Quả Lựu: Những Công Dụng Sức Khỏe Tuyệt Vời - YouMed

Trang chủ / Dinh Dưỡng Quả lựu: những công dụng sức khỏe tuyệt vời Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên Chuyên khoa: Dược Cập nhật: 05 Th11, 2021

Quả lựu là một trong những thực phẩm vô cùng lành mạnh, chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất thực vật mạnh mẽ, có nhiều lợi ích và có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, viêm khớp và các tình trạng viêm nhiễm khác. Hơn nữa, chúng có thể tăng cường trí nhớ và hiệu suất tập thể dục.

1. Bạn biết gì về quả lựu?

  • Quả lựu tiếng anh là botany – một trong những loại trái cây lành mạnh.
  • Chúng chứa một loạt các hợp chất thực vật có lợi, không gì sánh được với các loại thực phẩm khác.
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng có thể có một số lợi ích cho cơ thể, có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác nhau

2. Thành phần dinh dưỡng trong quả lựu

Quả lựu còn có tên Punica granatum, là một loại cây bụi cho quả màu đỏ

Kích thước của quả lựu trong khoảng 5-12 cm về đường kính. Lựu màu đỏ, tròn và trông giống như một quả táo đỏ với thân hình hoa.

Ngoài ra, vỏ quả lựu dày và không thể ăn được, nhưng bên trong có hàng trăm hạt có thể ăn được. Mỗi hạt lựu được bao bọc bởi một lớp màu đỏ, mọng nước và ngọt

Hạt và cuống là những phần có thể ăn sống hoặc chế biến thành nước ép lựu. Tuy nhiên, khi ép nên bỏ vỏ đi

Lựu có thành phần dinh dưỡng ấn tượng – một cốc 174 g aril có chứa

  • Chất xơ: 7 gam
  • Chất đạm: 3 gam
  • Vitamin C: 30% RDI
  • Vitamin K: 36% RDI
  • Folate: 16% RDI
  • Kali: 12% RDI

3. Tác dụng của quả lựu

Hình ảnh quả lựu
Hình ảnh quả lựu

3.1. Có tác dụng chống viêm ấn tượng

  • Một trong những nguyên nhân hàng đầu của nhiều bệnh nghiêm trong là viêm mãn tính. Tình trạng này bao gồm bệnh tim, ung thư, đái tháo đường loại 2, bệnh Alzheimer và thậm chí béo phì.
  • Lựu có đặc tính chống viêm mạnh, chủ yếu nhờ vào đặc tính chống oxy hóa của punicalagin.
  • Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng chúng có thể làm giảm hoạt động viêm trong đường tiêu hóa, cũng như trong các tế bào ung thư vú và ung thư ruột kết
  • Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần ở những người mắc bệnh đái tháo đường cho thấy 1 cốc 250 ml nước ép lựu mỗi ngày làm giảm các dấu hiệu viêm CRP và interleukin-6 lần lượt là 32% và 30%

3.2. Lựu có thể giúp chống lại bệnh ung thư tuyến tiền liệt

  •  Một trong những loại ung thư phổ biến ở nam giới là ung thư tuyến tiền liệt
  • Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ ​​quả lựu có thể làm chậm quá trình sinh sản của tế bào ung thư. Thậm chí, chúng còn gây ra quá trình apoptosis, hoặc chết tế bào ở các tế bào ung thư
  • Trong đó, kháng nguyên đặc hiệu cho tuyến tiền liệt (PSA) là một dấu hiệu máu cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
  • Những người đàn ông có mức PSA tăng gấp đôi trong một thời gian ngắn có nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt cao hơn.
  • Điều thú vị là, một nghiên cứu trên người cho thấy uống 237 ml nước ép lựu/ ngày làm tăng thời gian tăng gấp đôi PSA từ 15 tháng lên 54 tháng

3.3. Hữu ích trong việc chống lại ung thư vú

  • Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ.
  • Chiết xuất quả lựu có thể ức chế sự sinh sản của các tế bào ung thư vú – thậm chí giết chết một số tế bào trong số chúng
  • Tuy nhiên, bằng chứng hiện chỉ giới hạn trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Do đó, cần nghiên cứu thêm trước khi có thể đưa ra bất kỳ tuyên bố nào.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì và câu trả lời từ bác sĩ

3.4. Giảm huyết áp

  • Huyết áp cao (tăng huyết áp) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau tim và đột quỵ.
  • Trong một nghiên cứu, những người bị cao huyết áp đã giảm huyết áp đáng kể sau khi tiêu thụ 150 ml nước ép lựu mỗi ngày trong 2 tuần
  • Các nghiên cứu khác đã tìm thấy những tác động tương tự, đặc biệt là đối với huyết áp tâm thu. Đây là con số cao hơn trong một kết quả đo huyết áp

3.5. Kháng lại bệnh viêm khớp và đau khớp

  • Viêm khớp là một vấn đề phổ biến ở các nước phương Tây.
  • Có nhiều loại khác nhau, nhưng hầu hết đều liên quan đến một số dạng viêm ở khớp.
  • Do các hợp chất thực vật trong quả lựu có tác dụng chống viêm, nên có thể giúp điều trị bệnh viêm khớp
  • Một điểm thú vị, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy chiết xuất từ ​​quả lựu có thể ngăn chặn các enzym được biết là gây hại cho khớp ở những người bị viêm xương khớp
  • Chiết xuất này cũng đã được chứng minh là làm giảm chứng viêm khớp ở chuột. Tuy nhiên, các bằng chứng từ nghiên cứu dựa trên con người cho đến nay còn rất hạn chế

3.6. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

  • Bệnh tim hiện là nguyên nhân tử vong sớm phổ biến nhất trên thế giới. Đây là một căn bệnh phức tạp, do nhiều yếu tố khác nhau thúc đẩy.
  • Axit punicic, axit béo chính trong quả lựu, có thể giúp bảo vệ chống lại một số bước trong quá trình bệnh tim.
  • Một nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở 51 người có mức chất béo trung tính cao cho thấy 800 mg dầu hạt lựu mỗi ngày làm giảm đáng kể chất béo trung tính và cải thiện tỷ lệ chất béo trung tính-HDL
  • Một nghiên cứu khác đã xem xét tác dụng của nước ép lựu đối với những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2 và cholesterol cao.
  • Nước ép lựu cũng đã được chứng minh – trong cả nghiên cứu trên động vật và con người – để bảo vệ các hạt cholesterol LDL khỏi quá trình oxy hóa, một trong những bước quan trọng trong con đường dẫn đến bệnh tim

3.7. Điều trị chứng rối loạn cương dương

  • Tổn thương oxy hóa có thể làm giảm lưu lượng máu ở tất cả các vùng trên cơ thể. Bao gồm cả mô cương dương.
  • Nước ép lựu đã được chứng minh là giúp tăng lưu lượng máu và phản ứng cương dương ở thỏ
  • Trong một nghiên cứu ở 53 người đàn ông bị rối loạn cương dương, quả lựu dường như có một số lợi ích – nhưng không có ý nghĩa thống kê

3.8. Giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm

  • Các hợp chất thực vật trong quả lựu có thể giúp chống lại các vi sinh vật có hại
  • Ví dụ, chúng đã được chứng minh là có khả năng chống lại một số loại vi khuẩn cũng như nấm men Candida albicans
  • Tác dụng chống vi khuẩn và chống nấm cũng có thể bảo vệ khỏi nhiễm trùng và viêm trong miệng. Điều này bao gồm các tình trạng như viêm nướu, viêm nha chu và viêm miệng răng giả,..

3.9. Cải thiện trí nhớ

  • Có một số bằng chứng cho thấy quả lựu có thể cải thiện trí nhớ
  • Một nghiên cứu ở những bệnh nhân phẫu thuật cho thấy 2 g chiết xuất từ ​​quả lựu ngăn ngừa sự suy giảm trí nhớ sau phẫu thuật
  • Không những vậy, một nghiên cứu khác ở 28 người lớn tuổi có các vấn đề về trí nhớ cho thấy rằng 237 ml nước ép lựu/ ngày cải thiện đáng kể các dấu hiệu của trí nhớ bằng lời nói và hình ảnh
  • Các nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy lựu có thể giúp chống lại bệnh Alzheimer

4. Các món chế biến từ Lựu

Có rất nhiều cách để thưởng thực loại trái cây này

  • Trộn hạt lựu vào món salad rau xanh hoặc trái cây.
  • Rắc một ít hạt lên sữa chua hoặc bột yến mạch
  • Thêm lựu vào sinh tố hoặc nước trái cây.
  • Dùng hạt lựu để trang trí cho bánh mì nướng bơ
  • Trang trí các món thịt quay hoặc nướng với hạt ngon.
  • Thêm chúng vào sangria, cocktail hoặc mocktail.
  • Hoặc cũng có thể thưởng thức quả lựu tươi với các hạt lựu ngọt mát, ngon lành

5. Những điểm cần lưu ý khi dùng

  • Nước ép lựu rất được đánh giá là an toàn cho hầu hết mọi người khi uống. Hầu hết mọi người không gặp tác dụng phụ. Một số người có thể có phản ứng dị ứng với quả lựu. Chiết xuất từ ​​quả lựu có thể an toàn khi dùng bằng đường uống hoặc bôi lên da. Tuy nhiên, một số người đã bị nhạy cảm với chiết xuất từ ​​quả lựu. Các triệu chứng nhạy cảm bao gồm ngứa, sưng tấy, chảy nước mũi và khó thở.
  • Lưu ý, rễ, thân hoặc vỏ của quả lựu lại có thể không an toàn khi uống với lượng lớn. Rễ, thân và vỏ có chứa chất độc.
  • Khi dùng trên da: chiết xuất quả lựu có thể an toànkhi thoa lên da. Nhưng một số người đã bị nhạy cảm với chiết xuất từ ​​quả lựu. Các triệu chứng nhạy cảm bao gồm: + Tình trạng ngứa + Sưng tấy + Chảy nước mũi + Khó thở.

Quả lựu là một trong những thực phẩm vô cùng lành mạnh, chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất thực vật mạnh mẽ, có nhiều lợi ích và có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, viêm khớp và các tình trạng viêm nhiễm khác. Hơn nữa, chúng có thể tăng cường trí nhớ và hiệu suất tập thể dục.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện +700 Bác sĩ +89 Phòng khám Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Đặt khám không chờ đợi Đặt khám không chờ đợi Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Lựu và 12 lợi ích

https://www.healthline.com/nutrition/12-proven-benefits-of-pomegranate#TOC_TITLE_HDR_13

Ngày truy cập 25/10/2020.

Lựu

https://www.healthline.com/nutrition/how-to-eat-pomegranate#culinary-uses

Ngày truy cập 25/10/2020.

Lựu và các lưu ý

https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-392/pomegranate

Ngày truy cập 25/10/2020.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người

Có thể bạn quan tâm

Thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu: lời khuyên của chuyên gia

Thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu: lời khuyên của chuyên gia

ThS.BS Phan Lê Nam· Ngày đăng: 11 Th11, 2022 Phương pháp giúp cải thiện vòng 1 sau sinh mà mẹ nên biết

Phương pháp giúp cải thiện vòng 1 sau sinh mà mẹ nên biết

BS.CKI Trần Thế Minh· Cập nhật: 15 Th11, 2022 Hàu biển: giá trị dinh dưỡng và những lưu ý khi ăn

Hàu biển: giá trị dinh dưỡng và những lưu ý khi ăn

Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên· Cập nhật: 25 Th3, 2022 Bông cải xanh có tác dụng gì với sức khỏe của bạn?

Bông cải xanh có tác dụng gì với sức khỏe của bạn?

Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên· Cập nhật: 01 Th7, 2021 Vitamin B3 có trong thực phẩm nào?

Vitamin B3 có trong thực phẩm nào?

Dược sĩ Nguyễn Ngọc Sơn· Cập nhật: 01 Th4, 2021 Đậu rồng: Loại rau vừa ngon vừa bổ dưỡng

Đậu rồng: Loại rau vừa ngon vừa bổ dưỡng

Bác sĩ Phạm Lê Phương Mai· Cập nhật: 27 Th12, 2021

Tin Tưởng Nội Dung Từ Chúng Tôi

Chương trình "Viết vì người bệnh": 200 bài viết y tế lan tỏa giá trị nhân văn

Chương trình "Viết vì người bệnh": 200 bài viết y tế lan tỏa giá trị nhân văn

YouMed hợp tác cùng Đại học Y Dược TPHCM  “Viết vì người bệnh”

YouMed hợp tác cùng Đại học Y Dược TPHCM “Viết vì người bệnh”

CEO YouMed: 'Nỗ lực xây dựng nền tảng y tế toàn diện'

CEO YouMed: 'Nỗ lực xây dựng nền tảng y tế toàn diện'

YouMed và những “cú bắt tay” để lan tỏa thông tin y khoa chính thống

YouMed và những “cú bắt tay” để lan tỏa thông tin y khoa chính thống

YouMed và sứ mệnh sát cánh cùng người bệnh trên mọi phương diện

YouMed và sứ mệnh sát cánh cùng người bệnh trên mọi phương diện

Đại học Y Dược TPHCM bắt tay cùng YouMed đẩy lùi nạn tin giả

Đại học Y Dược TPHCM bắt tay cùng YouMed đẩy lùi nạn tin giả

YouMed tổ chức hội thảo chuyên gia đầu ngành về Chlamydia và vô sinh

YouMed tổ chức hội thảo chuyên gia đầu ngành về Chlamydia và vô sinh

Ra mắt cổng thông tin y tế của bác sỹ, dược sĩ biên soạn

Ra mắt cổng thông tin y tế của bác sỹ, dược sĩ biên soạn

Tin y tế YouMed: Nguồn giải đáp mọi thắc mắc về y tế, sức khỏe

Tin y tế YouMed: Nguồn giải đáp mọi thắc mắc về y tế, sức khỏe

Chuyển đổi số y tế - xu hướng không thể đi ngược trong thời đại 4.0

Chuyển đổi số y tế - xu hướng không thể đi ngược trong thời đại 4.0

Từ khóa » Cách Sử Dụng Quả Lựu