Ví Dụ Về Tính Kế Thừa Của Nguyên Lý Phát Triển - TopLoigiai

Đáp án chính xác và giải thích chi tiết, dễ hiểu cho câu hỏi: “Ví dụ về tính kế thừa của nguyên lý phát triển” kèm kiến thức tham khảo bổ trợ hay nhất là tài liệu học tập hay và hữu ích dành cho các bạn học sinh. Cùng Top lời giải ôn tập tốt nhé!

Mục lục nội dung Câu hỏi: Ví dụ về tính kế thừa của nguyên lý phát triểnKiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi1. Phát triển là gì ?2. Tính chất của sự phát triển

Câu hỏi: Ví dụ về tính kế thừa của nguyên lý phát triển

Trả lời:

Một quả trứng sẽ là sự khẳng định ban đầu ở trong điều kiện được ấp qua quá trình phủ định lần 1 sẽ tạo ra gà mái con tiếp đó trải qua quá trình phủ định lần 2 tức là khi gà mái con lớn lên thì sẽ sinh ra nhiều quả trứng.

Đây chính là kết quả sự phủ định của phủ định. Sự phát triển biện chứng thông qua mỗi lần phủ định biện chứng là sự thống nhất giữa loại bỏ, những kế thừa và phát triển. Trải qua mỗi lần phủ định sẽ loại bỏ được những cái cũ, những vấn đề còn lạc hậu từ đó sẽ tạo ra được những cái mới hơn, những cái phù hợp hơn với sự phát triển.

Xem thêm:

>>> Ví dụ về nguyên lý về sự phát triển trong triết học

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Phát triển là gì ?

Phát triển là sự hoạt động từ thấp đến cao, từ đơn thuần đến phức tạp của một sự vật, hiện tượng kỳ lạ nào đó trong Triết học Mác – Lenin

2. Tính chất của sự phát triển

a. Tính khách quan của sự phát triển

– Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực luôn vận động, phát triển một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người. Đây là sự thật hiển nhiên, dù ý thức của con người có nhận thức được hay không, có mong muốn hay không.

Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngày trong chính bản thân của sự vật, hiện tượng. Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thuộc mỗi sự vật, hiện tượng.

Phát triển là quá trình tự thân (tự nó, tự mình) của mọi sự vật, hiện tượng.

– Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính khách quan của sự phát triển đã phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và quan điểm siêu hình về sự phát triển.

Quan điểm duy tâm cho rằng nguồn gốc của sự phát triển ở các lực lượng siêu nhiên, phi vật chất (thần linh, thượng đế), hay ở ý thức con người. Tức là đều nằm ở bên ngoài sự vật, hiện tượng.

Quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng về cơ bản là “đứng im”, không phát triển. Hoặc phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về mặt lượng (số lượng, kích thước…) mà không có sự biến đổi về chất.

b. Tính phổ biến của sự phát triển

Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ hiện thực khách quan đến những khái niệm, những phạm trù phản ánh hiện thực ấy.

Trong hiện thực, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, luôn luôn duy trì một trạng thái cố định trong suốt quãng đời tồn tại của nó.

Ví dụ về tính kế thừa của nguyên lý phát triển
    Thế giới khách quan luôn vận động, phát triển.

                       

c. Tính kế thừa của sự phát triển

Sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, giữ lại, cải tạo ít nhiều những bộ phận, đặc điểm, thuộc tính… còn hợp lý của cái cũ; đồng thời cũng đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực, lạc hậu, không tích hợp của cái cũ. Đến lượt nó, cái mới này lại phát triển thành cái mới khác trên cơ sở kế thừa như vậy.

Đó là quá trình phủ định biện chứng. Là sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Quá trình này diễn ra vô cùng, vô tận theo hình xoáy trôn ốc.

d. Tính phong phú, đa dạng của sự phát triển

Sự phát triển có muôn hình, muôn vẻ, biểu hiện ra bên ngoài theo vô vàn loại hình khác nhau.

Sự phong phú của các dạng vật chất và phương thức tồn tại của chúng quy định sự phong phú của phát triển. Môi trường, không gian, thời gian và những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau tác động vào các sự vật, hiện tượng cũng làm cho sự phát triển của chúng khác nhau.

Trong giới hữu cơ, sự phát triển biểu hiện ở khả năng thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng cao hơn…

Sự phát triển trong xã hội biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội ngày càng lớn của con người.

Đối với tư duy, sự phát triển là năng lực nhận thức ngày càng sâu sắc, toàn diện, đúng đắn hơn.

Từ khóa » Ví Dụ Về Tính Kế Thừa Trong Triết Học