Quá Trình Sinh Mổ Diễn Ra Như Thế Nào? Mất Bao Lâu? - Huggies

Bài viết đã nhận được tư vấn y khoa từ bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh - bác sĩ Nội Nhi tại bệnh viện Nhi Đồng 1.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho các sản phụ phải lựa chọn đẻ mổ thay vì hình thức sinh thường. Nhiều mẹ bầu thắc mắc về quy trình sinh mổ sẽ như thế nào? Việc mổ đẻ liệu có phải là phương pháp an toàn hay không? Để tìm hiểu về điều này mẹ bầu có thể tham khảo thông qua bài viết bên dưới đây.

>> Tham khảo thêm: Chế độ sau sinh nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé

Sinh mổ là gì?

Sinh mổ là quá trình phẫu thuật để đưa thai nhi ra bên ngoài, thay thế cho phương pháp sinh thường qua đường âm đạo. Khi mẹ gặp phải các triệu chứng bất ngờ trong lúc chuyển dạ thì cần phải thực hiện mổ đẻ khẩn cấp.

Tỷ lệ sinh mổ của nước ta có dấu hiệu tăng lên qua các năm. Ngoài các nguyên nhân khách quan thì tỷ lệ mẹ bầu chủ động đẻ mổ cũng ngày càng tăng.

Nhiều bác sĩ khuyến khích các mẹ nên thực hiện sinh thường thay vì đẻ mổ. Tuy nhiên nếu trong quá trình sinh thường qua âm đạo được bác sĩ chẩn đoán là không an toàn cho mẹ và thai nhi thì hình thức mổ đẻ sẽ là lựa chọn an toàn nhất.

Để việc sinh mổ trở nên dễ dàng hơn, các mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức liên quan về quy trình sinh mổ, cũng như những điều cần lưu ý trước, trong và sau khi mổ đẻ thành công.

Sinh mổ và quy trình mổ đẻ

Sinh mổ là quá trình phẫu thuật để đưa thai nhi ra bên ngoài (Nguồn: Sưu tầm)

Sinh mổ có bao nhiêu hình thức?

Có 2 hình thức sinh mổ như sau:

1. Sinh mổ chủ động có sự đồng ý của người mẹ và bác sĩ sản khoa, được thực hiện trước khi người mẹ chuyển dạ. Sinh mổ được chọn khi người mẹ có vấn đề về sức khoẻ như bị cao huyết áp hoặc nhau thai bám cổ tử cung (nhau tiền đạo). Ca mổ này thông thường thực hiện vào kỳ mang thai tuần thứ 39 hoặc trễ hơn. Chỉ trong trường hợp cấp bách do điều kiện sức khỏe thì bạn mới phải thực hiện sớm hơn kế hoạch.

2. Sinh mổ khẩn cấp thường xảy ra khi người mẹ bắt đầu chuyển dạ nhưng có biến chứng bất ngờ như bị suy thai, thai nhi cần phải được đưa ra ngoài thật nhanh trong vòng vài phút khi phát hiện vấn đề.

Sinh mổ là biện pháp an toàn cho mẹ và bé, quy trình sinh mổ là quá trình phẫu thuật chính ở vùng bụng. Thế nên vẫn có những rủi ro ảnh hưởng đến sức khoẻ như sau:

  • Bị tổn thương hoặc nhiễm trùng tử cung.
  • Xuất huyết.
  • Máu đông cục.
  • Ruột hoặc bàng quang bị tổn thương do phẫu thuật.
  • Dính ruột, tắc ruột. Tắc ống dẫn trứng gây vô sinh thứ phát.
  • Biến chứng thường xảy ra dưới 10% các ca mổ lấy con. Và tỉ lệ tử vong ở các bà mẹ là thấp hơn 0.02.

    Mẹ có biết:

    Huggies Skin Perfect - Sản phẩm mới nhất của Huggies đã chính thức ra mắt! Huggies Skin Perfect là phiên bản nâng cấp "perfect" hơn từ tã dán sơ sinh tràm trà Huggies Dry với nhiều cải tiến mới. Công nghệ Dual Zone với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiểu, giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Tã còn giúp duy trì độ pH lý tưởng trên da bé và thấm hút liên tiếp đến 12h, giúp bé ngủ ngon cả đêm. Với Skin Perfect, mẹ không còn lo âu về tình trạng bé bị kích ứng da hay thức giấc vì tã ẩm nữa! Nếu bố mẹ cần thông tin chi tiết hơn về Skin Perfect, hãy gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn cụ thể về sản phẩm nhé!. là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

    Bên cạnh đó, tã bỉm Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

    Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

    Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

    Khi nào thì sinh mổ?

    Việc sinh mổ tự chọn ngày càng phổ biến. Hầu hết bác sĩ khuyên bạn sinh mổ khi thai nhi khoảng 39 tuần tuổi, nếu đau bụng sinh trước 39 tuần, bạn có thể chọn sinh mổ bình thường. Theo các nghiên cứu, cứ 1 trong 3 phụ nữ từng sinh mổ thì lần sau họ sẽ có khả năng lựa chọn sinh mổ lần 2, sinh mổ lần 3 nhiều hơn sinh thường.

    Nếu bạn vẫn đang rất khoẻ mạnh và thời kỳ mang thai đang phát triển bình thường thì bạn cũng nên tìm hiểu thông tin về việc sinh mổ trong trường hợp khẩn cấp khi chuyển dạ.

    >> Có thể bạn quan tâm: 4 điều mẹ cần chuẩn bị trước khi sinh mổ

    Có 2 hình thức sinh mổ đó là chủ động và khẩn cấp

    Có 2 hình thức sinh mổ đó là chủ động và khẩn cấp (Nguồn: Sưu tầm)

    Quy trình mổ đẻ diễn ra như thế nào?

    Ca sinh mổ sẽ được diễn ra tại phòng phẫu thuật ở bệnh viện.

    Ca sinh mổ mất bao lâu? Những ca mổ không có biến chứng thường mất khoảng 30 phút. Chỉ mất 5 phút sau khi rạch bụng mẹ cho đến khi lấy bé ra ngoài. Thời gian còn lại là việc may lại vết thương. Nếu bạn chọn sinh mổ chủ động, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị và bạn sẽ được nhập viện trước ca mổ.

    Bạn có thể gặp chút khó khăn trong phòng chờ khi được gọi đi sinh mổ nhưng rồi mọi thứ sẽ diễn ra nhanh thôi. Bạn sẽ được đưa lên phòng mổ bằng xe đẩy, được gây tê màng cứng và như thế là sẵn sàng cho ca phẫu thuật.

    Trong phòng mổ, đội ngũ các bác sĩ sản khoa, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê, bác sĩ nhi khoa và các y tá, trợ lý, nữ hộ sinh, và có thể có thêm các sinh viên y khoa đang đeo khẩu trang và găng tay sẵn sàng.

    Người chồng có thể được tham dự ca sinh mổ khi bạn được gây tê màng cứng, nhưng cũng có thể bị từ chối không cho vào phòng mổ nếu bạn bị gây mê toàn thân.

    Thông thường, sẽ có một tấm màn chắn ngay ngực để bạn không thấy bụng mình bị rạch. Người chồng có thể ở cạnh bạn sau bức màn hoặc có thể xem quá trình rạch bụng và cắt dây rốn sau khi thai nhi được đưa ra khỏi bụng mẹ.

    Quá trình sẽ diễn ra như sau mặc dù có thể không nhất thiết đúng theo thứ tự:

  • Bạn mặc áo dành riêng cho bệnh nhân phẫu thuật và đội nón trùm tóc.
  • Bạn được đỡ lên xe đẩy đến phòng mổ.
  • Đặt ống thông tiểu vào để lấy nước tiểu trong quá trình mổ.
  • Truyền dịch qua cánh tay để cơ thể không bị mất nước.
  • Được uống Antacid để trung hoà axit trong dạ dày.
  • Máy đo nhịp tim và huyết áp bắt đầu hoạt động.
  • Gây tê ngoài màng cứng.
  • Vùng bụng được vệ sinh và vô trùng.
  • Bác sĩ sản khoa sẽ rạch một vết trên bụng khoảng 20cm xuyên qua vùng bụng và tử cung. Vết rạch này thông thường nằm ngang ở bụng dưới, và trong trường hợp khẩn cấp việc rạch dọc thực hiện vì sẽ nhanh hơn.
  • Rạch túi nước ối. 
  • Bé chào đời, chủ yếu được nâng ra khỏi bụng mẹ bằng tay của bác sĩ phẫu thuật.
  • Bé được đưa lên cao để bạn có thể thấy.
  • Dây rốn sẽ được kẹp và cắt.
  • Bác sĩ nhi khoa sẽ kiểm tra sức khoẻ và hơi thở của bé.
  • Bé được đưa lại cho ba mẹ ẵm trong quá trình còn lại của ca mổ.
  • Nhau thai được lấy ra và làm sạch tử cung.
  • Các lớp mô, mỡ và da bị cắt đang được may lại bằng chỉ tự tiêu.
  • Lớp trên được may bằng chỉ rút.
  • Quy trình mổ đẻ diễn ra thế nào

    Quá trình sinh mổ của một sản phụ (Nguồn: Sưu tầm)

    Đẻ mổ có đau không?

    Nếu bạn được gây mê toàn thân, bạn sẽ không cảm giác gì cho đến khi bạn tỉnh lại sau một giờ đồng hồ hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, hầu hết các ca sinh mổ đều thực hiện với biện pháp gây tê tuỷ cột sống hoặc gây tê màng cứng bằng cách tiêm vào gần cuối cột sống. Bạn sẽ thấy mất cảm giác ở vùng ngực đến ngón chân, bao gồm vùng bụng và nơi bị rạch.

    Trong lúc phẫu thuật, bạn sẽ trải nghiệm cảm giác về áp lực nhưng sẽ không thấy đau. Vài người chia sẻ họ có cảm giác bị lục lọi trong bụng nhưng không cảm thấy đau.

    Nếu bạn vẫn còn tỉnh táo trong lúc phẫu thuật, bác sĩ sản khoa sẽ nói cho bạn biết họ đang làm gì. Đội ngũ phẫu thuật cũng sẽ nói về việc phẫu thuật. Bạn có thể hỏi nếu có thắc mắc. Bạn có thể nghe tiếng dụng cụ y khoa va chạm nhau, tiếng bíp của máy đo nhịp tim và tiếng hút nước.

    Sau khi được khâu lại, bạn cần thời gian để hồi phục và được giám sát nhịp tim và huyết áp cho đến khi ổn định. Sau đó, bạn sẽ được đưa về phòng, nếu không có gì nghiêm trọng, bạn và bé sẽ được ở cùng phòng suốt thời gian hồi phục.

    Thuốc tê sẽ từ từ hết tác dụng sau đó, bạn vẫn có thể còn bị tê từ vùng dưới ngực trở xuống chân. Hãy tranh thủ ẵm bé vào lòng và thử cho bé bú sữa mẹ.

    >> Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sau sinh mổ đúng cách và những lưu ý

    Thông qua bài viết, mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về quy trình sinh mổ, từ đó có những phương án chuẩn bị cần thiết trước khi sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn còn những thắc mắc chưa được giải đáp, hãy gửi câu hỏi ngay về Góc chuyên gia hoặc tham khảo thêm về quy trình sinh mổ tại website của Huggies.

    >> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggies, tã dán Huggies size NB, tã dán Huggies tràm trà size S

    Nguồn tham khảo:

    https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/c-section/about/pac-20393655

    https://www.healthline.com/health/c-section

    Từ khóa » Ca Sinh Mổ Tự Nhiên