Quan điểm Biện Chứng Trong Phủ định Và Kế Thừa Cái Cũ
Có thể bạn quan tâm
Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là một mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn so với cái bị phủ định.
..
Các nội dung liên quan:
- Đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng
- Vị trí, vai trò, nội dung khái quát của quy luật phủ định của phủ định
..
Mục lục:- Phủ định biện chứng là gì?
- Ví dụ về phủ định biện chứng
- Các đặc trưng của phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng là gì?
Thế giới vận động và phát triển không ngừng, vô cùng, vô tận. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn thay thế nhau. Sự thay thế đó gọi là sự phủ định. Có những sự phủ định chấm dứt sự phát triển-được gọi là phủ định sạch trơn hay phủ định siêu hình, nhưng cũng có những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng – đó là sự phủ định biện chứng.
Như vậy: Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là một mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn so với cái bị phủ định.
Ví dụ về phủ định biện chứng
Ví dụ: Quá trình “hạt giống nảy mầm”. Trong trường hợp này: cái mầm ra đời từ cái hạt; sự ra đời của nó là sự phủ định biện chứng đối với cái hạt, nhờ đó giống loài này tiếp tục quá trình sinh tồn và phát triển.
Các đặc trưng của phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa. Trong đó, tính kế thừa là đặc trưng cơ bản nhất của phủ định biện chứng, nó thể hiện ở chỗ: phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn; ngược lại, cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ, chỉ loại bỏ những yếu tố đã lỗi thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển, đồng thời giữ lại và cải biến những yếu tố tích cực cho phù hợp với cái mới.
Do đó, trong thực tiễn, muốn có cái mới tiến bộ hơn ra đời thì phải có quan điểm biện chứng trong quá trình phủ định đối với cái cũ, cụ thể là: không được phủ định sạch trơn hay kế thừa toàn bộ cái cũ, mà chỉ loại bỏ những yếu tố đã lỗi thời, phản tiến bộ, kìm hãm sự phát triển của cái mới ở cái cũ; đồng thời kế thừa những yếu tố hợp lý, hạt nhân hợp lý, tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của cái mới từ cái cũ. Điều này có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong thời kỳ hội nhập hiện nay của đất nước ta.
Ví dụ: Quá trình vận động của tư bản (k) từ hình thái tư bản tiền tệ sang hình thái tư bản hàng hoá (tư liệu sản xuất và sức lao động) là một sự phủ định trong quá trình vận động, phát triển của tư bản. Quá trình này có sự thay đổi hình thái tồn tại của tư bản nhưng nội dung giá trị của tư bản được bảo tồn dưới hình thái mới – hình thái có khả năng khi tiêu dùng trong sản xuất thì chẳng những có khả năng tái tạo giá trị cũ mà còn có khả năng làm tăng giá trị mới của tư bản.
Tính kế thừa của phủ định biện chứng?Cái mới ra đời từ trong cái cũ, gạt bỏ những yếu tố tiêu cực trong cái cũ, giữ lại những yếu tố tích cực còn phù hợp để phát triển cái mới. Vì thế mà đảm bảo cho sự vật hiện tượng phát triển liên tục (hoặc có thể viết là: Kế thừa những nhân tố hợp quy luật và loại bỏ nhân tố trái quy luật, cái mới ra đời trên cơ sở những hạt nhân hợp lý của cái cũ, tạo nên tính liên tục của sự phát triển).Thực chất của phủ định biện chứng là “biểu dương nhân tố tích cực, loại bỏ nhân tố tiêu cực”. Tức là cái mới vừa phê phán vừa kế thừa cái cũ. Vừa khắc phục những yếu tố tiêu cực và vừa giữ lại những yếu tố tích cực của chúng. Vì vậy, không có sự phủ định hoàn toàn bất cứ điều gì, cũng không có sự khẳng định hoàn toàn
Ví dụ về tính kế thừa của phủ định biện chứng?Ví dụ về tính kế thừa của phủ định biện chứng:Dân tộc ta tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội mà bỏ qua chủ nghĩa tư bản, chúng ta nhận thấy được những mặt hạn chế của chủ nghĩa tư bản đó là sự bóc lột con người một cách phi nhân tính, quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, đó là những mặt cần bát bỏ, phê phán, loại trừ.
5/5 - (12242 bình chọn)- Phủ định
- Phủ định biện chứng
Bài viết liên quan
- Tóm tắt nội dung quy luật phủ định của phủ định. Cho ví dụ?
- Đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng? Ví dụ?
- Hình thức (con đường) phát triển thông qua phủ định của phủ định
- Phủ định siêu hình là gì? Cho ví dụ? Ý nghĩa?
- Bài tập thuế tiêu thụ đặc biệt về thuốc lá
- Danh sách các công ty luật, văn phòng luật sư tại Bắc Giang
- Tự học luật như thế nào cho hiệu quả?
- Luật Công đoàn: Người lao động cần biết những thông tin gì?
Từ khóa » Ví Dụ Về Tính Kế Thừa Trong Triết Học
-
Ví Dụ Về Tính Kế Thừa Của Nguyên Lý Phát Triển - TopLoigiai
-
Ví Dụ Về Tính Kế Thừa Của Sự Phát Triển
-
Tính Khách Quan Và Kế Thừa Của Phủ điện Biện Chứng - StuDocu
-
Ví Dụ ý Thức Xã Hội Có Tính Kế Thừa Trong Sự Phát Triển Của Mình
-
Ví Dụ Về Tính Kế Thừa Của Nguyên Lý Phát Triển
-
Lấy Ví Dụ Và Chỉ Ra Tính Kế Thừa Của Phủ định Biện Chứng - HOC247
-
Tính Kế Thừa Trong Triết Học - 123doc
-
Ví Dụ Về Tính Kế Thừa Trong Triết Học- Trang Tổng Hợp Tư Liệu Nghệ ...
-
Ví Dụ Tính Kế Thừa Của Phủ định Biện Chứng
-
Vấn đề Kế Thừa Và Phát Triển Trong Lịch Sử Triết Học
-
Ví Dụ Về Phủ định Biện Chứng - Luật Hoàng Phi
-
Ví Dụ Về Sự Phát Triển - Luật Hoàng Phi
-
Đặc Trưng Cơ Bản Của Phủ định Biện Chứng? Ví Dụ? - Học Luật OnLine