Thành Phần Dinh Dưỡng Và Lợi ích Sức Khỏe Của Quả Lựu

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Quả lựu có tác dụng gì? 22 công dụng, lưu ý ăn lựu tốt cho sức khỏe
Quả lựu có tác dụng gì? 22 công dụng, lưu ý ăn lựu tốt cho sức khỏe Cập nhật: 17/06/2024 Lượt xem: 1910 Thẩm định nội dung bởi

Bác sĩ Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng Nguyễn Văn Điện

Chuyên khoa: Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền

Bác sĩ Nguyễn Văn Điện, chuyên khoa Y học cổ truyền tại Phòng khám Đa khoa chất lượng cao Tuệ Tâm. Hiện là bác sĩ kiểm duyệt bài viết của Nhà thuốc An Khang.

Quả lựu chứa nhiều chất dinh dưỡng, ít calo và được xem là một trong những loại trái cây rất tốt cho sức khỏe. Vậy quả lựu có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các công dụng của quả lựu đối với sức khỏe qua bài viết dưới đây nhé!

Hàm lượng dinh dưỡng có trong quả lựu

Lựu là một loại cây có quả mọng, đường kính từ 5 - 10cm và có vỏ xốp, dày màu đỏ. Phần ăn được của lựu là phần hạt quả, có vị hơi chua và ngọt. Lựu ở dạng nguyên quả chứa nhiều thành phần dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Trong 1 quả lựu 282g có chứa:

  • Năng lượng: 234g.
  • Chất béo: 4g.
  • Carbohydrate: 53g.
  • Chất xơ: 11g.
  • Vitamin C: 32% nhu cầu hằng ngày của cơ thể.
  • Sắt: 6% nhu cầu hằng ngày của cơ thể.[1]

Lựu là một loại trái cây có vỏ mọng gồm rất nhiều hạt, có vị hơi chua và ngọt

Lựu là một loại trái cây có vỏ mọng gồm rất nhiều hạt, có vị hơi chua và ngọt

1Hoạt chất có tác dụng chính trong quả lựu

Những tác dụng của quả lựu đến từ các hợp chất có chứa trong quả này. Cụ thể, quả lựu chứa hai chất có lợi dưới đây:

Punicalagins

Punicalagin là hợp chất tannin loại phenolic. Hợp chất này dễ được tìm thấy trong phần vỏ hạt của quả lựu dưới dạng 2 đồng phân alpha và beta.

Bản thân chất này là một chất chống oxy hóa rất mạnh, có thể gấp đến 3 lần so với tannin trong trà xanh hay rượu vang. Bên cạnh đó, những chất chuyển hoá của punicalagin như acid ellagic và urolithin cũng là những chất có khả năng chống oxy hoá tuy ít hơn punicalagin gốc.

Punicalagins có trong quả lựu là một chất chống oxy hóa mạnh

Punicalagins có trong quả lựu là một chất chống oxy hóa mạnh

Acid Punicic

Acid punicic, còn được gọi là acid trichosanic, là một acid béo không bão hoà. Acid punicic có một số tác dụng tích cực lên sức khoẻ của người sử dụng. Chất này có tác dụng làm giảm cholesterol, trị đái tháo đường, kháng viêm và tác dụng chống ung thư.

Hoạt chất này là thành phần acid béo chính trong vỏ hạt lựu, có thể được tìm thấy trong dầu ép hạt lựu.

Punicalagins và Acid Punicic là hai thành phần hóa học chính của quả lựu

Punicalagins và Acid Punicic là hai thành phần hóa học chính của quả lựu

2Tác dụng của lựu

Chống viêm

Lượng flavonoid trong lựu rất lớn và chúng có hoạt tính chống oxy hóa với tác dụng ức chế gián tiếp phản ứng viêm trong cơ thể. Hàm lượng vitamin C cũng có đặc tính chống viêm, có thể bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh như viêm khớp dạng thấp. (Xem thêm các sản phẩm vitamin C tăng cường miễn dịch, giảm tình trạng căng thẳng).

Lựu - loại trái cây giàu chất chống oxy hoá

Lựu - loại trái cây giàu chất chống oxy hoá

Chống lão hoá

Trong thành phần của lựu có rất nhiều vitamin tốt cho da như vitamin A, vitamin C và đặc biệt là vitamin E. Các loại vitamin này giúp chống lại quá trình lão hoá da hiệu quả và hỗ trợ kháng viêm tại các nốt mụn hay vết thương hở trên da.

Chống đông máu

Quả lựu là một loại trái cây lý tưởng giúp chống đông máu nhờ chứa thành phần punicalagin. Với tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, lựu làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Nhờ đó, quả lựu giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và các mảng xơ vữa nên rất tốt cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ, rối loạn mỡ máu hay một số rối loạn đông máu,...

Thành phần punicalagin có trong hạt lựu có tác dụng chống đông máu

Thành phần punicalagin có trong hạt lựu có tác dụng chống đông máu

Phòng chống xơ vữa động mạch

Các chất chống oxy hóa trong quả lựu giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Điều này hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch do ngăn chặn sự tích tụ lượng cholesterol xấu tại thành mạch và phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm như tắc mạch máu, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,...

Ăn lựu giúp ngăn chặn sự hình thành các mảng xơ vữa làm nghẽn mạch máu

Ăn lựu giúp ngăn chặn sự hình thành các mảng xơ vữa làm nghẽn mạch máu

Giảm huyết áp

Hợp chất punicalagin trong lựu là những chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa thành động mạch của dày lên. Nhờ đó, lựu có khả năng hạ huyết áp ở những người bị cao huyết áp, đặc biệt là đối với người già vì thành mạch sẽ dày theo độ tuổi.[2]

Nước ép lựu có tác dụng hạ huyết áp

Nước ép lựu có tác dụng hạ huyết áp

Phòng chống viêm khớp

Các chất chống oxy hóa của quả lựu có thể chống lại bệnh viêm khớp như viêm khớp dạng thấp. Lựu có khả năng kiểm soát các biến chứng viêm khớp dạng thấp bằng cách giảm viêm và stress oxy hóa.[3]

Phòng chống viêm khớp

Lựu có tác dụng phòng chống viêm khớp hiệu quả

Chống ung thư tuyến tiền liệt

Lựu có tác dụng chống ung thư vì trong quả lựu chứa một lượng lớn anthocyanin, ellagitannin và tannin thủy phân. Đây là những chất chống oxy hoá rất mạnh.

Các chất này có thể giúp bắt giữ và làm bất hoạt chất oxy hóa, giúp ngăn cản sự phá huỷ tế bào. Ngoài ra, chúng còn có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, chống tăng sinh tế bào quá mức.

Đã có nhiều nghiên cứu thực hiện và cho thấy chiết xuất từ lựu giúp giảm sự hình thành và chống lại khối u trong bệnh ung thư tuyến tiền liệt.[2]

Lựu giúp ngăn cản sự hình thành khối u tuyến tiền liệt

Lựu giúp ngăn cản sự hình thành khối u tuyến tiền liệt

Phòng ngừa ung thư vú

Giống như ung thư tuyến tiền liệt, các chất oxy hóa có trong lựu cũng có tác dụng tác dụng chống lại bệnh ung thư vú. Sử dụng nước ép lựu là phương pháp điều trị tiềm năng trong việc phòng chống bệnh ung thư.[2]

Thành phần các chất dinh dưỡng có trong lựu giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú

Thành phần các chất dinh dưỡng có trong lựu giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú

Chống rối loạn cương dương

Chất polyphenol trong quả lựu có tác dụng cải thiện khả năng lưu thông của máu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc lượng máu lưu thông đến dương vật sẽ tăng, từ đó cải thiện khả năng cương dương.

Ngoài ra, trong một số trường hợp thì cao huyết áp cũng có mối liên quan đến tình trạng cương cứng không kiểm soát của dương vật. Do lựu có khả năng ổn định huyết áp nên cũng có thể cải thiện khả năng cương dương.

Lựu giúp cải thiện lưu thông mạch máu để chống rối loạn cương dương

Lựu giúp cải thiện lưu thông mạch máu để chống rối loạn cương dương

Tăng đề kháng

Lựu có chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng. Dùng nước ép lựu hoặc ăn lựu mỗi ngày có thể giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật và nâng cao sức khoẻ. [4]

Các vitamin và dưỡng chất trong lựu có thể giúp cơ thể tăng sức đề kháng

Các vitamin và dưỡng chất trong lựu có thể giúp cơ thể tăng sức đề kháng

Cải thiện trí nhớ

Trong thành phần của lựu có chứa một chất gọi là ellagitannin. Đây là một hợp chất có tác dụng chống oxy hoá nên có thể bảo vệ các tế bào não trước sự phá huỷ của các gốc tự do. Do vậy nên ăn lựu có thể giúp cải thiện trí nhớ, phòng ngừa các triệu chứng mất trí nhớ ở người cao tuổi.

Thành phần ellagitannin trong lựu có tác dụng cải thiện trí nhớ

Thành phần ellagitannin trong lựu có tác dụng cải thiện trí nhớ

Cải thiện chuyện phòng the

Nghiên cứu của Đại học Queen Margaret (Edinburgh) cho thấy rằng lựu không chỉ mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, mà còn giúp tăng cường sự tự tin và phong độ của phái mạnh. Cụ thể, lựu làm tăng mức testosterone, cải thiện chất lượng tinh trùng và tăng ham muốn tình dục ở cả hai giới, đặc biệt là giới nam.

Lựu có thể giúp cải thiện chuyện phòng the của bạn

Lựu có thể giúp cải thiện chuyện phòng the của bạn

Ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Sản phẩm của ellagitannin - một hợp chất có trong quả lựu là urolithin A có khả năng giảm viêm trên não hiệu quả. Do đó chất này có thể giúp phòng ngừa và trì hoãn sự khởi phát của các vấn đề liên quan đến não như bệnh Alzheimer.

Ăn lựu giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Ăn lựu giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Loại bỏ mảng bám trên răng

Một số nghiên cứu cho thấy uống nước ép lựu có thể giúp kiểm soát mảng bám răng, có hiệu quả tốt như dung dịch sát trùng mà không có tác dụng phụ. Bên cạnh đó, chúng còn giúp ức chế sự phát triển của các mầm bệnh góp phần gây ra bệnh viêm nha chu.

Lựu có tác dụng loại bỏ mảng bám trên răng

Lựu có tác dụng loại bỏ mảng bám trên răng

Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

Lựu có chứa rất nhiều vitamin như vitamin C - một chất cần thiết để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Mặc dù, cơ thể dễ hấp thụ vitamin C nhưng tác dụng của chất này không kéo dài được lâu nên cần phải được bổ sung thường xuyên.

Uống nước ép lựu là một cách bổ sung một lượng vitamin C dồi dào để giúp cơ thể phòng chống được các bệnh nhiễm trùng thông thường như cảm cúm, viêm họng.

Lựu giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Lựu giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Cải thiện chứng bệnh tiểu đường

Trong lựu có hợp chất có thể có tác dụng tích cực lên bệnh nhân tiểu đường loại 2. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều bệnh nhân đái tháo đường, sau khi uống nước ép lựu thường xuyên đã cải thiện được tình trạng kháng insulin, qua đó giúp cải thiện tình trạng tiểu đường.[2]

Nước ép lựu giúp cải thiện tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường

Nước ép lựu giúp cải thiện tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường

Giảm triệu chứng bệnh tiết niệu

Nhờ đặc tính chống oxy hoá mà các hợp chất trong chiết xuất lựu có thể giúp giảm hình thành sỏi thận.

Một nghiên cứu trên người trưởng thành từ 17 - 70 tuổi bị sỏi thận tái phát, kết quả cho thấy việc sử dụng 1000mg chiết xuất lựu trong 90 ngày giúp giảm stress oxy hóa, giảm nồng độ oxalat, canxi và phosphat, ức chế sự hình thành sỏi.[5]

Lựu giúp giảm hình thành sỏi thận

Lựu giúp giảm hình thành sỏi thận

Kháng khuẩn

Một số nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ vỏ quả lựu có khả năng kháng khuẩn, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm. Ngoài ra, lựu có tác dụng tích cực đối với lợi khuẩn và ức chế hại khuẩn như các vi khuẩn gây bệnh qua đường tiêu hóa bao gồm Salmonella Typhi, Vibrio cholerae, Yersinia enterocolitica, Shigella spp.

Nhờ đó, lựu giúp cơ thể phòng ngừa được các bệnh liên quan đến nhiễm trùng như thương hàn, lỵ, tả, nhiễm nấm candida,...

Lựu có khả năng kháng khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn răng miệng gây hôi miệng

Lựu có khả năng kháng khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn răng miệng gây hôi miệng

Cải thiện hiệu suất tập thể dục

Trong cơ thể, oxit nitric (NO) có vai trò kiểm soát nhịp tim và sự giãn mạch, cũng như quá trình hô hấp trong tế bào. Cả ba yếu tố này đều liên quan đến hiệu suất hoạt động của cơ bắp. Tuy nhiên, oxit nitric rất dễ bị oxy hoá.

Chất chống oxy hoá có trong quả lựu có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hoá oxit nitric, do đó giúp cải thiện khả năng vận động của cơ thể và hiệu suất tập thể dục.[3]

Chất chống oxy hoá trong lựu giúp cải thiện hiệu suất vận động

Chất chống oxy hoá trong lựu giúp cải thiện hiệu suất vận động

Ngăn ngừa gàu

Trộn bột vỏ quả lựu với dầu dừa và bôi hỗn hợp này lên da đầu rồi để trong vòng 15 phút. Sau đó, gội đầu với nước lạnh. Bạn sẽ thấy hỗn hợp này có thể mang lại tác dụng ngăn ngừa gàu hiệu quả.

Tác dụng ngăn ngừa gàu của lựu cũng rất ấn tượng

Tác dụng ngăn ngừa gàu của lựu cũng rất ấn tượng

Bảo vệ và phục hồi gan, thận

Sử dụng một lượng vừa đủ chiết xuất từ quả lựu sẽ ngăn chặn được những hư tổn của gan và thận. Chiết xuất này giúp gan, thận phục hồi sau khi bị tổn thương và bảo vệ chúng khỏi những độc tố hấp thu vào cơ thể.

Thành phần có trong hạt lựu có thể ngăn chặn sự hư tổn của gan và thận

Thành phần có trong hạt lựu có thể ngăn chặn sự hư tổn của gan và thận

Chống ung thư và bệnh tim mạch

Ăn lựu có thế giúp giảm lượng cholesterol trong máu, do đó giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...

Ngoài ra với tác dụng của các chất chống oxy hóa rất mạnh có trong thành phần, lựu bảo vệ hệ thống mạch máu khỏi sự tác động của các gốc tự do, hạn chế sự phá huỷ tế bào và giảm khả năng mắc bệnh ung thư.

Lựu giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Lựu giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch

3Tác dụng phụ của quả lựu

Dù lựu là thực phẩm tốt cho da nhưng trong lựu có chứa một hàm lượng đường nhất định, nếu ăn nhiều sẽ gây nổi mụn, nhọt, nóng trong người đặc biệt là vào những ngày hè.

Ngoài ra, lựu chứa một lượng chất xơ khá lớn giúp hỗ trợ tiêu hoá nhưng nếu ăn lựu không bỏ hạt hoặc nhai hạt không kỹ sẽ có nguy cơ tắc nghẽn đường ruột, táo bón.

Chỉ nên ăn một quả lựu mỗi ngày

Chỉ nên ăn một quả lựu mỗi ngày để tránh các tác dụng phụ của lựu mang lại

4Lưu ý khi sử dụng quả lựu

Quả lựu sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ thể nếu chúng ta biết cách sử dụng một cách hợp lý, dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng quả lựu:

Ai không nên ăn lựu

Tuy lựu có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau thì không ăn lựu:

  • Người bị bệnh viêm dạ dày.
  • Người gặp các vấn đề về răng miệng như sâu răng. Bạn nên đánh răng ngay lập tức sau khi ăn lựu.
  • Những người bị nóng trong người, đặc biệt là trẻ em.
  • Bệnh nhân đái tháo đường.

Đánh răng sau khi ăn lựu để tránh gặp các vấn đề về răng miệng

Đánh răng sau khi ăn lựu để tránh gặp các vấn đề về răng miệng

Tương tác thuốc

Lựu chứa nhiều hoạt chất có tác dụng dược lí, do đó, nếu sử dụng quả lựu cùng với một số thuốc hoặc thức ăn sẽ gây ra tương tác, cụ thể là:

  • Ăn lựu cùng với sữa, protein trong sữa một khi gặp axit trong lựu sẽ bị ngưng đọng nên sự kết hợp này sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa, hấp thụ sữa.
  • Nước ép lựu có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc tan huyết, thuốc điều trị cholesterol cao và huyết áp cao gây ra các phản ứng bất lợi.
  • Lựu và các dạng thành phẩm khác nhau của chúng thường rất tốt cho sức khỏe và an toàn. Tuy nhiên, không phải với tất cả mọi người đây là một siêu thực phẩm, với một số người có thể bị dị ứng khi ăn lựu.

Không nên sử dụng chung sữa với lựu vì có thể gây ảnh hưởng đến tiêu hóa

Không nên sử dụng chung sữa với lựu vì có thể gây ảnh hưởng đến tiêu hóa

Ăn lựu nên bỏ hạt

Đã có trường hợp một trẻ em phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu. Vậy nên, tốt nhất là nên bỏ hạt ra khi cho trẻ ăn lựu, riêng đối với người lớn thì có thể nhai kỹ trước khi nuốt để đề phòng xảy ra tình trạng trên.

Bạn không nên ăn hạt lựu vì có thể gây tắc ruột

Bạn không nên ăn hạt lựu vì có thể gây tắc ruột

Xem thêm:

  • Nấm linh chi là gì? 7 tác dụng của nấm linh chi bạn nên biết
  • 6 tác hại của quế khi dùng không đúng cách - 3 lưu ý an toàn sức khỏe
  • 8 tác hại của quả sung - những người không nên ăn quả sung

Lựu là một thực phẩm tốt với sức khoẻ không thể bỏ qua. Vì vậy, bạn hãy bổ sung lựu vào thực đơn của mình ngay nhé! Nếu bạn thấy hữu ích, hãy chia sẻ bài viết này đến với bạn bè và người thân để cùng tìm hiểu nhé!

Nguồn tham khảo
  1. Health Benefits of Pomegranates

    https://www.webmd.com/diet/health-benefits-pomegranates

    Ngày tham khảo:

    24/08/2023

  2. Health Benefits of Pomegranates

    https://www.webmd.com/diet/health-benefits-pomegranates

    Ngày tham khảo:

    04/01/2024

Xem thêm

Theo Gia đình mới

Xem nguồn

Link bài gốc

Lấy link!

https://giadinhmoi.vn/qua-luu-co-tac-dung-gi-22-cong-dung-luu-y-an-luu-tot-cho-suc-khoe-d90262.html

Từ khoá: quả lựu có tác dụng gì lựu có tác dụng gì tác dụng của quả lựu quả lựu tác dụng quả lựu Banner đầu bài tin - Laroche-possay-T11Banner đầu bài tin - Springleaf T11Banner đầu bài tin - BLACKMORES T11

Các bài tin liên quan

  • Cá kho bao nhiêu calo? Ăn cá kho có béo không? Cách ăn ít tăng cân

    Sức khoẻ đời sống

    Cá kho bao nhiêu calo? Ăn cá kho có béo không? Cách ăn ít tăng cân

    Bác sĩ Trần Thị Quyên

    1 tháng trước
  • Dứa bao nhiêu calo? Ăn dứa có béo không? Cách ăn giảm cân hiệu quả

    Sức khoẻ đời sống

    Dứa bao nhiêu calo? Ăn dứa có béo không? Cách ăn giảm cân hiệu quả

    Bác sĩ Trần Thị Quyên

    1 tháng trước
  • Flavonoid có trong thực phẩm nào?  Các lưu ý khi bổ sung flavonoid

    Sức khoẻ đời sống

    Flavonoid có trong thực phẩm nào? Các lưu ý khi bổ sung flavonoid

    Bác sĩ Trần Thị Quyên

    1 tháng trước
  • Rau muống bao nhiêu calo? Ăn rau muống có giảm cân không?

    Sức khoẻ đời sống

    Rau muống bao nhiêu calo? Ăn rau muống có giảm cân không?

    Dược sĩ CKI Dương Huyền Trang

    1 tháng trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Chất Dinh Dưỡng Lựu