Quan Âm – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Tượng Phật bà Quan Âm ở chùa Vạn Phước, Bình Tân
Tượng Quan Âm tại Phổ-đà Sơn
Tượng Quán Thế Âm cao 11 m ở Bạc Liêu

Quan Âm (觀音/kan'on, nguyên là Quán Thế Âm nhưng do tránh chữ Thế trong tên nhà vua Đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm hoặc Quán Âm) là tên của một vị Bồ tát tên là Quán Thế Âm Bồ Tát (觀世音菩薩/avalokiteśvara) tại các nước như Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và các nước lân cận. Các Phật tử Trung Hoa thường thờ cúng bốn vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa, gồm Quan Âm cùng các vị Bồ Tát Phổ Hiền (普賢/samantabhadra), Địa Tạng (地藏/kṣitigarbha) và Văn-thù-sư-lợi (文殊師利/mañjuśrī). Ở Việt Nam, việc thờ phượng Quan Âm thường thấy là dựng pho tượng lớn ngoài trời với hình tượng Quan Âm đứng trên tòa sen gọi là Đài Quan Âm hay Quan Âm lộ thiên, thờ trong một không gian nhỏ hơn ở ngoài sân gọi là Quan Âm các, và thờ trong nhà, có ban thờ gọi là Điện Quan Âm. Trong thế giới Quan Âm gồm có Quan Âm Nam Hải và Quan Âm Diệu Thiện.

Thể hiện

[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng Quan Thế Âm tại chùa Linh Ứng, Sơn Trà, Đà Nẵng, đây là bức tượng Quan Âm cao nhất ở Việt Nam

Bồ Tát Quan Âm thường được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà (tiếng Phạn amitābha) trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân. Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà (sa. amitābha) và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân.

Trong thần thoại, văn học bác học (như tác phẩm Tây du ký của Trung Hoa), văn học dân gian, hay trong kinh sách nhà Phật (như phẩm Phổ môn, bản kinh Lăng Nghiêm và Diệu pháp liên hoa), Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bồ Tát có thần lực nhất, chỉ sau Phật A Di Đà. Điều này có thể là do Quan Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh và là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa - giác tha (cứu vớt và giác ngộ người khác), nên có thể Phật giáo Đại thừa đã nâng ngài lên tầm quan trọng như vậy, khác biệt với Phật giáo Nguyên thủy. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Bồ Tát Quán Âm. Trong mọi ngôi chùa, thường thì chính giữa là tượng đức Phật A Di Đà, hai bên là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, tuy nhiên ở ngoài khuôn viên chùa hầu hết đều có tượng đức Phật Ai Di Đà hay Quán Thế Âm mà không thấy hoặc ít thấy hơn tượng của các vị Phật hay Bồ Tát khác.

Danh xưng Quán Thế Âm là xuất phát từ một truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những người tu hành đạt tới chính quả, thì ngũ giác của họ có thể dùng chung được. Nghĩa là họ có thể dùng tai để "nhìn" thấy hình ảnh, dùng mắt để "nghe" thấy âm thanh, lưỡi có thể ngửi được, v.v. Theo lòng tin này, thì danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là: vị Bồ Tát luôn "nhìn thấy" tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp hay nói pháp khi cần.

Theo quan niệm Trung Hoa, Quan Âm ngự tại Phổ-đà Sơn ở miền Đông Trung Hoa. Phổ-đà Sơn là một trong Tứ đại danh sơn, bốn trú xứ của bốn Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa. Tại Trung Hoa - đến thế kỷ 10 - Quan Âm còn được giữ dưới dạng nam giới, thậm chí trong hang động ở Đôn Hoàng, người ta thấy tượng Quan Âm để râu. Đến khoảng thế kỷ thứ 10, Quan Âm được vẽ mặc áo trắng, có dạng nữ nhân. Có lẽ điều này xuất phát từ sự trộn lẫn giữa đạo Phật và đạo Lão trong thời kỳ này.

Một cách giải thích khác là ảnh hưởng của Mật tông (xem Tantra) trong thời kỳ này: hai yếu tố Từ bi (maitrī-karuṇā) và Trí huệ (prajñā) được thể hiện thành hai dạng nam nữ, mỗi vị Phật hay Bồ Tát trong Mật tông đều có một "quyến thuộc" nữ nhân. Vị quyến thuộc của Quán Thế Âm được xem là vị nữ thần áo trắng Đa-la (sa. tārā), và Bạch Y Quán Âm là tên dịch nghĩa của danh từ đó. Kể từ đó Phật tử Trung Hoa khoác cho Quan Âm áo trắng và xem như là vị Bồ Tát giúp phụ nữ hiếm muộn. Ngoài ra, các ngư dân thường cầu nguyện Quan Âm để được bình an trong các chuyến đi đánh cá. Vì thế, Quan Âm cũng có biệt hiệu Quan Âm Đông Hải hay Quan Âm Nam Hải.

Ngoài ra, đối với Phật giáo, Phật không phân biệt nam hay nữ. Khác với các thần thoại sơ khai quan niệm các vị thần có giới tính và có sự sinh sản, Phật giáo và các tôn giáo lớn trên thế giới không cho rằng thần của họ có giới tính và sự sinh sản. Do đó việc quan niệm Quan Âm là nam hay nữ không phải là vấn đề quan trọng trong Phật giáo. Vả lại, theo phẩm Phổ môn, khi muốn cứu vớt hoặc giác ngộ, Quan Âm có thể hóa thành 32 sắc tướng[1] như Phật, Bồ Tát, Càn-thát-bà, thiện nam, tín nữ, tùy theo đối tượng để cứu giúp chúng sinh.

Huyền thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Có rất nhiều huyền thoại về Bồ Tát Quan Âm. Theo một huyền thoại Trung Hoa thì Quan Âm là con gái thứ ba của một nhà vua tên là Diệu Thiện. Lớn lên, dù bị vua cha ngăn cản nhưng công chúa vẫn quyết đi tu. Cuối cùng vua nổi giận, sai đem giết nàng. Diêm vương đưa nàng vào địa ngục, ở đó công chúa biến địa ngục thành Tịnh độ, cứu giúp người hoạn nạn. Diêm Vương thả nàng ra, sau đó nàng tái sinh trên núi Phổ-đà ở biển Đông và trở thành người cứu độ cho ngư dân. Đến khi vua cha bị bệnh nặng, nàng cắt thịt đắp lên chỗ bệnh. Nhà vua khỏi bệnh và nhớ ơn, cho tạc tượng nàng. Tương truyền rằng, vì hiểu lầm ý của nhà vua mà người ta tạc nên bức tượng nghìn tay nghìn mắt, được lưu truyền đến ngày nay.

Tranh tượng thường trình bày Quan Âm dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. Có khi Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu. Người ta cũng hay vẽ Quan Âm hiện trong mây, hoặc cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh Quan Âm đứng trên một hải đảo hay trên con cá voi để cứu người bị nạn cũng phổ biến trong nghệ thuật, biển cả tượng trưng cho Luân hồi. Tay Quan Âm thường cầm hoa sen hay bình nước Cam lồ. Quan Âm bồ tát cũng chính là Từ Hàng đạo nhân trong Phong thần diễn nghĩa. Ở Việt Nam, Nguyên phi Ỷ Lan được nhân dân gọi là Quan Âm Nữ, thờ ở Chùa Bà Tấm.

Sự tích

[sửa | sửa mã nguồn]
Chèo Quan âm Thị Kính của soạn giả Vũ Khắc Khoan hiệu đính, diễn tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, năm 1972. Giữa là Thị Kính, bên phải là Thiện Sĩ và mẹ là Sùng bà

Một sự tích được phổ biến tại Việt Nam là Quan Âm Thị Kính, kể rằng ngài đã đầu thai và tu hành 9 kiếp. Trong kiếp thứ 10, ngài được đầu thai làm một con gái trong một gia đình họ Mãng ở nước Cao Li (ở bán đảo Triều Tiên ngày nay), và được đặt tên là Thị Kính. Lớn lên, nàng tài sắc nết na lại hiếu thảo hết lòng. Thị Kính được gả cho Thiện Sĩ của gia đình họ Sùng. Khi ở nhà chồng, Thị Kính giữ phận làm dâu, tôn kính phụng dưỡng bố mẹ chồng.

Một hôm, khi Thiện Sĩ đang ngủ sau khi đọc sách, Thị Kính thấy ở cằm của chồng mình có mọc sợi râu. Thị Kính đang may vá nên cầm một con dao nhíp trong tay và sẵn tiện cắt đứt sợi râu. Thiện Sĩ giật mình thức giấc, thấy vợ đang cầm dao gần cổ, tưởng rằng Thị Kính đang định giết mình nên la lên.Sau khi Thị Kính kể lể đầu đuôi, cha mẹ chồng vẫn ngờ rằng Thị Kính có âm mưu giết chồng, bắt Thiện Sĩ phải bỏ vợ. Thị Kính phải trở về nhà cha mẹ mình, quyết định xuất gia đi tu. Bà cải trang thành một người nam giới, trốn nhà đến chùa xin đi tu, lấy pháp danh là Kính Tâm.

Vì là gái giả trai nên Kính Tâm có tướng mạo đẹp đẽ, cho nên có nhiều tín nữ ngưỡng mộ. Thị Mầu, con của một trưởng giả giàu có, trêu ghẹo Kính Tâm, nhưng không được đáp lại. Thị Mầu lại có thai với người đầy tớ. Khi bị tra hỏi, Thị Mầu khai rằng Kính Tâm là cha của thai nhi. Kính Tâm tuy kêu oan nhưng không dám tiết lộ ra bí mật của mình. Sau đó, Kính Tâm phải tu ở ngoài cổng chùa để chùa không bị mang tiếng. Thị Mầu sinh ra được một đứa con trai, đem đứa nhỏ đến chùa gửi cho Kính Tâm. Kính Tâm vì tính thương người, nhận đứa trẻ vào nuôi dưỡng. Khi đứa trẻ lên 3 tuổi thì Kính Tâm bị bệnh nặng. Biết mình sắp chết, Kính Tâm dặn dò đứa trẻ đưa thư cho sư cụ của chùa và cho ông bà họ Mãng.

Sau khi đọc rõ sự tình, sư cụ kêu người khám xét thi thể Kính Tâm, mới biết rằng Kính Tâm là gái giả trai. Thị Mầu xấu hổ, đành phải tự tử. Thiện Sĩ ăn năn, bèn đi tu, sau này biến thành một con chim. Quan Âm Bồ Tát (Thị Kính sau khi chết) cũng cứu độ đứa con nuôi, con ruột của Thị Mầu, đem về Nam Hải, để làm người hầu. Do đó, người ta họa hình Quán Thế Âm Bồ Tát đội mũ ni xanh, mặc áo tràng trắng, ngự trên tòa sen, bên tay mặt có con chim mỏ ngậm xâu chuỗi bồ đề, bên dưới có đứa trẻ bận khôi giáp chắp tay đứng hầu. Sự tích Quan Âm này trong văn học Việt Nam có mặt qua bản truyện thơ Quán Âm Thị Kính.

Truyền thuyết về Quan âm Diệu Thiện và Quan âm Nam Hải

[sửa | sửa mã nguồn]
Phù điêu đắp nổi Quan Âm tại Tây An cổ tự, An Giang

Quan âm Diệu Thiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền thuyết Quan Âm Diệu Thiện được truyền miệng trong dân gian Việt Nam qua lối truyện thơ. Bài thơ viết theo thể lục bát nói về một vị công chúa đã xuất gia ở Việt Nam để độ hoá cho vua cha có nhiều tội ác. Sự tích này cũng có một dị bản lưu hành ở Trung Hoa. Vị công chúa này, nguyên ở nước Hùng Lâm thuộc Ấn Độ, là người con gái thứ ba của một vị vua. Trước khi sinh công chúa Diệu Thiện thì nhà vua rất mong có hoàng tử nên đã cầu xin rất nhiều nhưng đứa con chào đời lại là một công chúa. Điều này đã làm cho nhà vua sinh lòng oán hận.

Khác hẳn hai người chị, nàng công chúa này lớn lên chỉ say mê kinh kệ và có lòng quy y Phật. Vì cự tuyệt việc lấy chồng nên cô bị giam hãm phía sau hoàng cung. Không thuyết phục được con mình hoàn tục, vua giả vờ cho phép con tu ở chùa Bạch Tước rồi ngầm ra lệnh cho các sư sãi phải tìm cách thuyết phục cho công chúa hoàn tục. Nếu không sẽ giết hết các sư sãi trong chùa. Nhưng mọi cách đều không lung lạc được ý quyết của công chúa.

Giận con, vua ra lệnh đốt chùa để giết cô công chúa nhưng trời bỗng có mưa dập tắt lửa. Chưa hết giận, vua bèn hạ lệnh xử chém, thì trời bỗng giông tố, tạo ra sét đánh văng búa của đao phủ thủ. Vua tức giận ra lệnh xử giảo công chúa nhưng ngay lúc đó xuất hiện một con hổ trắng xông ra cõng công chúa mang đến chùa Hương. Diệu Thiện tu hành ở đó và cảm hoá được muông thú.

Trong khi đó, vua trong triều đột nhiên bị chứng bệnh hủi không chữa được, dần dần hai bàn tay bị rơi rụng và mắt trở nên mù. Công chúa tu đã đến kì đắc đạo trở về thăm cha và đã hy sinh hai mắt cùng hai tay để cho cha. Sau đó công chúa nhập Niết Bàn và cứu độ cha mẹ và hai chị cùng thành Phật. Trong truyện đã đề cao hai đặc tính của bồ tát, đó là nhân và hiếu. Với trí huệ và giới hạnh thì hiếu có thể độ giúp cứu thoát được cha mẹ mình, cũng như nhân có thể độ giúp nhiều người thoát vòng mê lầm trở về với trí huệ.

Quan âm Nam Hải

[sửa | sửa mã nguồn]
Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. Thông tin thêm có thể được tìm thấy tại trang thảo luận.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
Tùy tướng Quán Thế Âm - Thiên Thủ Thiên nhãn, chùa Bái Đính, Ninh Bình
Tượng Quan Âm Bồ Tát tọa ở ngã tư đường Nguyễn Sơn và Văn Cao, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
  • Quán Thế Âm
  • Tượng Quán Âm
  • Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát
  • Chú đại bi

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bồ Tát Quán Âm Lưu trữ 2008-03-04 tại Wayback Machine của Thích Trí Quảng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Martin Palmer, Jay Ramsay, Man-Ho Kwok: Kuan Yin. Myths and Prophecies of the Chinese Goddess of Compassion., Thorsons, San Francisco 1995, ISBN 1855384175

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Quan Âm.
  • Sự tích Phật bà Quan âm Bồ Tát
  • Kuan Yin, The Compassionate Rebel
  • Isisdownunder's Kuan Yin Pictures and Information
  • The Revelation of Master Devadip The 108 Glories of Kwan Yin
  • Đức Bồ tát Quán Thế Âm Lưu trữ 2008-03-05 tại Wayback Machine
  • Khái niệm về Bồ tát Quán Thế Âm
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán
  • x
  • t
  • s
Bồ Tát
Bồ tát phổ biến
  • Quán Thế Âm
  • Văn-thù-sư-lợi
  • Phổ Hiền
  • Địa Tạng
  • Di-lặc
  • Đại Thế Chí
  • Ākāśagarbha
Phật giáo Trung Quốc
  • Hộ Pháp Vi Đà
  • Quan Công
Kim cương thừa
  • Liên Hoa Sinh
  • Mandarava
  • Đa-la
  • Vajrapani
  • Vajrasattva
  • Sitatapatra
  • Phật Mẫu Chuẩn Đề
Bồ tát khác
  • Ambedkar
  • Bhaishajyaraja
  • Candraprabha
  • Long Thụ
  • Niō
  • Tịch Thiên
  • Supratisthitacaritra
  • Supushpachandra
  • Suryaprabha
  • Vasudhara
  • Visistacaritra
  • x
  • t
  • s
Phật giáo Việt Nam
Phật
  • Thích Ca Mâu Ni
  • A-di-đà
  • Phật Dược Sư
  • Đại Nhật Như Lai
  • Phật Mẫu
  • Duyên giác
Bồ Tát
  • Quán Thế Âm (Quan Âm)
  • Văn-thù-sư-lợi
  • Phổ Hiền
  • Địa Tạng Bồ Tát
  • Đại Thế Chí
  • Bát bộ Kim Cương
  • Di-lặc
  • Phật Mẫu Chuẩn Đề
Tăng già
  • Ma-ha-ca-diếp
  • A-nan-đà
  • Mục Kiền Liên
  • Bồ-đề-đạt-ma
  • Huyền Trang
  • Đại Thừa
  • Tịnh độ tông
  • Thiền
  • Đát-đặc-la
  • Truyện thần thoại Việt Nam
  • Tín ngưỡng Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Các đề tài về Phật giáo
  • Bảng chú giải
  • Chỉ mục
  • Đại cương
Nền tảng
  • Tam bảo
    • Phật
    • Pháp
    • Tăng
  • Tứ diệu đế
  • Bát chính đạo
  • Niết-bàn
  • Trung đạo
Đức Phật
  • Như Lai
  • Sinh nhật
  • Du quán tứ môn
  • Bát thập chủng hảo
  • Dấu chân
  • Xá lợi
  • Hình tượng ở Lào và Thái Lan
  • Điện ảnh
  • Phép thuật
  • Gia đình
    • Suddhodāna (cha)
    • Māyā (mẹ)
    • Mahapajapati Gotamī (dì, mẹ nuôi)
    • Yasodhara (vợ)
    • Rāhula (con trai)
    • Ānanda (họ hàng)
    • Devadatta (họ hàng)
  • Nơi Đức Phật dừng chân
  • Đức Phật trong các tôn giáo trên thế giới
Khái niệm chính
  • Avidyā (vô minh)
  • Trung hữu
  • Bồ-đề tâm
  • Bồ tát
  • Phật tính
  • Giáo lý về Pháp
  • Pháp
  • Giác ngộ
  • Ngũ triền cái
  • Indriya
  • Nghiệp
  • Phiền não
  • Dòng thức
  • Bát-niết-bàn
  • Duyên khởi
  • Tái sinh
  • Luân hồi
  • Hành
  • Ngũ uẩn
  • Không
  • Ái
  • Chân như
  • Kết
  • Tam pháp ấn
    • Vô thường
    • Khổ
    • Vô ngã
  • Hai chân lý
Vũ trụ luận
  • Thập giáo
  • Lục đạo
    • Thiên
    • Nhân
    • A-tu-la
    • Ngạ quỷ
    • Súc sinh
    • Địa ngục
  • Tam giới
Nghi thức
  • Bhavana
  • Bodhipakkhiyādhammā
  • Thiên đường
    • Từ
    • Bi
    • Hỉ
    • Xả
  • Bố thí
  • Mộ đạo
  • Thiền-na
  • Tín
  • Ngũ lực
  • Tứ thần túc
  • Thiền
    • Chân ngôn
    • Thiền tuệ
    • Tùy niệm
    • Smarana
    • Niệm hơi thở
    • Chỉ quán
    • Tuệ quán (Phong trào vipassana)
    • Shikantaza
    • Tọa thiền
    • Công án
    • Mandala
    • Tonglen
    • Tantra
    • Tertön
    • Terma
  • Phúc
  • Chính niệm
    • Tứ niệm xứ
  • Xuất gia
  • Pāramitā
  • Tụng kinh
  • Puja
    • Cúng dường
    • Quỳ lạy
    • Tụng kinh
  • Quy y
  • Satya
    • Sacca
  • Thất giác chi
    • Niệm
    • Trạch pháp
    • Hỷ
    • An
  • Giới luật
    • Ngũ giới
    • Lời nguyện Bồ Tát
    • Ba-la-đề-mộc-xoa
  • Tam học
    • Giới luật
    • Định
    • Bát-nhã
  • Tinh tấn
    • Tứ chính cần
Niết-bàn
  • Bồ-đề
  • Bồ-đề-tát-đóa
  • Phật
  • Bích-chi Phật
  • Phật Mẫu
  • Tứ thánh quả
    • Nhập lưu
    • Nhất lai
    • Bất lai
    • A-la-hán
Tu tập
  • Tỉ-khâu
  • Tỉ-khâu-ni
  • Śrāmaṇera
  • Śrāmaṇerī
  • Anagarika
  • Ajahn
  • Sayadaw
  • Thiền sư
  • Lão sư
  • Lạt-ma
  • Rinpoche
  • Geshe
  • Tulku
  • Cư sĩ
  • Upāsaka và Upāsikā
  • Thanh-văn
    • Thập đại đệ tử
  • Chùa Thiếu Lâm
Nhân vật chính
  • Đức Phật
  • Kiều-trần-như
  • A-thuyết-thị
  • Xá-lợi-phất
  • Mục-kiền-liên
  • Mục Liên
  • A-nan-đà
  • Ma-ha-ca-diếp
  • A-na-luật
  • Ca-chiên-diên
  • Nan-đà
  • Tu-bồ-đề
  • Phú-lâu-na/Mãn-từ-tử
  • Ưu-bà-li
  • Ma-ha-ba-xà-ba-đề
  • Khema
  • Ưu-bát-hoa-sắc-bỉ-khâu-ni
  • A-tư-đà
  • Sa-nặc
  • Yasa
  • Phật Âm
  • Na Tiên
  • Ương-quật-ma-la
  • Bồ-đề-đạt-ma
  • Long Thụ
  • Vô Trước
  • Thế Thân
  • A-đề-sa
  • Liên Hoa Sinh
  • Nichiren
  • Tùng Tán Cán Bố
  • Tùy Văn Đế
  • Đạt-lai Lạt-ma
  • Ban-thiền Lạt-ma
  • Cát-mã-ba
  • Shamarpa
  • Na-lạc-ba
  • Huyền Trang
  • Trí Nghĩ
Kinh điển
  • Tam tạng
  • Trung quán trang nghiêm luận
  • Kinh Đại Thừa
  • Kinh Nam Phạn
  • Đại tạng kinh
  • Kinh điển Phật giáo Tây Tạng
Phân nhánh
  • Phật giáo Nguyên thủy (tiền bộ phái)
  • Phật giáo Bộ phái
  • Trưởng lão bộ
  • Đại thừa
    • Thiền Phật giáo
      • Thiền tông
      • Seon
      • Thiền
    • Tịnh độ tông
    • Thiên Thai tông
    • Nichiren
    • Trung quán tông
    • Duy thức tông
  • Tân thừa
  • Kim cương thừa
    • Tây Tạng
    • Chân ngôn
    • Đại cứu cánh
  • Các tông phái Phật giáo
  • Những điểm chung giữa Nam truyền và Bắc truyền
Quốc gia
  • Afghanistan
  • Bangladesh
  • Bhutan
  • Campuchia
  • Trung Quốc
  • Ấn Độ
  • Indonesia
  • Nhật Bản
  • Triều Tiên
  • Lào
  • Malaysia
  • Maldives
  • Mông Cổ
  • Myanmar
  • Nepal
  • Pakistan
  • Philippines
  • Nga
    • Kalmykia
    • Buryatia
  • Singapore
  • Sri Lanka
  • Đài Loan
  • Thái Lan
  • Tây Tạng
  • Việt Nam
  • Trung Đông
    • Iran
  • Phương Tây
    • Argentina
    • Australia
    • Brazil
    • Pháp
    • Vương quốc Anh
    • Hoa Kỳ
    • Venezuela
Lịch sử
  • Dòng thời gian
  • Ashoka
  • Các hội đồng Phật giáo
  • Lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ
    • Sự suy tàn của Phật giáo ở Ấn Độ
  • Tam Vũ diệt Phật
  • Hy Lạp hóa
  • Phật giáo và thế giới La Mã
  • Phật giáo phương Tây
  • Sự truyền thừa Phật giáo trong Con đường tơ lụa
  • Sự bức hại Phật tử
  • Sự xua đuổi nhà sư ở Nepal
  • Biến cố Phật giáo
  • Chủ nghĩa dân túy Phật giáo Sinhala
  • Chủ nghĩa canh tân Phật giáo
  • Phong trào Vipassana
  • Phong trào 969
  • Phụ nữ trong Phật giáo
Triết học
  • A-tì-đạt-ma
  • Trường phái nguyên tử
  • Phật học
  • Đấng tạo hoá
  • Kinh tế học
  • Bát kiền độ luận
  • Phật giáo cánh tả
  • Thuyết mạt thế
  • Luân lý
  • Tiến hóa
  • Nhân gian
  • Logic
  • Thực tại
  • Phật giáo thế tục
  • Chủ nghĩa xã hội
  • Các câu hỏi chưa được trả lời
Văn hóa
  • Kiến trúc
    • Chùa
    • Tịnh xá
    • Wat
    • Phù đồ
    • Chùa tháp
    • Candi
    • Kiến trúc dzong
    • Kiến trúc Phật giáo Nhật Bản
    • Chùa Phật giáo Triều Tiên
    • Nghệ thuật kiến trúc đền chùa Thái Lan
    • Kiến trúc Phật giáo Tây Tạng
  • Nghệ thuật
    • Phật giáo Hy Lạp hóa
  • Cội Bồ-đề
  • Bố Đại
  • Tượng Phật
  • Lịch
  • Ẩm thực
  • Tang lễ
  • Các ngày lễ
    • Phật đản
    • Trai giới
    • Magha Puja
    • Asalha Puja
    • Vassa
  • Cây Bồ đề Jaya Sri Maha
  • Cà-sa
  • Chùa Đại Bồ Đề
  • Mantra
    • Om mani padme hum
  • Ấn
  • Âm nhạc
  • Thánh địa
    • Lâm-tỳ-ni
    • Chùa Maya Devi
    • Bodh Gaya
    • Sarnath
    • Kushinagar
  • Thơ ca
  • Tràng hạt
  • Bánh xe cầu nguyện
  • Biểu tượng
    • Pháp luân
    • Pháp kì
    • Hữu luân
    • Swastika
    • Thangka
  • Sri Dalada Maligawa
  • Ăn chay
Khác
  • Thần thông
  • A-di-đà
  • Avalokiteśvara
    • Quan Âm
  • Phạm Thiên
  • Kinh Pháp Cú
  • Pháp ngữ
  • Tiểu thừa
  • Kiếp
  • Koliya
  • Phả hệ
  • Di-lặc
  • Māra
  • Ṛddhi
  • Ngôn ngữ thiêng liêng
    • Nam Phạn
    • Phạn
  • Siddhi
  • Sutra
  • Luật tạng
  • Nước Cam Lồ
So sánh
  • Bahá'í giáo
  • Kitô giáo
    • Ảnh hưởng
    • So sánh
  • Các tôn giáo Đông Á
  • Ngộ giáo
  • Ấn Độ giáo
  • Jaina giáo
  • Do thái giáo
  • Tâm lý học
  • Khoa học
  • Thông thiên học
  • Bạo lực
  • Triết học phương Tây
Danh sách
  • Bồ tát
  • Sách
  • Chư Phật
    • có tên gọi
  • Phật tử
  • Các bài kinh
  • Chùa chiền
  • Tì-kheo-ni
  • Tì-kheo
  • Thượng tọa
  • Tăng thống
  • Hòa thượng
  • Đại đức
  • Thể loại
  • Cổng thông tin
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • GND: 118987739
  • NDL: 00564915
  • PLWABN: 9810532678905606
  • VIAF: 80146634522641932773
  • WorldCat Identities (via VIAF): 80146634522641932773

Từ khóa » Sự Tích Quan âm Bán Cá