Quả Lựu – Túi Ngọc đỏ Mọng Nước Tốt Cho Sức Khỏe - LEEP.APP

Quả lựu, loại trái cây với những hạt ngọc đỏ mọng nước không chỉ có bề ngoài bắt mắt mà còn đem lại vô số giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe cho bạn đấy!

Nhiều người thường không thích ăn lựu vì quá trình sơ chế phức tạp, lại còn phải bỏ hạt cứng nhỏ mỗi khi ăn. Tuy nhiên, nếu biết được loại quả này ngon và tốt cho sức khỏe như thế nào, bạn sẽ cảm thấy việc sơ chế hoàn toàn xứng đáng. Cùng LEEP.APP tìm hiểu ngay!

Quả lựu là quả gì?

Quả lựu (trái lựu) tiếng Anh là pomegranate, danh pháp là Punica granatum. Quả lựu thường có hình tròn, đường kính khoảng 8 – 10cm. Vỏ có màu vàng lan sang đỏ khi quả chín, ở trong bao gồm nhiều hạt mọng nước có màu trắng, hồng hoặc đỏ.

Giá trị dinh dưỡng của trái lựu

Thông tin dinh dưỡng của một quả lựu đường kính khoảng 10cm (282g):

  • Calorie: 234
  • Protein: 4.7g
  • Carb: 52.7g
  • Chất béo: 3.3g
  • Vitamin C: 48% giá trị hàng ngày (DV)
  • Vitamin E: 8% DV
  • Vitamin K: 58% DV
  • Thiamin: 13% DV
  • Riboflavin: 9% DV
  • Niacin: 4% DV
  • Vitamin B6: 11% DV
  • Folate: 27% DV
  • Vitamin B1: 20mcg
  • Axit pantothenic: 11% DV
  • Choline: 21.4mg
  • Canxi: 3% DV
  • Sắt: 5% DV
  • Magie: 8% DV
  • Phốt pho: 10% DV
  • Kali: 19% DV
  • Natri: 8.5mg
  • Kẽm: 7% DV
  • Đồng: 22% DV
  • Mangan: 17% DV
  • Selen: 2% DV

Carb

Lượng calorie có trong quả lựu chủ yếu đến từ carbohydrate. Bao gồm 21g đường và khoảng 6g chất xơ trong mỗi trái lựu kích cỡ trung bình.

Ngoài ra, nước ép lựu sẽ có những thông số dinh dưỡng khác biệt so với lựu nguyên quả. Một ly nước ép lựu 240ml cung cấp đến 134 calorie, 33g carb (bao gồm 31g đường và không có chất xơ).

Chỉ số tải lượng đường huyết (GL) của quả lựu tươi là 18. Chỉ số GL của lựu ở mức vừa phải, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình so với các loại trái cây khác.

nước ép lựu

Dùng nước ép lựu mặc dù vẫn có lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn sẽ bị mất đi một lượng chất xơ tốt

Chất béo

Quả lựu cũng có chứa một lượng nhỏ chất béo, ít hơn 1g, bao gồm chất béo không bão hòa đơn và đa. Tuy nhiên, do hàm lượng chất béo quá thấp, chúng sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào trừ khi bạn tiêu thụ quá nhiều trong mỗi bữa ăn.

Protein

Mỗi trái lựu cỡ trung bình chứa một lượng nhỏ protein khoảng 3g. Nếu sử dụng những quả có kích thước lớn hơn, bạn có khả năng bổ sung được đến 5g protein. Tuy nhiên, 240ml nước ép lựu lại chỉ chứa lượng protein không đáng kể, chỉ khoảng 0.4g.

Vitamin và khoáng chất

Là một loại trái cây, lựu tươi có rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Ví dụ, một quả lựu sẽ cung cấp cho bạn 16mg vitamin C, tương đương với 18% lượng vitamin C khuyến nghị mỗi ngày.

Chúng cũng chứa hàm lượng đáng kể vitamin K, folate, vitamin B6, đồng, thiamin và kali. Còn trong nước ép lựu thường chỉ chứa vitamin K, folate và một ít đồng.

Lợi ích sức khỏe của trái lựu

Quả lựu có chứa nhiều lợi ích sức khỏe nhờ các dưỡng chất thiết yếu có trong hạt và nước ép của loại quả này.

Xây dựng cơ xương khớp

Lựu cung cấp nhiều vitamin C (axit L-ascorbic). Loại vitamin này vô cùng cần thiết đối với quá trình xây dựng cấu trúc xương, sụn, cơ và mạch máu.

Ngoài ra, vitamin C còn hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương hiệu quả.

Chống căng thẳng do oxy hóa

Vitamin C là một chất chống oxy hóa, do đó chúng có thể giúp bạn hạn chế tác hại của các gốc tự do. Ăn lựu sẽ góp phần ngăn ngừa hoặc trì hoãn một số bệnh ung thư, bệnh tim mạch và nhiều bệnh lý khác gây ra bởi vấn đề stress do oxy hóa.

Bên cạnh đó, loại trái cây này còn chứ nhiều hợp chất chống oxy hóa khác, ví dụ như quercetin và anthocyanins, có tác dụng phục hồi các thương tổn tế bào do căng thẳng oxy hóa gây ra.

Điều chỉnh đường huyết và tiêu hóa

Khi ăn hạt lựu, bạn sẽ được bổ sung một lượng cao các chất xơ lành mạnh để đáp ứng nhu cầu hằng ngày. Chất xơ sẽ giúp bạn tăng cảm giác no, cải thiện hệ tiêu hóa và giảm cholesterol trong máu.

Hơn nữa, các chất này sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, từ đó giúp lượng đường trong máu không bị tăng vọt sau khi ăn.

Cải thiện mức huyết áp

quả lựu tốt cho tim

Trái lựu nằm trong những loại thực phẩm vô cùng tốt đối với sức khỏe tim mạch

Theo kết quả của một nghiên cứu, nước ép lựu có tác dụng làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Những người bị tăng huyết áp hoặc có nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp và tim mạch có thể uống một ly nước ép lựu mỗi ngày để cải thiện tốt hơn.

Nâng cao hiệu suất tập luyện

Các chất chống oxy hóa trong lựu có thể tăng cường cơ bắp, đồng thời giúp các khối cơ hồi phục nhanh hơn sau khi tập luyện. Ngoài ra, chúng cũng sẽ giúp bạn tập luyện với hiệu suất cao hơn.

Cách sử dụng quả lựu

Nên mua lựu vào mùa nào?

Thông thường, quả lựu sẽ nở rộ trong khoảng thời gian từ cuối hè đến đầu đông. Nếu là lựu giống quả dại, chúng sẽ kích thước nhỏ và quả vàng, chỉ đỏ một chút ở phần đáy.

Những giống lựu được nuôi trồng khác thường sẽ có kích thước lớn hơn, vỏ quả màu đỏ đến đỏ đậm. Bạn có thể nhìn màu vỏ để đoán mức độ chín. Đồng thời, quả cầm nặng, chắc tay sẽ là quả đã đủ chín để thưởng thức.

Bảo quản quả lựu đúng cách

Thông thường, cách bảo quản lựu tốt nhất là giữ nguyên quả. Bạn có thể cắt một khía để ăn nếu chỉ muốn sử dụng một lượng nhỏ. Phần vỏ và xơ bám theo sẽ giúp lựu giữ nguyên độ tươi và bảo toàn nguyên vẹn mà không cần bất kỳ phương pháp bảo quản nào khác.

Nếu để nguyên quả, bạn có thể để lựu ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Hoặc cất lựu trong bịch và để ngăng mát tủ lạnh tối đa 3 tháng.

Một khi hạt lựu đã được tách ra, chúng chỉ có thể giữ được độ tươi ngon trong khoảng 3 ngày và lâu hơn một chúng khi được cất trong tủ lạnh.

Cách chế biến quả lựu

salad hạt lựu

Bạn có thể tách hạt lựu để thêm vào nhiều món ăn đa dạng

Trái lựu tuy tròn nhưng vẫn có những đường nhô lên tựa như các thanh chống trên mỗi cây dù. Bạn có thể dùng dao rạch dọc theo các đường này để tách quả lựu dễ dàng mà không làm dập phần hạt bên trong.

Sau khi cắt lựu, hãy tách hạt ra khỏi phần cuống và vỏ. Nhiều người thường ăn cả phần cuống này, nhưng một số khác lại cho rằng chúng có vị đắng. Do đó, bạn có thể loại bỏ hoàn toàn phần xơ nhỏ bên dưới tùy ý.

Nếu đã tách xong, phần hạt lựu có thể được ăn trực tiếp hoặc cho vào salad, sữa chua, mứt, các món tráng miệng hay làm nước ép và loại bỏ phần hạt cứng bên trong.

Lưu ý khi sử dụng trái lựu

Tình trạng dị ứng với lựu không phổ biến, nhưng nếu bạn gặp các triệu chứng như ngứa, sưng tất, chảy nước mũi và khó thở khi ăn lựu, hãy đi khám bác sĩ ngay nhé!

Những loại thuốc điều trị cholesterol cao (thường được gọi là satin) có phản ứng với nước ép lựu. Quả lựu rất giàu vitamin K, nên nó có thể ngăn cản hiệu quả của thuốc đông máu Coumadin (warfarin). Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn lựu nếu đang sử dụng các loại thuốc này.

Trên đây là những giá trị tuyệt vời mà quả lựu đem lại. Nếu bạn đã yêu thích loại trái cây này, hãy tiếp tục bổ sung chúng vào thực đơn hàng ngày và sử dụng đúng cách để đảm bảo hiệu quả nhé!

Nguồn tham khảo

12 Health Benefits of Pomegranate https://www.healthline.com/nutrition/12-proven-benefits-of-pomegranate Ngày truy cập: 13/12/2020

Pomegranate Nutrition Facts and Health Benefits https://www.verywellfit.com/pomegranate-calories-carbs-and-nutrition-facts Ngày truy cập: 13/12/2020

Từ khóa » Chất Dinh Dưỡng Lựu