Quá Trình Khoáng Hóa Chất Hữu Cơ - Khoa Học Về đất

3.2.1.1. Khái niệm: Quá trình khoáng hóa chất hữu cơ là quá trính phân giải

hoàn toàn chất hữu cơ trong đất dưới tác dụng của quần thể vi sinh vật để tạo ra các

sản phẩm như muối khoáng, NH4+, CO2, H2O, các chất khí H2S, CH4, PH3,...

Sự khoáng hóa chất hữu cơ được tiến hành bằng các phản ứng sinh hóa học với

sự tham gia của nhiều loại vi sinh vật đất, có thể tóm tắt qua 3 bước:

Thủy phân  peptit, axit amin, cácloại đường (hexoza, pentoza, sacaroza,

glucoza,...), polyphenol, glyxerin, axit béo.

Thực hiện các phản ứng khử amin, oxyhóa-khử, khử cacboxyl,... Các rượu,

các andehyt, các axit hữu cơ mạnh vòng, mạch thẳng, các axit hữu cơ no và không no, các hợp chất phenon và quynon, các hợp chất cacbon đơn giản và các axit vô cơ.

Khoáng hóa hoàn toàn: Theo 2 con đường:

- Háo khí  R2SO4, R3PO4, R2(SO4)3, R2(PO4)3, R2SO3, RNO3, RNO2, NH3, CO2, H2O,... (R có thể là: Ca2+, Mg2 +, K+, Na+, Fe3+, Al3+, NH4+,...)

- Yếm khí  CH4, H2, N2, H2S, PH3, NH3, CO2, H2O

3.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa

- Khí hậu: để tạo môi trường khoáng hóa thích hợp, các vi sinh vật phân giải chất

hữu cơ đòi hỏi nhiệt độ từ 25 - 300C và ẩm độ khoảng 70%, đặc trưng cho khí hậu

nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam.

- Tính chất đất: Đất có thành phần cơ giới nhẹ (đất cát, đất bạc màu, thịt nhẹ) tơi

xốp, thoát nước, pH trung tính là môi trường thích hợp cho hệ vi sinh vật háo khí

hoạt động phân giải chất hữu cơ, nên quá trình khoáng hóa sẽ chiếm ưu thế.

- Đặc điểm chất hữu cơ: Các loại cây thân thảo, cây non, cây lá to giàu đường,

C/N thấp,... thường phân giải dễ hơn, nên quá trình khoáng hóa sẽ nhanh và mạnh hơn.

Từ khóa » Khoáng Hoá Hữu Cơ