Quai Bị: Căn Bệnh Nguy Hiểm Với Trẻ Nhỏ - Pacific Cross Vietnam

Nội dung bài viết / Table of Contents

Toggle
  • Bệnh quai bị là gì?
  • Những dấu hiệu và triệu chứng quai bị là gì?
  • Những biến chứng của bệnh quai bị là gì?
    • Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
  • Nguyên nhân gây bệnh quai bị?
  • Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị?
  • Điều trị bệnh quai bị
    • Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh quai bị?
    • Những phương pháp nào dùng để điều trị quai bị?
  • Cách chữa quai bị tại nhà
    • Những lưu ý trong cách chữa quai bị tại nhà
  • Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh quai bị?
  • Những biện pháp phòng bệnh quai bị
  • Người bệnh quai bị kiêng gì?
  • Lời kết

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 đến 14. Virus quai bị có thể tồn tại khá lâu ở bên ngoài cơ thể, khoảng từ 30 – 60 ngày, ở nhiệt độ 15 – 200 độ C. Vậy các triệu chứng, nguyên nhân bệnh quai bị là gì, bệnh có chữa được không và cách chữa quai bị tại nhà ra sao? Mời bạn cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây!

Bệnh quai bị là gì?

Quai bị là bệnh gì?

Quai bị là bệnh gì?

Bệnh quai bị, hay còn gọi là bệnh má chàm bàm, là bệnh truyền nhiễm do virus làm sưng tuyến nước bọt và gây đau. Thời gian từ lúc bạn nhiễm phải virus và bị bệnh kéo dài từ 12 đến 24 ngày. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em và đôi khi gây ra các biến chứng khác nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh quai bị có thể lây truyền qua nước bọt, nhưng bệnh không dễ lây như bệnh sởi hoặc thủy đậu. Những người bị quai bị thường có nhiều khả năng lây nhiễm nhất từ hai ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện đến sáu ngày sau khi các triệu chứng kết thúc.

Quai bị thường xuyên tấn công trẻ em từ 2-14 tuổi. Bệnh quai bị ở trẻ em xảy ra với  trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt ít hơn 1 tuổi thường rất hiếm khi bị quai bị. Điều này có thể là do trẻ dưới 2 tuổi vẫn có kháng thể tốt từ mẹ.

Những dấu hiệu và triệu chứng quai bị là gì?

Bệnh quai bị ở trẻ em thường xuất hiện với các triệu chứng sốt sớm, khoảng 39,4°C, tiếp theo là sưng các tuyến nước bọt trong vài ngày tới. Các tuyến sẽ tiếp tục sưng và đau trong 1-3 ngày. Vào thời điểm này, má của trẻ sẽ sưng lên. Trẻ cũng sẽ cảm thấy đau khi nuốt, nói, nhai, hoặc uống nước có tính axit. Triệu chứng quai bị của người lớn cũng tương tự với trẻ em.

Các biểu hiện của bệnh quai bị thường gặp bao gồm:

  • Đau mặt hoặc 2 bên má;
  • Đau khi nhai hoặc nuốt;
  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Viêm họng;
  • Sưng hàm hoặc sưng tuyến mang tai;
  • Đau tinh hoàn, sưng bìu;

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu bị quai bị khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biểu hiện của bệnh quai bị, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những biến chứng của bệnh quai bị là gì?

Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh quai bị ở trẻ em lẫn người lớn có thể dẫn đến các biến chứng. Tuy nhiên, những biến chứng này hiếm khi xảy ra. Bên cạnh gây viêm các tuyến mồ hôi, quai bị cũng có thể gây viêm ở các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như não và các cơ quan sinh sản. Một số biến chứng của bệnh quai bị gồm:

  • Viêm tinh hoàn
  • Viêm màng não
  • Viêm não
  • Viêm tụy
  • Viêm buồng trứng
  • Nhồi máu phổi
  • Viêm cơ tim

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu có dấu hiệu bị quai bị, bạn nghi ngờ bạn hoặc con bạn bị bệnh quai bị, hãy đi khám bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh quai bị?

Cách chữa trị bệnh quai bị là gì? Bệnh quai bị có thể chữa trị tại nhà được không?

Cách chữa trị bệnh quai bị là gì? Bệnh quai bị có thể chữa trị tại nhà được không?

Trước khi tìm hiểu bệnh quai bị ở người lớn hay quai bị ở trẻ em điều trị thế nào thì mời bạn cùng Pacific Cross tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh quai bị nhé.

Virus quai bị là nguyên nhân gây ra bệnh quai bị. Chúng lan truyền dễ dàng từ người sang người bằng đường hô hấp (các hạt nước trong không khí khi bạn hắt hơi). Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc phải bệnh này nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc dùng chung đồ với người bệnh.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị?

Các yếu tố sau sẽ làm tăng khả năng mắc quai bị:

  • Độ tuổi: trẻ em ở độ tuổi từ 2 đến 12 (đặc biệt là ở những trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin ngừa quai bị);
  • Tiếp xúc hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh;
  • Hệ thống miễn dịch yếu.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị bệnh quai bị

Bệnh quai bị ở trẻ em khá phổ biến

Bệnh quai bị ở trẻ em khá phổ biến

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh quai bị?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên triệu chứng bệnh và kiểm tra sức khỏe. Thông thường, bệnh này không cần có các xét nghiệm đặc biệt để chẩn đoán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cũng có thể sẽ được yêu cầu tiến hành xét nghiệm máu để xác định xem bạn có mắc phải quai bị hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị quai bị?

Thường mất 10 ngày để khỏi bệnh và miễn dịch suốt đời với bệnh quai bị. Acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp làm giảm sốt và giảm đau. Không dùng aspirin cho trẻ nhỏ vì các nguy cơ có thể mắc phải hội chứng Reye.

Chườm lạnh lên hàm có thể giúp xoa dịu cơn đau và đắp khăn ấm để hạ sốt. Uống nhiều nước hơn (tránh các nước chua), tránh thức ăn cay và quá cứng. Bạn hoặc trẻ nên ở nhà cho đến khi khỏi bệnh và không còn khả năng lây bệnh.

Cách chữa quai bị tại nhà

Cách chữa quai bị tại nhà hiệu quả

Cách chữa quai bị tại nhà hiệu quả

Mẹo/cách chữa quai bị tại nhà được dân gian lưu truyền phổ biến nhất là sử dụng mật ong để đắp vào vùng sưng do quai bị.

Mật ong chứa hợp chất kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa hiệu quả nên có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị quai bị tại nhà tốt.

Những cách chữa quai bị tại nhà với mật ong hàng đầu hiện nay như: 

  • Đắp hỗn hợp mật ong với vôi trắng 2 lần một ngày. Cho hỗn hợp mật ong và vôi trắng lên một tấm giấy sạch đắp lên vùng sưng khoảng 3 ngày sẽ thấy phần sưng giảm hẳn.
  • Đắp hỗn hợp mật ong và nghệ lên vùng sưng trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Lặp lại quy trình hằng ngày đến khi vùng sưng khỏi hẳn.
  • Uống mật ong và gừng mỗi ngày giúp kháng viêm và cải thiện hệ miễn dịch.
  • Sử dụng mật ong và chanh pha nước ấm uống mỗi ngày. Cách chữa quai bị tại nhà này giúp tăng hệ miễn dịch và cải thiện tình trạng bệnh.

Những lưu ý trong cách chữa quai bị tại nhà

Nếu bạn thắc mắc có thể chữa quai bị ở nhà không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. 

Đây là loại bệnh lành tính nên hoàn toàn có thể được chữa trị tại nhà. Tuy nhiên một điều cực kỳ quan trọng trong cách chữa quai bị tại nhà là cần phải chú ý theo dõi các biến chứng của bệnh. Từ đó đưa người bệnh đến các cơ sở y tế kịp thời nếu thấy có dấu hiệu nguy hiểm.

Những điều cần lưu ý khác trong cách chữa quai bị tại nhà như sau:

  • Nên uống thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol. 
  • Ăn các thức ăn mềm trong quá trình bị bệnh để tránh việc cơn đau diễn biến nặng.
  • Để tránh các biến chứng như viêm tinh hoàn, buồng trứng, viêm màng não, bạn cần tránh vận động nhiều, vận động mạnh trong quá trình bệnh.
  • Áp dụng chườm ấm hay chườm mát giúp giảm sưng tuyến nước bọt.
  • Bổ sung đầy đủ nước trong quá trình bị bệnh.
  • Tránh uống bia, rượu, ăn trái cây hay sử dụng các thực phẩm có tính axit.
  • Kiêng gió, nước, nước lạnh. Tuy nhiên bạn vẫn nên tắm rửa và vệ sinh bình thường để hạn chế tình trạng viêm nặng hơn hay thậm chí là nhiễm trùng máu.
  • Nghỉ ngơi tại nhà để tránh lây bệnh. Bệnh sẽ có thể tự khỏi trong khoảng từ 5 – 7 ngày. Sau 10 ngày, phần mang tai sưng sẽ thuyên giảm nhiều và hồi phục hoàn toàn.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh quai bị?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh quai bị:

  • Uống nhiều nước (trừ nước có vị chua).
  • Ở nhà để tránh lây cho người khác. Đồng thời, hãy nghỉ ngơi khi bạn bị sốt và cho tới khi khỏe lại.
  • Chườm túi nước đá gần tinh hoàn để giảm đau nếu tinh hoàn bị ảnh hưởng;
  • Chườm khăn mát lên hàm khi thấy khó chịu.
  • Ăn thức ăn mềm và không dùng thức ăn gây kích thích tiết nhiều nước bọt hoặc cần phải nhai nhiều.

Những biện pháp phòng bệnh quai bị

Bạn có thể hạn chế tối đa nguy cơ bị quai bị bằng những biện pháp phòng bệnh dưới đây:

  • Vệ sinh họng thường xuyên bằng cách súc miệng nước muối hay các dung dịch kháng khuẩn khác.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  • Tránh tiếp xúc với người bị bệnh.
  • Khi tới nơi đông người hay bệnh viện, các cơ sở y tế cần đeo khẩu trang.
  • Biện pháp phòng bệnh quai bị hiệu quả nhất: tiêm vắc xin sởi quai bị Rubella hoặc vắc xin quai bị. 

Người bệnh quai bị kiêng gì?

“Bệnh quai bị kiêng gì?” là câu hỏi thường gặp ở những cặp vợ chồng có con bị căn bệnh này. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn điều trị bệnh tốt hơn cho con:

  • Cách ly trẻ. Do quai bị là bệnh truyền nhiễm nên bạn cần cách ly trẻ ngay khi vừa phát bệnh. Bạn nên cho trẻ ở một không gian riêng khoảng 2 tuần để đảm bảo bệnh không lây cho những người xung quanh.
  • Kiêng gió và nước lạnh vì sẽ làm vùng quai bị sưng to hơn và gây đau.
  • Tránh vận động mạnh
  • Tránh các đồ ăn chua, các món từ nếp hoặc đồ ăn khó tiêu
  • Không được tự ý dùng thuốc, phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Với sự tiêm phòng đầy đủ, hiện tại bệnh quai bị không thường gặp trên trẻ em. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn xuất hiện một số ca bệnh do bé chưa được tiêm phòng.

Theo CDC (cục Quản lý Dịch bệnh Hoa Kỳ), vắc xin quai bị khá an toàn, có hiệu giá kháng thể cao và không làm tăng nguy cơ bị tự kỷ ở trẻ em.

Do đó, nếu con bạn chưa tiêm phòng quai bị, bạn hãy đưa bé đến các bệnh viện và trung tâm y tế địa phương để bé được bảo vệ tối đa bằng vắc xin. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Lời kết

Trên đây là những thông tin của chúng tôi về các biểu hiện, triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh quai bị ở trẻ em lẫn người lớn. Hi vọng qua đó các bạn sẽ có được đầy đủ kiến thức để phòng hờ mắc bệnh quai bị và chữa bệnh hiệu quả nhất.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Để được tư vấn miễn phí, đầy đủ về thông tin bảo hiểm sức khỏe, anh chị có thể để lại thông tin để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Lập kế hoạch cho một gói bảo hiểm du lịch nước ngoài hoàn hảo
  • Bảo vệ thiết bị điện tử khi đi du lịch
  • Những điều cần biết về bảo hiểm sức khỏe sau khi đột quỵ

Nguồn tham khảo

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mumps/symptoms-causes/syc-20375361
  • https://www.healthline.com/health/mumps

Từ khóa » Hiện Tượng Lên Quai Bị Như Thế Nào