Sinh Mổ (đẻ Mổ) Là Gì? Cần Biết Gì Về Quá Trình Mổ Lấy Thai?
Có thể bạn quan tâm
Phụ nữ sinh ra để sinh thường chứ không phải sinh mổ, nhưng trong một số trường hợp, mổ lấy thai có thể được lên kế hoạch trước vì lý do y khoa, lợi ích của sinh mổ lớn hơn sinh ngả âm đạo; hoặc thai phụ được chỉ định sinh mổ vì lý do khẩn cấp liên quan đến sức khỏe của mẹ, của bé hoặc của cả hai.
Sinh mổ là gì?
Sinh mổ hay mổ lấy thai là một phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau và màng ối qua một vết mổ ở thành tử cung (không bao gồm mổ lấy thai trong vỡ tử cung). Trước đây, chỉ định sinh mổ còn hạn chế còn hạn chế do nhiễm trùng và sự hạn chế của gây mê hồi sức. Ngày nay, sự phát triển của phẫu thuật, phương tiện vô khuẩn, kháng sinh, truyền máu, gây mê hồi sức đã giảm hẳn các tai biến của việc mổ lấy thai. Tuy nhiên, mổ lấy thai là chỉ định có lý do Y khoa, vì vậy trong các trường hợp bác sĩ tiên lượng không thể sinh thường qua ngã âm đạo an toàn, sản phụ sẽ chỉ định sinh mổ. (1)
Vết rạch của mổ lấy thai có thể là một vết rạch dọc hoặc là vết rạch ngang.
- Vết mổ dọc: Đường rạch này kéo dài từ rốn đến đường chân lông mu.
- Vết mổ ngang: Đường rạch này kéo dài qua đường chân lông mu. Nó được sử dụng thường xuyên nhất vì nó mau lành và ít chảy máu hơn.
Loại vết mổ được sử dụng tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vết rạch trong tử cung cũng có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang
Vì sao cần sinh mổ?
Sinh con tuy là một tiến trình sinh lý bình thường nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ cho mẹ và thai nhi dù mẹ sinh thường hay sinh mổ. Tuy nhiên nếu tiên lượng cuộc sinh thường qua ngả âm đạo tỏ ra không an toàn cho mẹ, thai nhi hoặc cả hai, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định sinh mổ. Các chỉ định mổ lấy thai có thể chủ động hoặc có thể là những chỉ định bán cấp cứu, cấp cứu hoặc tối cấp. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp:
Về phía mẹ
- Khung chậu hẹp, lệch.
- Dị dạng đường sinh duc.
- Bất thường cơn co tử cung, khó sinh do cổ tử cung có vết mổ cũ, chuyển dạ kéo dài, dọa vỡ tử cung…
- Mẹ bầu mang thai khi tuổi đã lớn.
Về phía thai nhi
- Máy theo dõi tim thai giúp phát hiện sớm những trường hợp suy thai và vì vậy phải mổ lấy thai để cứu thai nhi.
- Ngôi thai bất thường đặc biệt là những thai nhi có ngôi mông.
- Do thai to, thai suy, mạng sống thai nhi trong tử cung bị đe dọa ( vô ối, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai quá ngày …).
Về phía phần phụ của thai
- Sa dây rốn, nhau tiền đạo, nhau bong non
Những lợi ích khi sinh mổ
Mổ lấy thai được xem là phương pháp tối ưu trong những trường hợp mẹ không thể sinh thường qua ngả âm đạo, hạn chế các tai biến cho bé khi bác sĩ tiên lượng được việc em bé sinh thường qua ngả âm đạo có thể gặp một số tổn thương như: tổn thương đám rối dây thần kinh cánh tay do kẹt vai, gãy xương, ngạt do sa dây rốn…
Bên cạnh đó, mổ lấy thai làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho bé khi sinh qua ngã âm đạo như nhiễm Herpes simplex virus, viêm gan siêu vi B, C, HIV…
Đối với mẹ thì việc sinh mổ là giảm nguy cơ tổn thương tầng sinh môn khi sinh đường âm đạo, giảm nguy cơ chảy máu mẹ trong một số trường hợp như nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau cài răng lược.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi chỉ định mổ lấy thai phải thuộc về phía y khoa chứ không phải phía sản phụ vì đây là phương pháp phải gây tê, gây mê, có vết rạch trên thành bụng, rạch cơ tử cung… vì vậy làm tăng nguy cơ dị ứng, nhiễm trùng thành bụng, nhiễm trùng vết mổ cơ tử cung, luôn tử cung nếu nhiễm phải vi trùng có độc tính mạnh.
“Hiện nay, các quốc gia đang hướng tới việc làm sao để tỷ lệ mổ lấy thai ở nước mình giảm xuống dưới 20%. Tại Việt Nam, tỷ lệ này khá cao có nơi lên tới 80-90%. Tại BVĐK Tâm Anh, 40% mổ lấy thai và 60% sanh ngả âm đạo, bởi chúng tôi ý thức được nguy cơ của mổ lấy thai trong tương lai là có thể xuất hiện nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, thai bám sẹo mổ lấy thai. Lúc đó, người phụ nữ mang thai lần tiếp theo sẽ tăng nguy cơ ngừng thai sớm, thai ngoài tử cung, vỡ tử cung…”, bác sĩ Mỹ Nhi chia sẻ.
Cần chuẩn bị gì khi tiến hành sinh mổ
Trước khi sinh mổ, mẹ bầu sẽ được thông báo trước, đối với những mẹ bầu sinh mổ chủ động có thể chuẩn bị trước một số bước như:
- Vệ sinh cá nhân: Bên cạnh việc tắm gội sạch sẽ trước sinh, mẹ bầu có thể dọn dẹp vùng kín cho gọn gàng. Việc vệ sinh sạch sẽ cũng giúp giảm bớt những nguy cơ nhiễm trùng.
- Ăn uống: Đối với chỉ định sinh mổ, ít nhất 6 tiếng trước khi lên bàn mổ, sản phụ sẽ không được ăn uống bất kỳ thứ gì. Trước khoảng thời gian đó, sản phụ có thể ăn một số thực phẩm mềm, dễ ăn như súp, cháo, uống nước; hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên xào, đồ ăn nhanh…
Xem thêm: Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bẹ
Về phía bệnh viện, trước khi được đưa vào phòng mổ để làm phẫu thuật, mẹ sẽ được điều dưỡng đặt một đường truyền vào trong tĩnh mạch ở cánh tay hoặc ở bàn tay để có thể truyền thuốc khi phẫu thuật. Một ống thông niệu đạo cũng sẽ được đặt trước khi phẫu thuật để dẫn lưu bàng quang, giúp làm trống bàng quang và giảm nguy cơ tổn thương đến bàng quang trong lúc phẫu thuật. (2)
Biến chứng có thể gặp phải sau sinh mổ
Tương tự các ca phẫu thuật khác, mổ lấy thai cũng xuất hiện một số biến chứng, rủi ro. (3)
Đối với mẹ
- Thời gian hồi phục lâu hơn so với sinh thường, tăng số ngày nằm viện.
- Nhiễm trùng: Khi phẫu thuật, bệnh nhân đã được dùng kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Mặc dù vậy vẫn có nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng sau khi mổ. Có 3 hình thức:
- Nhiễm trùng tại vết mổ: Xảy ra khoảng một trong số mười sản phụ, ngay cả khi đã được dùng kháng sinh dự phòng tại thời điểm phẫu thuật và sau phẫu thuật. Phổ biến hơn đối với những đối tượng nguy cơ như đái tháo đường, béo phì, HIV…
- Nhiễm trùng nội mạc tử cung: xảy ra nhiều hơn trong những trường hợp ối vỡ trước mổ, khám âm đạo nhiều lần trước mổ.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đặt sonde tiểu trước và sau mổ có thể gây nhiễm trùng.
- Thuyên tắc mạch do cục máu đông: bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông, trong trường hợp thuyên tắc mạch tại phổi sẽ rất nặng nề có thể đe dọa tính mạng.
- Dính: Mổ lấy thai có nguy cơ bị dính như dính các cơ quan trong ổ bụng hoặc các lớp cơ giữa thành bụng. Khoảng 50% sản phụ có dính sau mổ, tỷ lệ dính phụ thuộc vào phương pháp mổ và số lần mổ, tỷ lệ này tăng lên 75% khi mổ lần thứ 2 và 83 % sau khi mổ lần thứ 3. Tình trạng dính có thể gây đau đớn cho mẹ vì điều này hạn chế sự chuyển động các cơ quan trong ổ bụng, có thể gây tắc ruột sau mổ.
- Ảnh hưởng của thuốc mê: Hầu hết các ca mổ đều sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng hay gây tê tủy sống vì nó an toàn hơn so với việc gây tê toàn thân. Nhưng vẫn có những nguy cơ xảy ra các tai biến và biến chứng khi gây tê như:
- Tai biến: hạ huyết áp do thuốc tê lan tỏa ức chế thần kinh giao cảm, mạch chậm, buồn nôn, suy hô hấp.
- Tăng nguy cơ với sản phụ ở những thai kỳ tiếp theo:
- Tăng nguy cơ bị nhau tiền đạo, nhau cài răng lược và nhau bong non.
- Tăng nguy cơ vỡ tử cung do nứt vết mổ có thể gây tử vong mẹ và con nếu không xử trí kịp thời.
- Ngoài ra, còn gia tăng tỷ lệ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, thai ngoài tử cung.
Xem thêm: Bị viêm phụ khoa có đẻ thường được không?
Đối với con
- Tổn thương da trẻ do dao mổ rạch vào đầu tuy nhiên rất hiếm gặp.
- Tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý về hô hấp như chậm hấp thu dịch phế nang tăng 2-4 lần, bệnh màng trong tăng 5-7 lần, cao áp phổi tồn tại tăng 5-6 lần, cơn thở nhanh thoáng qua tăng 2-3 lần, bệnh phổi tăng 3-20 lần, cần hỗ trợ thở máy tăng 4 lần.
- Sinh qua đường âm đạo cũng như trải qua quá trình chuyển dạ, sự thích nghi và trưởng thành phổi của bé sẽ cao hơn. Qua đường âm đạo, dịch trong hệ hô hấp sẽ được tống hết ra ngoài sau khi sổ thai.
- Ở trẻ sinh mổ khả năng miễn dịch sẽ kém hơn so với trẻ sinh thường nên nguy cơ những trẻ này sau khi trưởng thành dễ mắc bệnh hơn. Trẻ sinh với phương pháp mổ lấy thai thường giảm việc phải tiếp xúc với vi khuẩn trong những ngày đầu đời vì môi trường vô khuẩn trong bệnh viện rất chặt chẽ, vì vậy trẻ ít có cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn trên cơ thể mẹ mà phần lớn vi khuẩn trẻ bị nhiễm chủ yếu là từ môi trường bệnh. Các vi khuẩn này thường là những chủng kháng thuốc rất cao. Trong khi đó, nếu sinh thường thì trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn cơ thể người mẹ khi đi qua đường âm đạo và môi trường xung quanh.
- Tăng nguy cơ co giật và phát triển kém hệ thần kinh trung ương khi trẻ đủ tháng được sinh mổ chủ động (OR= 2,2)
Quá trình phục hồi sau sinh mổ
Sau sinh mổ làm sao để phục hồi là điều mà nhiều mẹ bỉm lo lắng. Chế độ dinh dưỡng như thế nào? Việc kiêng cữ sau sinh ra sao? Với sản phụ sinh mổ, việc phục hồi sau sinh cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn so với những mẹ sinh thường vì bị mất máu nhiều hơn, nguy cơ nhiễm trùng cao hơn… Vì vậy sau sinh mổ, mẹ cần lưu ý một số điều sau để quá trình hồi phục sau mổ được trọn vẹn nhất:
- Chăm sóc vết mổ: Trong những tuần đầu tiên, vết mổ còn chưa khô và liền da nên mẹ cần được chăm sóc, vệ sinh vết mổ. BVĐK Tâm Anh áp dụng keo dán sinh học thay cho việc khâu vết thương ngoài da. Lớp keo sinh học này có nhiều ưu điểm như: an toàn, bảo vệ vết thương tốt. Sản Phụ không cần thay băng, vẫn có thể tắm rửa thoải mái mỗi ngày vì không thấm nước, không cần cắt chỉ, hiệu quả thẩm mỹ cao.
- Dinh dưỡng: Trong 6 giờ đầu sau mổ, sản phụ sẽ không được ăn uống gì cho đến lúc có thể “xì hơi” được. Trong thời gian này, mẹ có thể uống nước lọc, nước cháo loãng. Không nên dùng thực phẩm chứa nhiều chất bột, đường, tránh gây đầy hơi; nên ăn các thức ăn giàu chất dinh dưỡng đạm, đường, chất sắt, rau củ nấu chín…
- Vận động, nghỉ ngơi hợp lý: Nhiều mẹ sợ đau vết thương nên ít vận động, tuy nhiên mẹ có thể rời giường và vận động nhẹ nhàng sau khi được rút ống thông tiểu. Việc vận động sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, tránh các nguy cơ như dính ruột… Bên cạnh đó, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú ngay trong 1 giờ đầu sau sinh mổ nếu mổ bằng cách gây tê. Với những sản phụ sinh mổ bằng cách gây mê toàn thân, thời điểm thông thường có thể bắt đầu cho bé bú là sau khoảng 4-6 tiếng đồng hồ, khi thuốc gây mê bớt tác dụng.
- Vệ sinh cá nhân: Rửa mặt, đánh răng, súc miệng mỗi ngày, lau rửa cơ thể với nước ấm và lấy khăn lau khô người mỗi lần vệ sinh, không chà xát mạnh lên vết mổ, nếu cảm thấy đau và không thể tự vệ sinh một mình, mẹ nên nhờ sự trợ giúp từ người thân để tránh nguy cơ té ngã trong nhà tắm.
Mức phí sinh mổ hiện nay
Mức chi phí sinh thường, sinh mổ hiện nay luôn là điều mà các phụ huynh muốn tìm hiểu trước khi “lâm bồn”. Tuy nhiên sinh thường hay sinh mổ đều luôn dựa trên nguyên tắc an toàn cho mẹ và bé. Đối với những mẹ có chỉ định y khoa sinh mổ tổng chi phí sinh tại bệnh viện sẽ bao gồm:
- Chi phí cho cuộc sanh hoặc mổ lấy thai;
- Chi phí thuốc, vật tư tiêu hao, xét nghiệm, siêu âm;
- Chi phí phòng dịch vụ…
Bên cạnh đó phụ huynh có thể đăng ký thêm các dịch vụ như lựa chọn bác sĩ, chọn giờ sinh tại đây
Để biết chi tiết về chi phí dịch vụ sinh và các gói sinh tại BVĐK Tâm Anh, khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài của bệnh viện để được các nhân viên chăm sóc khách hàng tư vấn cụ thể. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể tham khảo giá một số gói sinh thường và sinh mổ tại Bệnh viện ở đây: https://tamanhhospital.vn/sinh-con-tron-goi/
Tầm quan trọng của việc lựa chọn bệnh viện sinh
Mang thai và sinh con là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ, tuy nhiên trong suốt thai kỳ, sản phụ có thể đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. Giúp mẹ trải qua 9 tháng 10 ngày mang thai khỏe mạnh, an yên và có một hành trình vượt cạn an toàn và thời kỳ hậu sản thoải mái, đó chính là mục tiêu mà Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM hướng đến.
Đặc biệt, tại BVĐK Tâm Anh áp dụng nhiều phương pháp hiện đại như da kề da cho mẹ và bé ngay sau sinh, kể cả mẹ sinh thường hay sinh mổ, giúp mẹ và bé yêu được gắn kết và cảm nhận được tình mẫu tử ấm áp, thiêng liêng bên cạnh đó còn giúp ổn định nhịp tim, nhịp thở và tăng cường khả năng miễn dịch cho bé.
Bé sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẽ được tiêm miễn phí vitamin K và vaccine viêm gan B ngay sau khi sinh, được chăm sóc tốt nhất bởi các bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm trong không gian vô trùng tuyệt đối, đem lại sự an tâm tuyệt đối cho mẹ và gia đình.
Trình độ bác sĩ
TT Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm như BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi – giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM, PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng – Trưởng khoa Sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội, BS.CKI Lê Thị Kim Ngân, ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê, ThS.BS Nguyễn Thị Quý Khoa, ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm, ThS.BS Sao Hiêng… trực tiếp thăm khám, theo dõi và hướng dẫn mẹ cách dưỡng thai an toàn, giúp mẹ vượt cạn nhẹ nhàng, phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc bé khoa học… đảm bảo nền tảng tốt nhất cho bé phát triển tối ưu cả thể chất lẫn trí tuệ trong tương lai.
Quá trình phục hồi của mẹ sau sinh là rất quan trọng, do đó, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai chế độ chăm sóc đặc biệt cho mẹ sau sinh: mẹ được nghỉ ngơi, thư giãn tại phòng nội trú hiện đại, đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao như tivi, tủ lạnh, minibar… có thiết bị kết nối với nhân viên y tế 24/24 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất; dán keo sinh học vết mổ, hướng dẫn mẹ các bài tập phòng ngừa hiệu quả các bệnh hậu sản; chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trên tiêu chí khẩu vị và sở thích món ăn của mẹ; đội ngũ nữ hộ sinh hướng dẫn bố mẹ cách tắm, massage, chăm sóc cho bé, cũng như hỗ trợ chăm bé ban đêm để bố mẹ có thể nghỉ ngơi đầy đủ, sớm phục hồi sức khỏe…
Bệnh viện cũng chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cả hai mẹ con như quần áo, bỉm, sữa… mẹ không cần “tay xách nách mang” đi sinh… Đặc biệt, mẹ đăng ký gói sinh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ được miễn phí 01 buổi khám đánh giá chức năng sàn chậu và hướng dẫn tập sàn chậu đặc biệt sau sinh.
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai lớp học tiền sản nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong chăm sóc và theo dõi sức khỏe thai phụ trước, trong và sau thai kỳ. Nhờ đó, cả bố và mẹ sẽ được bổ sung những kiến thức nền tảng, trau dồi đầy đủ kỹ năng để thực hiện tốt thiên chức làm bố mẹ.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các gói sinh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ bầu vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Sinh mổ là phương pháp cần được sự chỉ định của bác sĩ phụ sản. Vì vậy bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý và sức khỏe trước khi sinh thì các mẹ bầu hãy trao đổi với bác sĩ của mình để việc sinh con diễn ra an toàn nhất.
Từ khóa » Ca Sinh Mổ Tự Nhiên
-
Nên Sinh Thường Hay Sinh Mổ? Cách Lựa Chọn Phương Pháp Sinh ...
-
Một Ca Sinh Mổ Diễn Ra Như Thế Nào Trong Phòng Mổ - Vinmec
-
Quy Trình Của Một Ca Sinh Mổ Diễn Ra Như Thế Nào? - Hello Bacsi
-
Quá Trình Sinh Mổ Diễn Ra Như Thế Nào? Mất Bao Lâu? - Huggies
-
Thông Thường, Ca Sinh Mổ Mất Bao Lâu Thì Xong?
-
Mổ Lấy Thai Theo Chương Trình - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Những điều Cần Lưu ý Sau đẻ Mổ Các Mẹ Cần Biết | TCI Hospital
-
Sinh Mổ Tự Nhiên: Xu Hướng Sinh đẻ Gây Sốt
-
Khi Nào Sản Phụ Bắt Buộc Sinh Mổ Và Những Vấn đề Liên Quan
-
"Sinh Thường Hay Sinh Mổ" Và Cách Sinh Con Không đau
-
Ưu điểm Và Nhược điểm Sinh Mổ Mà Mẹ Cần Biết
-
Nên Sinh Thường Hay Sinh Mổ? - Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Sinh Mổ Lần 2 Và Những Chú ý Cần Thiết Cho Sản Phụ
-
Có Thể Sinh Thường Sau Sinh Mổ? - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương