Quan Lớn Đệ Tam Là Ai, đền Thờ ở đâu? - Tứ Phủ Thánh Mẫu

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Là vị thần tối cao của Thoải phủ (một trong bốn phủ: Thiên – Địa – Nhạc – Thoải), ông được thờ phụng khắp các khu vực sông nước với nhiều sự linh thiêng của bậc Thượng đẳng thần.

Quan Lớn Đệ Tam là ai?

Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ hay còn gọi là Thái tử Đệ Tam. Quan lớn vốn là con trai thứ ba của Vua Cha Bát Hải Động Đình, là người rất được vua cha yêu quý nên giao quyền cai quản chốn Long Giai Động Đình, cận bên cạnh phụ vương.

Hầu như những người đã ra hầu Tứ Phủ, khi hầu hàng Quan Lớn, ai cũng phải hầu về Quan Đệ Tam. Có thể coi ông là vị Quan Lớn tài danh hàng đầu. Khi ngự đồng, ông mặc áo trắng thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ điệp và ông múa đôi song kiếm. Khi có đại tiệc khai đàn mở phủ, người ta thỉnh quan về chứng đàn Thoải Phủ (gồm có long chu phượng mã, lốt tam đầu cửu vĩ…: tất cả đều màu trắng). Trong hàng quan lớn, vì danh tiếng bậc nhất nên Quan Lớn Đệ Tam cũng được lập đền thờ phụng ở khắp nơi.

Quan Lớn Đệ Tam là ai, đền thờ ở đâu?

Đền Thờ Quan Đệ Tam tại đền Xích Đằng – Hưng Yên

Để ca ngợi tài đức, công lao của ông, văn hát:

“Giáp bạc bao phen rực lửa hồng

Xông pha trăm trận cũng như không

Ra tay cứu nước trừ nguy biến

Tiếng để ngàn thu với non sông

[…] Gươm thần ba thước tay ngang dọc

Tài dậy trời Tây, chí lấp bể Đông”

Giữa những lời văn dập dìu, khói hương nghi ngút tại khắp đền, phủ thờ Quan Lớn Đệ Tam, mỗi người đến đều chuẩn bị những mâm lễ màu trắng để cầu bình an sức khỏe. Có cụ đã 70, 80 cũng sai con cháu đưa đi lễ Quan vào dịp tháng 6 âm lịch như một cái lệ khó bỏ mà dân gian vẫn gọi tháng tiệc “Thoải phủ”.

Truyền thuyết Quan Lớn Đệ Tam

Đền Lảnh Giang (Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam), Xích Đằng (Hưng Yên) và nhiều ngôi đền cạnh sông nước đều thờ phụng vị nam thần thượng cổ: Trấn Tây An Tam Kỳ Linh Ưng Thái Thượng Đẳng Thần (dân gian vẫn gọi Quan Lớn Đệ Tam).

Căn cứ vào thần tích “Hùng triều nhất vị thuỷ thần xuất thế sự tích” (sự tích ra đời một vị thuỷ thần triều vua Hùng) do Bát phẩm thư lại Nguyễn Hiền, tuân theo bản cũ triều trước, chép lại vào niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736). Thần tích đang được lưu giữ tại Đền Lảnh Giang (dân gian coi nơi thờ chính) như sau:

Ngày xưa, ở trang An Cố, huyện Thụy Anh, phủ Thái Ninh, trấn Sơn Nam có vợ chồng ông Phạm Túc ăn ở phúc đức, chỉ hiềm một nỗi ông bà tuổi đã cao mà vẫn chưa sinh được một mụn con nối dõi. Một đêm trăng thanh gió mát, vợ ông (bà Trần Thị Ngoạn) đang dạo chơi bỗng gặp một người con gái nhà nghèo, cha mẹ mất sớm, không có anh em thân thích, đi tha phương cầu thực.

Động lòng trắc ẩn, bà Ngoạn liền đón cô về làm con và đặt tên là Quý. Vài năm sau, trong lúc gia đình đang vui vầy, đột nhiên ông Túc mắc bệnh rồi qua đời. Hai mẹ con đã tìm một nơi đất tốt để an táng cho ông.

Sau ba năm để tang cha, một hôm nàng Quý ra bờ sông tắm gội, ngâm mình dưới nước, bỗng mặt nước nổi sóng, từ phía xa một con thuồng luồng khổng lồ bơi tới quấn lấy nàng, khiến nàng kinh hoàng ngất lịm. Lúc tỉnh dậy thì thấy mình nằm bên bờ sông và thuồng luồng đã bỏ đi.

Từ hôm đó nàng thấy trong lòng chuyển động và mang thai. Không chịu được những lời gièm pha khinh thị, nàng đành phải trốn khỏi làng đến xin ngụ cư ở trang Hoa Giám (nay thuộc thôn Yên Lạc).

Rồi đến ngày mùng 10 tháng Giêng năm Tân Tỵ, nàng Quý chuyển dạ, sinh ra một cái bọc. Cho là điểm chẳng lành, nàng liền đem chiếc bọc đó quẳng xuống sông. Chiếc bọc trôi theo dòng nước tới trang Đào Động (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình), mắc phải lưới của ông Nguyễn Minh.

Sau nhiều lần gỡ bỏ, nhưng bọc vẫn cứ mắc vào lưới. Ông Minh thấy lạ bèn khấn: “Nếu bọc này quả là linh thiêng thì cho tôi lấy dao rạch thử xem sao”. Khấn xong ông Minh rạch ra, bỗng thấy ba con rắn từ trong bọc trườn xuống sông.

Con thứ nhất theo hướng về cửa sông Đào Động, con thứ hai về Thanh Do, con thứ ba về trang Hoa Giám – nơi nàng Quý đang sinh sống. Nhân dân các trang ấp trông thấy đều sợ hãi, cùng nhau ra bờ sông tế tụng, xin được lập sinh từ để thờ.

Lạ thay, vào một đêm trăng sáng, trời bỗng nổi cơn giông, ngoài cửa sông sấm sét nổi lên dữ dội. Đến gần sáng, gió mưa ngớt dần, mọi người đều thấy dưới sông có tiếng người ngâm vịnh:

Sinh là tướng, hóa là thần

Tiếng thơm còn ở trong dân muôi đời

Khi nào giặc dã khắp nơi

Bọn ta mới trở thành người thế gian

Tương truyền ba vị tướng thời Hùng Vương là con của Thủy Đế và nàng Quý. Nàng Quý là con nuôi của vợ chồng ông Phạm Túc. Do vậy về sau nhân dân ghép họ Phạm cho các ông).

Hầu đồng Quan Đệ Tam – Nghệ sĩ Xuân Hinh hát văn

Đền Quan Lớn Đệ Tam ở đâu?

Hằng năm, dịp tháng 6 Âm lịch, người dân đổ về các ngôi đền như Lảnh Giang (Hà Nam), Xích Đằng (Hưng Yên) lễ bái đức Thượng Đẳng Thần Quan Lớn Đệ Tam để cầu gia sự bình yên, mùa màng bội thu, quốc thái dân an. Từ lâu những huyền tích về vị Thần này vẫn mang màu huyền bí với nhiều dị bản.

Quan Lớn Đệ Tam là ai, đền thờ ở đâu?-1

Lễ hội đền Lảnh Giang – Hà Nam nơi thờ Quan Lớn Đệ Tam

Có điển tích dân gian kể rằng, chỉ có một mình Quan Tam Phủ giáng trần vào nhà quý tộc dưới thời Hùng Vương, ông trở thành vị tướng quân thống lĩnh ba quân thuỷ lục. Trong một trận đánh, ông đã hy sinh, xác ông bị chém làm đôi, phần thượng thân (đầu) trôi dạt vào bãi sông thuộc làng Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, dân làng đã lập đền thờ tưởng nhớ ông.

Còn phần hạ thân (mình) dạt vào ven sông thuộc thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam, cũng được dân làng chôn cất và lập đền thờ tưởng nhớ, đó là đền Lảnh Giang hai bên bờ sông Lục Đầu. Đây được xem hai nơi thờ chính, được nhiều người biết đến cùng với nhiều ngôi đền ở Hà Nội, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hải Phòng đều phụng thờ Quan lớn.

Một tư liệu khác về Quan, tại cung thờ quan lớn, có bức hoành phi “Thủy Đức Linh Trường” để ca ngợi công đức to lớn lưu truyền hậu thế của tôn thần. Nhưng thú vị hơn cả là bốn chữ đại tự trên cửa võng: “Thiếu hải uy linh”.

Rất nhiều người thắc mắc về hai chữ “Thiếu hải”, thực chất Thiếu hải là cách dùng từ cổ vô cùng ý nghĩa của tiền nhân. Như vậy “Thiếu hải uy linh” thực chất tiền nhân muốn ngầm chỉ về sự uy linh của vị thần tại Bể Đông, đây cũng là một căn cứ đầy thú vị khi ta nghiên cứu mối liên hệ và đồng nhất của vị tôn thần tại đền Lảnh Giang (quan lớn đệ tam của thoải phủ) với hình ảnh vị thượng thần Thổ Lệnh (được thờ tại rất nhiều nơi vùng Đồng bằng sông Hồng) và hình tướng vị Trung Thành Phổ Tế Đại Vương.

Tại đình Viên Châu, Cổ Đô, Ba Vì, Hà Nội, các vị thờ ở đình theo Thần tích ở Viên Châu chép là “quản trưởng đội thuyền rồng” tức Trưởng Lệnh (Quan Đệ Tam). Còn Thạch Khanh là Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh của Thoải phủ thì Thần tích ở Viên Châu chép là “tả hữu thủy quân tuần sông”. Thổ Lệnh và Thạch Khanh là 2 anh em, 2 vị tướng đã giúp vua cha Bát Hải Động Đình, đánh giặc Thục.

Trong câu chuyện thi nhảy qua sông của hai vị thần Bạch Hạc đã để lại dấu ấn đến nay, một vết chân trước đền Tam Giang và một gót chân tại Bến Gót, nay thuộc phường Bến Gót, thành phố Việt Trì. Nếu từ đền Tam Giang hay Bến Gót mà qua sông thì chính là vùng đất Viên Châu. Câu chuyện đều có dấu tích vị Thần được nàng Quý Nương sinh ra từ bọc trứng.

“Trăm cảnh nghìn cảnh không bằng bến Lảnh đò Mây”, hàng trăm người dân từ khắp nơi đổ về các nơi phụng thờ nhớ công ơn vị Thần thượng cổ với niềm mong mỏi tâm linh nơi của Thánh. Dù vẫn còn nhiều huyền tích nhưng thượng thần Thổ Lệnh, Quan Lớn Đệ Tam, ba anh em họ Phạm và câu chuyện nàng Quý Nương sinh ra bọc trứng đã ăn sâu tâm thức người dân, để hậu thế về sau khắp miền sông Lục Đầu, Tam Giang, Tranh Giang, Vị Thủy, Đà Giang đều có bóng dáng người anh hùng họ Phạm thời Hùng Triều.

Bản văn Quan Lớn Đệ Tam

Bản văn Quan Lớn Đệ Tam số 1:

Trịnh giang biên giành ngân lai láng Đôi vầng hồng soi rạng nam minh Con vua thủy quốc Động Đình Đệ tam thái tử giáng sinh đền Rồng Dọc: Đức gồm vẹn thung dung hòa mặc Bẩm sinh thành tư chất long nhan Thỉnh mời thái tử thái tử vương quan Phi phương diện mạo dung nhan khác thường

Hằng tấu đối thiên đường thủy phủ Trấn nam minh quy đủ bốn phương Ra uy chấp chính kỉ cương Cầm cân nảy mực sửa sang cõi đời

Chốn long giai cầm quyền thay chúa Phép màu quan tối tú tối linh Lệnh truyền thủy bộ chư dinh Sửa sang đai giáp chơi miền trần gian

Dâng một triền nhang lòng thành dâng một triền nhang Tấu về thủy phủ các ban các tòa thiên đình cho tới diêm la

Thiên đình cho tới diêm la tấu vè thoải phủ vua cha động đình Chốn ấy là chốn thủy cung Phú: Nhanh dâng một chuyện tâu thỉnh đức vương quan Đệ tử con tiến văn đàn Dâng sự tích đệ tam hoàng thái tử

Sơn xuyên dục tú “hà hải chung linh”(2) Người con vua thoải quốc động đình Sắc phong tặng vương quan hoàng thái tử

Văn thần cẩm tú võ tổng lược thao Bẩm dung y diện mạo hồng hào Ngôn trung chính tài cao quán cổ Thơ: Giáp bạc bao phen nhuộm đỏ hồng Xông pha trăm trận dạ như không Ra tay cứu nước trừ nguy biến Tiếng để ngàn thu với núi sông Xá lửng: Chiếc thuyền lam nổi dòng Xích Bích Đưa quân chèo du lịch bốn phương Có phen tuần thú sông Thương Trở ra tỉnh Bắc , Quế Dương, Lục Đầu

Có phen ngự sông Dâu sông Hát Khi lên ghềnh xuống thác vui chơi Có phen vào lạch ra khơi Sai quân lấy gỗ xoan đào chò hoa

Có phen chơi ngã ba Bạch Hạc Bạn tiên ngồi đàn hát vui chơi Dạo xem phong cảnh mọi nơi Qua hang Anh Vũ sang chơi nước người

Có phen chơi cửa đài cửa bích Khi ra khơi vào lạch thảnh thơi Thuyền rồng trăm chiếc chèo bơi Dọc ngang Tuần Lảnh là nơi đi về

Trải giang khê lên ngàn xuống bể Lảnh Giang từ quý địa danh lam Đền thờ quan tam tía kiệu vàng Long môn hổ bàn thạch bàn uy nghi

Hóa tức thì lâu đài điện các Dâng nước về thủy quốc một khi Có phen lấy ngọc lưu ly Đùng đùng dâng nước phép thì ai đang

Khắp sông Thương , sông Thao , sông Cả Kéo quân về đóng ngã ba Tranh Xướng ca đàn hát tập tành Thi ngâm phú đọc đàn tranh chơi bời

Có phen lại về nơi thủy phủ Đóng cân đai áo mũ vào tâu Dăm ba đồng tử theo hầu Vào tâu Vương phụ ra chầu Mẫu vương

Cũng có khi phi thường biến hóa Qua Nghệ An thượng hạ đại giang Thuyền rồng chèo quế buồm lan Khi chơi Tô Lịch khi sang sông Cầu

Có phen ngự Nam lâu Bắc điện Trở ra về đến huyện Thiên Tôn Dạo miền thác cái thác con Khi chơi sông Hát khi sang sông Bờ

Dạo thẩn thơ Tản Viên Tam Đảo Truyền chư quân đôi đạo tiên phong Chuông kêu cờ phất trống dong Bè sau thuyền trước giữa dòng lênh đênh

Trống cầm canh chiêng vang anh ỏi Lốt xanh vàng chìm nổi dư muôn Triều thần văn vũ bách quan Sai lên đón rước vương quan về chầu

Trên các lầu thơ ngâm phú đọc Ngoài sân rồng ca chúc chén tiên Vua cha giá ngự ngai vàng Phán đòi thái tử vương quan vào chầu

Ngự giờ lâu phán lời nhân thứ Sai ông lên cứu trợ trần gian Một tay thái tử vương quan Cứu sinh cũng lắm đọ oan cũng nhiều

Nay ông đã về chầu nhân đức Độ nhân gian vạn ức siêu sinh Nay ông về chốn thủy đình Cuông phù đệ tử khang ninh thọ trường.

Bản văn Quan Lớn Đệ Tam số 2:

Giáp bạc bao phen rực lửa hồng Sông pha trăm trận vẫn như không Ra tay cứu nước khi nguy biến Tiếng để ngàn thu với núi sông

Trịnh giang biên doành ngân sở bắc Nguyệt lầu lầu soi khắp nam minh Con vua thủy quốc Động Đình Đệ tam thái tử giáng sinh đền Rồng Tài gồm vẹn thung dung hòa mặc Bẩm sinh thành tư chất long nhan Thỉnh mời hoàng tử vương quan Phi phương diện mạo dung nhan khác thường Hằng tấu đối thiên đường thủy phủ Chốn nam minh quy củ bốn phương Ra tay chấp chính kỉ cương Trần thế sửa sang cõi đời Chốn long giai cầm quyền thay chúa Phép màu quan tối tú tối linh Lệnh truyền thủy bộ chư dinh Binh tề binh giáp dạo miền trần gian Chiếc thuyền lan nổi dòng Xích Bích Đua mái chèo du lịch bốn phương

Có phen chơi ngọn sông Thương Trở về tỉnh Bắc , Quế Dương, Lục Đầu Có phen ngự sông Dâu sông Hát Khi lên ghềnh xuống thác vui chơi Có phen ra lạch vào ngòi Sai quân lấy gỗ xoan đào chò hoa Kéo quân về ngã ba tuần hạc Bạn loan ngồi đàn hát vui chơi Có phen dạo khắp mọi nơi Qua hang Anh Vũ sang chơi nước người Có phen chơi cửa đài cửa bích Lại ra dòng vào lạch thảnh thơi Thuyền rồng trăm mái chèo chơi Dọc ngang sông tuần Lảnh là nơi đi về Trải giang khê lên ngàn xuống biển Lảnh Giang từ quý địa danh lam Đền thờ tán bạc kiệu vàng Long chầu hổ phục thạch bàn uy nghi Hóa tức thì lâu đài điện các Dâng nước về thủy quốc một khi Có phen lấy ngọc lưu ly Truyền quân dâng nước phép thì ai đang Khắp sông Thương, sông Thao , sông Cả Giở ra về đến ngã ba Tranh Xướng ca đàn hát tập tành

Thơ ngâm phú đọc đàn tranh chơi bời Có phen lại về nơi thủy phủ Dóng cân đai áo mũ vào tâu Dăm ba đồng tử theo hầu Vào cung Vương phụ ra chầu Mẫu vương Cũng có phen phi phương biến hóa Vào Nghệ An thượng hạ quân quan Thuyền rồng chèo quế buồm lan Khi chơi sông Cả khi sang nước người Có phen chơi Nam lâu Bắc điện Quan lớn trở ra về đến huyện Thiên Tôn Dạo chơi thác cái ghềnh con Khi chơi sông Trẩy khi sang sông Bờ Dạo thẩn thơ Tản Viên Tam Đảo Truyền chư quân đôi đạo tiên phong Chiêng kêu cờ phất trống dong Bè sau thuyền trước giữa dòng lênh đênh

Có phen về nam minh thủy phủ Ngự thạch bàn thong thả gieo câu Lại chơi roành thảo vực sâu Mười hai cửa bể thu mầu quan lớn dong chơi Có phen lại chầu nơi thượng đế Đội mũ rồng tựa thể ngư long

Về dưới thủy cung thôi chầu Nước rẽ đôi dòng biếc biếc xanh xanh Trống cầm canh chiêng vàng anh ỏi Lốt xanh vàng chìm nổi dư muôn

Triều thần văn võ bách quan Sai lên đón rước vương quan về chầu Trên các lầu thơ ngâm phú đọc Ngoài sân trình ca khúc tâu lên

Động đình vương mẫu ban khen Phán đòi hoàng tử ra bến đứng hấu Ngự giờ lâu phán lời nhân thứ Kip sai lên cứu trợ trần gian Một tay đức hoàng tử Đệ Tam Cứu sinh cũng lắm độ oan cũng nhiều Sớm quan đã về chầu nhân đức Độ nhân gian vạn ức siêu sinh Thôi chầu thoát xuống thủy đình Phù hộ nam việt khang ninh thọ trường

Bản văn Quan Lớn Đệ Tam số 3:

Nhang một triện tấu thỉnh vương quan Đệ tử nay dâng tiến văn đàn Dẫn sự tích thánh hoàng tam phủ. Sơn xuyên dục tú hà hải chung linh Ngài con vua thoải quốc động đình Sắc phong tặng Đệ Tam hoàng thái tử. Văn thần cẩm tú võ tổng lược thao Bẩm dung nghi diện mạo hường hào Ngôn trung chính tài cao quán cổ. Tam thiên vũ trụ thập bát hải môn Đức dung nghi sánh ví càn khôn Tài thao lược vang lừng tứ hải Gần xa kính vái ngự cảnh bồng lai Câu thơ thần phú đọc khoan thai Chén rượu thánh cờ tiên dong dả Nhân ngày khánh hạ yến mở trường sinh Bài ban ban khắp hết thiên đình Sân đan quế tiêu thiều nhạc vũ Văn thần võ sĩ ngọc nữ tiên phi Tòa Lảnh Giang phượng múa nghê quỳ Trên bảo điện thiên nhan chỉ xích Nguy nguy đãng đãng hách hách dương dương Thoang thoảng đưa nhang xạ ngát hương Hây hẩy nức yến chi tô hợp Thông minh chính trực đức đại hiếu sinh Sắc rồng ban coi trấn nam minh Chức đã được quyền hành nhất thống Thơ: Giáp bạt bao phen,rực lửa hồng Xông pha trăm trận cũng như không Ra tay cứu nước trừ nguy biến Tiếng để ngàn thu rực núi sông

Gươm thần ba thước tay ngang dọc Chí dậy trời tây lấp bể đông Trấn Lảnh Giang đệ tam xưng thần Toà thuỷ tộc vương quan tích mệnh Cơn phong vũ ầm ầm nổi dậy Sóng bạc đầu nước cuộn mênh mông Rước Quan về cho tới thuỷ cung Nước rẽ đôi dòng cuồn cuộn chứa chan

Từ khóa » đền đệ Tam