguyễn Công Trứ | |
Phan Bội Châu |
GV bổ sung: PBC vượt lên giấc mộng công danh thường gắn liền với hai chữ trung quân để vươn tới những lý tưởng nhân quần, xã hội rộng lớn cao cả (bởi đời ở đây chính là cuộc đời, cũng chính là xã hội).
Nhóm 2: Em hiểu khoảng trăm năm (ư bách niên) là gì? Cái "tôi" xuất hiện như thế nào?Đây có phải là cái "tôi" hoàn toàn mang tính chất cá nhân hay không? Vì sao?Sự chuyển đổi giọng thơ đang từ khẳng định (câu 3) sang giọng nghi vấn (câu 4: há không ai? - cánh vô thuỳ?) có ý nghĩa gì?
Nhóm 3: -Tác giả đặt ra những vấn đề gì mới ở hai câu 5-6?Tại sao nói quan niệm và tư duy của Phan Bội Châu hết sức mới mẻ?Có phải tác giả hoàn toàn phủ nhận thánh hiền trong khi bản thân là bậc nhà Nho?
- GV cho HS hoàn thành phiếu học tập. Từ đó, HS phát hiện sự mới mẻ trong tư tưởng của PBC
Tác giả | Quan niệm Sống-Chết |
Trần Quốc Tuấn ( trong Hịch tướng sĩ) | |
Nguyễn Đình Chiểu (trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) | |
Phan Bội Châu |
*GV Tích hợp kiến thức Tiếng Việt (Từ Hán-Việt) hướng dẫn học sinh tìm hiểu , so sánh giữa bản phiên âm và dịch thơ.
Nhóm 4: - Hai câu kết thể hiện khát vọng hành động và tư thế của người ra đi như thế nào? (Chú ý không gian được nói đến, hình tượng thơ có gì đặc biệt, biện pháp tu từ và so sánh phần dịch thơ với nguyên tác ở câu 8).
*GV Tích hợp kiến thức Tiếng Việt (Từ Hán-Việt) hướng dẫn học sinh tìm hiểu , so sánh giữa bản phiên âm và dịch thơ.
* Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận:
- Làm trai phải lạ ở trên đời. Sinh ra làm thân nam nhi, phải làm được những việc lớn lao kì lạ, trọng đại cho đời.
- Há để càn khôn tự chuyển dời
Lời nhắc nhở: làm trai phải xoay trời chuyển đất, phải chủ động, không nên trông chờ.
Tác giả | Chí làm trai |
Phạm Ngũ Lão | Công danh nam tử còn vương nợ...chuyện Vũ Hầu |
Nguyễn Công Trứ | Chí làm trai nam, bắc, đông tây |
Phan Bội Châu | Làm trai phải lạ... |
- Chí làm trai theo quan niệm mới mẻ của cụ Phan: Phải xoay trời chuyển đất, phải chủ động, phải làm những việc phi thường, phải gắn liền với sự nghiệp cứu nước. Ý tưởng lớn lao, mới mẻ này đã giúp Phan Bội Châu thể hiện cái tôi đầy trách nhiệm của mình, trong những câu thơ tiếp theo.
* Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận:
- Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Khẳng định đầy tự hào, đầy trách nhiệm: dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cứu nước.Tự nhận gánh vác việc giang sơn một cách tự giác. Nói bằng cả tâm huyết, bằng tấm lòng sục sôi của mình. Phá vỡ tính quy phạm của văn học trung đại (Tính phi ngã).
- Sau này muôn thuở há không ai?
Cụ Phan không hề khẳng định mình và phủ nhận mai sau, mà muốn nói lịch sử là một dòng chảy liên tục, có sự góp mặt và tham gia gánh vác công việc của nhiều thế hệ! có niềm tin với mình như thế nào, với mai sau như thế nào mới viết được những câu thơ như thế.
* Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận:
- Non sông đã chết....Hiền thánh còn đâu?...
Việc học hành thi cử cũ, không còn phù hợp với tình hình đất nước hiện tại. (Cụ không hề phủ nhận Nho giáo, cụ chỉ muốn kêu gọi sự thức thời, tinh thần hành động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc! Con người tràn đầy nhiệt huyết, cá tính mạnh mẽ ưa hành động đã dùng những từ phủ định đầy ấn tượng:
“Tử hĩ” (chết rồi); “Đồ nhuế” (nhơ nhuốc);“Si” (ngu).
- So với nguyên tác, các cụm từ đồ nhuế (nhơ nhuốc) được dịch là nhục, tụng diệc si (học cũng chỉ ngu thôi) được dịch là học cũng hoài chỉ thể hiện được ý phủ nhận mà chưa thể hiện rõ cái tư thế, khí phách ngang tàng,
dứt khoát của tác giả.
Tác giả | Quan niệm Sống-Chết |
Trần Quốc Tuấn ( trong Hịch tướng sĩ) | Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn |
Nguyễn Đình Chiểu (trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) | Sống làm chi theo quân tà đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn - Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ... |
Phan Bội Châu | Non sông đã mất, sống thêm nhục |
- Ông đã dám đối mặt với cả nền học vấn cũ để nhận thức chân lí: sách vở Nho gia thánh hiền từng là rường cột tư tưởng, đạo lí, văn hoá cho nhà nước phong kiến Việt Nam hàng nghìn năm lịch sử thì giờ đây chẳng giúp ích gì trong buổi nước mất nhà tan.
* Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận:
- Không gian : biển Đông rộng lớn - chí lớn của nhà cách mạng. Câu thơ là sự hăm hở của người ra đi qua khát vọng muốn vượt theo cánh gió dài trên biển rộng để thực hiện lí tưởng cách mạng.
- Hình tượng thơ vừa kỳ vĩ, lớn lao vừa lãng mạn, thơ mộng (trường phong, Đông hải, thiên trùng, bạch lãng) hòa nhập với con người trong tư thế cùng bay lên gợi chất sử thi cuộn trào trong từng câu chữ.
- Lối nói nhân hóa “ thiên trùng bạch lãng nhất tề phi” được dịch là “muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” tuy chưa khắc họa được tư thế và khí thế hùng mạnh, bay bổng như nguyên tác nhưng cũng cho thấy nhân vật trữ tình trong niềm hứng khởi đã nhìn muôn trùng sóng bạc không phải như những trở ngại đáng sợ mà như một yếu tố kích thích.
- Câu 7: Âm điệu rắn rỏi, thể hiện lời nguyện thề dứt khoát, thiêng liêng với chính mình, trước bạn bè, đồng chí và đồng bào.
- Câu 8: Âm điệu nhịp nhàng, bay bổng, cao dần, xa dần làm cho lời nguyện biến thành hành động, dạt dào niềm lạc quan, phơi phới niềm tin.
II. Đọc–hiểu:
1. Hai câu đề: quan niệm mới về “Chí làm trai”
- Tác giả nêu lên quan niệm mới: là đấng nam nhi phải sống cho ra sống, mong muốn làm nên điều kì lạ “ yếu hi kì” túc là phải sống cho phi thường hiển hách, dám mưu đồ xoay chuyển càn khôn.
à Câu thơ thể hiện một tư thế, một tâm thế đẹp về chí nam nhi phải tin tưởng ở mức độ và tài năng của mình.
=> Tuyên ngôn về chí làm trai.
2. Hai câu thực: khẳng định ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc
- Câu 3: “Tu hữu ngã” (phải có trong cuộc đời) à ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, không chỉ là trách nhiệm trước hiện tại mà còn trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc “thiên taỉ hậu” (nghìn năm sau)
- Câu 4: tác giả lại chuyển giọng nghi vấn (cánh vô thuỳ - há không ai?). Đó chỉ là cách nói nhằm khẳng định cương quyết hơn khát vọng sống hiển hách, phi thường, phát huy hết tài năng trí tuệ dâng hiến cho đời.
à Đó là ý thức sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó.
3. Hai câu luận: thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ.
- Nêu lên tình cảnh của đất nước: “non sông đã chết” và đưa ra ý thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước, dân tộc.
- Đề xuất tư tưởng mới mẻ, táo bạo về nền học vấn cũ: “hiền thánh còn đâu học cũng hoài”
=> Bộc lộ khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết.
4. Hai câu kết: Tư thế và khát vọng buổi lên đường.
- “Trường phong”(ngọn gió dài)
- “Thiên trùng bạch lãng” (ngàn lớp sóng bạc)
à Hình tượng kì vĩ.
- Tư thế: “nhất tề phi”(cùng bay lên)
=> Hình ảnh đầy lãng mạn hào hùng, đưa nhân vật trữ tình vào tư thế vượt lên thực tại đen tối với đôi cánh thiên thần, vươn ngang tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của bậc đại trượng phu hào kiệt sẵn sàng ra khơi giữa muôn trùng sóng bạc tìm đường cứu sống giang sơn đất nước.
Từ khóa » Phiếu Học Tập Lưu Biệt Khi Xuất Dương
-
Giáo án Bài Lưu Biệt Khi Xuất Dương (Phan Bội Châu)
-
Giáo án Lưu Biệt Khi Xuất Dương Phan Bội Châu Hay Nhất - Hocvan12
-
Giáo án Môn Ngữ Văn 11 - Lưu Biệt Khi Xuất Dương ...
-
Giáo án Bài "Lưu Biệt Khi Xuất Dương" - 123doc
-
Giáo án Lưu Biệt Khi Xuất Dương Ngắn Nhất - Top Tài Liệu
-
Giáo án Ngữ Văn 11: Lưu Biệt Khi Xuất Dương (Xuất ...
-
Lưu Biệt Khi Xuất Dương - Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 2
-
Bài Lưu Biệt Khi Xuất Dương - Phan Bội Châu | Lớp 11, Ngữ Văn
-
[Top Bình Chọn] - Giáo án Lưu Biệt Khi Xuất Dương - Trần Gia Hưng
-
Giáo án Ngữ Văn 11 Soạn Theo Phương Pháp Mới: Bài Khái Quát Văn ...
-
Lưu Biệt Khi Xuất Dương - Phan Bội Châu | Tác Giả
-
Đọc Hiểu Lưu Biệt Khi Xuất Dương | Văn Mẫu 11
-
Lưu Biệt Khi Xuất Dương - Phan Bội Châu - Việt Nam Overnight