Quai Bị – Wikipedia Tiếng Việt

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Độc giả cần liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết tại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.
Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.
Trẻ bị má chàm bàm (Quai bị)

Quai bị (tiếng Anh: mumps) dân gian còn gọi là bệnh má chàm bàm là một bệnh toàn thân biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai. Khoảng 1/3 các trường hợp nhiễm bệnh không gây nên các triệu chứng sưng tuyến nước bọt rõ ràng trên lâm sàng. Trên 50% bệnh nhân mắc bệnh quai bị có hiện tượng tăng bạch cầu trong dịch não tủy. Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm màng não rõ với các triệu chứng nhức đầu, nôn mửa, cứng cổ...Viêm tinh hoàn (orchitis) là một biến chứng khá thường gặp sau tuổi dậy thì nhưng biến chứng vô sinh thì không thường gặp như nhiều người vẫn lo ngại. Các biến chứng khác hiếm gặp hơn gồm viêm khớp, viêm tuyến giáp, viêm khớp xương hàm, viêm cầu thận, (glomerulonephritis), viêm cơ tim, xơ hóa nội tâm mạc, giảm tiểu cầu, thất điều tiểu não, viêm tủy cắt ngang, viêm đa dây thần kinh lan lên, viêm tụy cấp, viêm buồng trứng (oophoritis), và giảm thính lực.

Nguyên nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Quai bị gây nên do một loại virus RNA thuộc Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae. Các nguyên nhân khác gây viêm tuyến mang tai gồm virus vùi hạt cự bào (cytomegalovirus-CMV), virus á cúm type 1 và 3, virus cúm A (influenza A virus), coxsackievirus, virus ruột (enterovirus), virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus-HIV), tụ cầu khuẩn, và các Mycobacterium không gây lao khác. Các nguyên nhân gây viêm tuyến mang tai hiếm gặp khác có thể kể: do ăn nhiều tinh bột, phản ứng thuốc (phenylbutazone, thiouracil, các thuốc chứa iod) và các rối loạn chuyển hóa (như bệnh đái tháo đường, xơ gan và suy dinh dưỡng). Ít khi bị quai bị lần hai.

Dịch tễ học

[sửa | sửa mã nguồn]

Người là vật chủ tự nhiên duy nhất được biết cho đến nay. Virus quai bị được lây truyền chủ yếu do các chất tiết của đường hô hấp. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong thời kì niên thiếu. Ở người trưởng thành, bệnh thường có khuynh hướng nặng nề hơn bao gồm viêm tinh hoàn. Tử vong do quai bị rất thấp, ước tính khoảng 1,6 đến 3,8 trên 10 000 trường hợp nhiễm bệnh. Hơn một nửa số trường hợp tử vong xảy ra ở người trên 19 tuổi. Nhiễm quai bị trong quý 1 của thai kì có thể làm tăng khả năng sẩy thai tự nhiên. Mặc dù virus quai bị có thể đi xuyên qua nhau thai, không có bằng chứng cụ thể nào chứng tỏ nhiễm virus quai bị trong thai kì có thể gây nên dị tật bẩm sinh.

Trước đây, các vụ dịch thường xảy ra từ tháng Giêng đến tháng Năm ở các vùng khí hậu ôn đới, tuy nhiên ngày nay biểu hiện theo mùa không còn rõ ràng nữa, nghĩa là bệnh có thể xảy ra quanh năm. Tại Hoa Kỳ, sau khi vaccine ngừa quai bị được sử dụng, hằng năm có khoảng 500 trường hợp mắc bệnh được ghi nhận. Tại Việt Nam, vaccine ngừa quai bị chưa được đưa vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên bệnh còn lưu hành khá cao, thường gây nên những vụ dịch nhỏ ví dụ như trong nhà trẻ, trường học, nhất là các trường nội trú, bán trú.

Bệnh thường thấy ở lứa tuổi từ 5 đến 14 tuổi. Ở trẻ được chủng ngừa quai bị thì hiện tượng viêm tuyến mang tai không phải do quai bị mà do các nguyên nhân khác nêu trên. Cũng giống như vaccine ngừa bệnh sởi, một liều vaccine duy nhất không phải luôn luôn đảm bảo được tình trạng miễn dịch thỏa đáng cho trẻ. Thời kì lây truyền mạnh nhất là 2 ngày trước khi có sưng tuyến mang tai và 5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng này. Virus quai bị có thể phân lập được tù tuyến mang tai từ 7 ngày trước và kéo dài đến ngày thứ 9 sau khi tuyến mang tai bắt đầu sưng.

Thời kì ủ bệnh thường kéo dài từ 16 đến 18 ngày nhưng cũng có khi thay đổi từ 12 đến 25 ngày sau khi tiếp xúc nguồn lây.

Chẩn đoán

[sửa | sửa mã nguồn]

Trẻ em bị sưng tuyến mang tai kéo dài hai ngày hoặc lâu hơn mà không có nguyên nhân rõ ràng nào khác cần được làm các xét nghiệm chẩn đoán quai bị. Tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam thì yếu tố miễn dịch bản thân (trẻ có được tiêm chủng hay chưa) và các dữ kiện dịch tễ học khác (có tiếp xúc nguồn lây không, trong lớp hay trong trường có học sinh nào mắc bệnh tương tự trước đó…) thường giúp chẩn đoán và giúp đưa ra những biện pháp cách ly, phòng ngừa thích hợp.

Có thể phân lập virus quai bị bằng phương pháp nuôi cấy tế bào từ các bệnh phẩm phết họng, nước tiểu, dịch não tủy hặc có thể xét nghiệm xác định sự gia tăng nhanh chóng hiệu giá kháng thể IgG khi so sánh hai thời điểm mắc bệnh cấp và giai đoạn hồi phục bệnh. Xét nghiệm này có thể thực hiện bằng các kĩ thuật huyết thanh học tiêu chuẩn như cố định bổ thể (complement fixation), phản ứng trung hòa (neutralisation), ức chế ngưng kết hồng cầu (hemagglutination inhibition test), miễn dịch enzyme (enzyme immunoassay) hoặc xét nghiệm định lượng kháng thể IgM quai bị (mumps IgM antibody test). (Nhiễm trùng cũ có thể xác định bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ enzyme hay phản ứng trung hòa còn kỹ thuật cố định bổ thể và ức chế ngưng kết hồng cầu không phù hợp trong trường hợp này). Test da (skin test) cũng không đáng tin cậy do đó không nên dùng test này để tìm hiểu tình trạng miễn dịch của trẻ.

Điều trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Điều trị chủ yếu là nâng đỡ: tăng cường dinh dưỡng, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, hạ sốt nếu có sốt, giảm đau khi viêm tuyến mang tai gây đau. Phát hiện sớm các biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm màng não…

Cách li trẻ bệnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quy định chuẩn thì bệnh nhân nhập viện cần được cách li hạn chế lây lan do dịch tiết hô hấp đến ngày thứ 9 kể từ lức bắt đầu sưng tuyến mang tai.

Các biện pháp ngăn ngừa trong cộng đồng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường học và nhà trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trẻ bệnh phải nên cho nghỉ học đến 9 ngày sau khi có sưng tuyến mang tai. Khi có vụ bùng phát dịch xảy ra thì chính quyền địa phương, trung tâm phòng dịch và nhà trường sẽ có những biện pháp dập dịch tùy theo từng trường hợp và điều kiện. Biện pháp hữu hiệu nhất là đóng cửa trường học, tuy nhiên quyết định này không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng thực hiện.

Đối với những người tiếp xúc nguồn lây

[sửa | sửa mã nguồn]

Vaccine phòng ngừa quai bị thường không có hiệu quả sau khi đã tiếp xúc nguồn lây. Tuy nhiên vaccine này vẫn được khuyên dùng vì nó có khả năng bảo vệ trong những lần tiếp xúc sau đó. Tiêm ngừa trong thời kì ủ bệnh không hề làm tăng nguy cơ bệnh nặng. Globulin không có tác dụng và dó đó không còn được sản xuất hay cấp phép tại Hoa Kỳ.

Vaccine quai bị

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Vắc xin quai bị

Đây là loại vaccine sống giảm độc lực được điều chế từ môi trường nuôi cấy trên phôi gà. Mỗi mũi tiêm thường chứa 0,5 ml, tiêm dưới da. Vaccine có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp các vaccine khác như vaccine tam liên MMR ngừa bệnh sởi, quai bị và sởi Đức (measles-mumps-rubella-MMR). Sau mũi tiêm thứ nhất, kháng thể xuất hiện ở 95% cá thể nhạy cảm. Các nghiên cứu huyết thanh học cũng như bằng chứng dịch tễ học cho thấy miễn dịch này có tính bền vững.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Quai bị.
  • Phòng và điều trị bệnh quai bị Lưu trữ 2010-02-24 tại Wayback Machine
  • Bệnh quai bị tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Mumps (disease) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
Phân loạiD
  • ICD-10: B26
  • ICD-9-CM: 072
  • Medical Subject Headings: D009107
  • Diseases Database: 8449
Liên kết ngoài
  • MedlinePlus: 001557
  • EMedicine: emerg/324 emerg/391 ped/1503
  • Patient UK: Quai bị
  • x
  • t
  • s
Nhiễm trùng – Bệnh do virus (A80–B34, 042–079)
Oncovirus (Virus gây ung thư) Virus DNA HBV Ung thư biểu mô tế bào gan HPV Ung thư cổ tử cung Ung thư hậu môn Ung thư dương vật Ung thư âm hộ Ung thư âm đạo Ung thư vòm họng KSHV Sarcoma Kaposi EBV Ung thư vòm họng U lympho Burkitt U lympho Hodgkin Follicular dendritic cell sarcoma U lympho tế bào NK/T ngoài hạch type mũi MCPyV Ung thư biểu mô tế bào Merkel Virus RNA HCV Ung thư biểu mô tế bào gan U lympho không Hodgkin tế bào B vùng rìa HTLV-I U lympho/Lơ xê mi tế bào T ở người lớn
Rối loạn miễn dịch
  • HIV
    • AIDS
Bệnh thần kinh trung ươngdo virus
Viêm não/viêm màng não Virus DNA Human polyomavirus 2 Bệnh não đa ổ tiến triển Virus RNA MeV Viêm não toàn bộ xơ hóa bán cấp LCV Viêm màng não lympho bào Viêm não Arbovirus Orthomyxoviridae (có thể) Bệnh buồn ngủ (Encephalitis lethargic) Virus dại Bệnh dại Chandipura vesiculovirus Viêm màng não virus Herpes Hội chứng Ramsay Hunt type 2
Viêm tủy
  • Virus bại liệt
    • Bại liệt
    • Hội chứng hậu bại liệt
  • HTLV-I
    • bệnh liệt nhẹ hai chi dưới co cứng nhiệt đới (Tropical spastic paraparesis)
Bẹnh về mắt
  • Cytomegalovirus
    • Viêm võng mạc do cytomegalovirus
  • Herpes đơn dạng
    • Herpes mắt
Tim mạch
  • CBV
    • Viêm màng ngoài tim
    • Viêm cơ tim
Hô hấp/Cảm lạnh/Viêm phổi do virus
Virus DNA
  • Virus Epstein–Barr
    • EBV infection/Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng
  • Cytomegalovirus
Virus RNA
  • IV: SARS-CoV
    • Hội chứng hô hấp cấp tính nặng
  • MERS-CoV
    • Hội chứng hô hấp Trung Đông
  • SARS-CoV-2
    • COVID-19
  • V: Orthomyxoviridae: Virus cúm A/B/C/D
    • Cúm/Cúm gia cầm
  • V, Paramyxoviridae: Human parainfluenza viruses
    • Parainfluenza
  • Human orthopneumovirus
  • hMPV
Tiêu hóa
Cổ họng/Thực quản
  • MuV
    • Quai bị
  • Cytomegalovirus
    • Viêm thực quản Cytomegalovirus
Viêm dạ dày ruột/Tiêu chảy Virus DNA Adenovirus Nhiễm trùng Adenovirus Virus RNA Rotavirus Norovirus Astrovirus Coronavirus
Viêm gan Virus DNA HBV (Viêm gan B) Virus RNA CBV HAV (Viêm gan A) HCV (Viêm gan C) HDV (Viêm gan D) HEV (Viêm gan E) HGV (G)
Viêm tụy
  • CBV
Hệ sinh dục
  • Virus BK
  • MuV
    • Quai bị
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNE: XX5528728
  • BNF: cb122583922 (data)
  • LCCN: sh85088403
  • NDL: 00577539

Từ khóa » Sưng Quai Hàm Tiếng Anh