QUẢN LÝ HOTEL - RESORT CHUYÊN NGHIỆP: Tháng Bảy 2015
Có thể bạn quan tâm
Trang
- Kiến thức du lịch
- Resort Hòn Rơm 1
- Ẩm Thực Hòn Rơm 1
- Dịch vụ Hòn Rơm 1
- Liên hệ
Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ LỄ TÂN KHÁCH SẠN
I- Yêu cầu chung:* Khi đến nhận ca, lễ tân phải nhận bàn giao trong sổ bàn giao trong đó bao gồm đồ đạc, các thông tin cần thực hiện cho khách như các giấy tờ, phong bì từ bên ngoài gửi cho khách, các phong bì đựng các khoản tiền như tiền đặt cọc, tiền quỹ...Nếu sảy ra mất mát trong ca nào thì ca đó phải chịu trách nhiệm.* Các thông tin ca trước bàn giao lại cho ca sau phải được ghi rõ ràng trên giấy tờ, không nên bàn giao miệng vì rất dễ quên do tính chất công việc của lễ tân có rất nhiều các giao dịch.* Khi nhận ca, lễ tân sẽ kiểm tra Hotel status để nắm bắt ngay vào công việc cần phải làm. Nếu là ca sáng thì xem sẽ còn bao nhiêu phòng check out, bao nhiêu phòng check in có phòng nào early C/I hoặc late C/O hay không. Nếu là ca chiều thì xem có phòng nào chưa check out trên máyhay không hoặc có phòng L.C.O hay không.*Các thông tin quan trọng mà chưa làm đều phải ghi note nhắc nhở vào quyển lịch ngay trước mặt để không bị quên.Vd: thông tin early C.I, L.C.O, thanh toán đặc biệt... |
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TẬN THU
1. Quản lý năng lực cho thuê buồng (Capacity management) Quản lý năng lực cho thuê buồngđược sử dụng để kiểm soát số buồng khách sạn cho thuê bằng cách chấp nhận đặt buồng nhiều hơn số buồng thực có của khách sạn vào một ngày cụ thể (overbooking). Muốn vậy, bộ phận lễ tân cần dự báo chính xác số lượng buồng khách đã đặt trước nhưng không tới và không báo huỷ, số buồng khách trả sớm hơn và muộn hơn dự định, số buồng dành chokhách vãng lai. 2. Kiểm soát thời gian lưu trú (Duration control) Nhân viên lễ tân có thể hạn chế một số đặt buồng cho một đêm để nhận đặt buồng của những khách sẽ ở nhiều đêm trong khách sạn nhằm trải đều công suất sử dụng buồng. Ví dụ, vào một ngày cụ thể có sự kiện nổi bật thu hút đông khách, nhân viên lễ tân thuyết phục khách đặt buồng thêm 1-2 đêm lưu trú trước hoặc sau sự kiện đó với chương trình khuyến mại của khách sạn về tiền buồng. 3. Bán tận thu Nhân viên lễ tân sử dụng các phương pháp bán hàng để thuyết phục khách thuê buồng ở mức giá cao hoặc giới hạn khách đặt buồng cho đoàn để dành một số lượng buồng bán cho khách vãng lai. Không có nhận xét nào:MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CÔNG VIỆC CỦA LỄ TÂN KHÁCH SẠN
·Tổng số buồng có khách. ·Tổng số buồng bán được trong ngày. ·Giá bán buồng trung bình. ·Doanh thu bán buồng. ·Tổng số đặt buồng mà không tới và cũng không báo huỷ (no-show). ·Tổng số khách vãng lai và số phòng khách vãng lai (walk-in). ·Tổng số buồng khách trả sớm hơn dự định. ·Tổng số phòng khách gia hạn ở thêm. Không có nhận xét nào:NHIỆM VỤ CỦA NHÂN VIÊN ĐẶT PHÒNG
Nhân viên nhận đặt buồng đảm nhiệm công việc nhận đặt buồng trước của khách. Nhiệm vụ cơ bản của nhân viên đặt buồng gồm: ·Tiếp nhận các yêu cầu đặt buồng và thông tin kịp thời về buồng của khách sạn cho khách. ·Quản lý hồ sơ đặt buồng. ·Cập nhật thông tin đặt buồng. ·Xác nhận đặt buồng cho khách. ·Thực hiện yêu cầu huỷ và sửa đổi đặt buồng của khách. ·Chuyển các thông tin và hồ sơ đặt buồng cho nhân viên tiếp tân. ·Lập báo cáo về tình hình đặt buồng. ·Lập danh sách khách dự định đến khách sạn (expected arrival list). ·Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đăng ký khách. ·Kết hợp với bộ phận marketing để bán buồng. ·Tối đa hoá công suất sử dụng buồng, giá bán và doanh thu cho khách sạn. Không có nhận xét nào:NHIỆM VỤ CƠ BẢN NHÂN VIÊN THU NGÂN KHÁCH SẠN
Nhân viên thu ngân là người chịu trách nhiệm giao dịch tài chính với khách tại khách sạn. Công việc cụ thể gồm: ·Cập nhật các chi tiêu và ứng thêm của khách vào tài khoản của khách (guest folio). ·Làm thủ tục trả buồng cho khách (check out). ·Đổi tiền cho khách. ·Cân đối các tài khoản của khách khi hết ca. ·Quản lý tiền quỹ giao dịch (cash float) của bộ phận thu ngân. ·Chuẩn bị trước hồ sơ thanh toán cho khách. ·Lưu thông tin về khách đã lưu trú (guest history). ·Bảo quản và nộp tiền (cash, traveller check, credit sales slips,..) đã thu. ·Lập báo cáo doanh thu. Không có nhận xét nào:MỘT SỐ LƯU Ý KHI KHÁCH TRẢ PHÒNG KHÁCH SẠN
1. Thanh toán trả phòng: Khách thường tập trung trả buồng vào cùng một khoảng thời gian, do vậy bộ phận lễ tân thường rất bận rộn vào thời điểm đó. Để khách không phải chờ lâu khi làm thủ tục thanh toán, một số khách sạn có dịch vụ trả buồng nhanh. Hình thức trả buồng nhanh được áp dụng với khách thanh toán bằng thẻ tín dụng. Các phiếu trả buồng nhanh thường được đặt trong buồng khách hoặc ở quầy lễ tân. Vào buổi sáng sớm của ngày khách trả buồng, nhân viên lễ tân chuyển cho khách một bản phô tô tổng hợp các chi phí của khách để kiểm tra trước. Trước khi khách rời khách sạn họ sẽ điền tên, số buồng và ký tên vào phiếu trả buồng nhanh. Khách đưa lại phiếu đó cho lễ tân và rời khách sạn mà không phải làm các thủ tục thanh toán với nhân viên thu ngân. Sau đó nhân viên thu ngân sẽ ghi tổng số tiền khách tiêu dùng vào phiếu cà thẻ tín dụng. Để được ngân hàng chấp nhận thanh toán, khách sạn phải gửi cho ngân hàng phiếu cà thẻ tín dụng, phiếu đăng ký khách sạn hoặc phiếu trả buồng nhanh có chữ ký của khách. Sau khi thực hiện thanh toán, khách sạn gửi cho khách hoá đơn thanh toán theo địa chỉ của khách. 2. Quy trình thanh toán cho khách ??? Đọc thêm » Không có nhận xét nào:MỘT SỐ CÁCH TÍNH DOANH THU BUỒNG PHÒNG
* Tỷ lệ phần trăm doanh thu buồng thực tế so với doanh thu tiềm năng được tính bằng: - Doanh số thực tế = Tổng số phòng bán được của KS trong tháng * giá bình quân của tháng đó.- Doanh thu tiềm năng = Số phòng từng loại của khách sạn * giá công bố của loại phòng đó * Số ngày trong tháng. Tỷ lệ phần trăm doanh thu buồng thực tế so với doanh thu tiềm năng= Tổng số buồng x Công suất buồng x Giá bán buồng thực tế trung bình x 100 %/Tổng số buồngx Công suất buồng x Giá bán chuẩn Giá buồng bình quân = Tổng doanh thu buồng trong ngày/ Số lượng buồng bán được trong ngày Công suất sử dụng buồngTB = Số buồng có khách ( hoặc số buồng bán ra) (x 100%) / Tổng số buồng có khả năng đáp ứng Tổng số ngày buồng = Tổng số buồng x Số ngày có khách m Tổng doanh thu buồng =Σ Gj X Nj j=1 Trong đó: Gj = Giá bán buồng loại j trong kỳ Nj = Tổng số ngày buồng j trong kỳ m = Số loạibuồng bán ra Không có nhận xét nào:KHÁCH MONG GÌ TỪ LỄ TÂN KHÁCH SẠN
Đáng tin cậy:Khi tiếp nhận yêu cầu đặt phòng của khách, nhân viên lễ tân cần phải lấy thông tin một cách chính xác, đầy đủ, và tạo được ấn tượng tốt trong lần giao tiếp đầu tiên này, đồng thời đảm bảo sự thoải mái cho khách trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn, tổng hợp chính xác các dịch vụ khách đã sử dụng trong khách sạn, và có thể chuẩn bị các hóa đơn khi khách muốn trả phòng. Phục vụ với sự nhiệt tình hết lòng:Điều này có nghĩa là: tất cả các dịch vụ trong khách sạn luôn trong tình trạng sẵn sàng phục vụ khách khi khách cần. Và nhân viên lễ tân cần nhanh chóng trả lời các cuộc điện thoại của khách, không bắt khách phải đợi chờ trong bất kỳ tình huống nào, hay giả vờ không thấy khách để làm những công việc của cá nhân, hay trò chuyện với đồng nghiệp. Lịch sự, nhã nhặn:Đây là trách nhiệm của mỗi nhân viên lễ tân. Và mỗi cá nhân cần phải thể hiện tốt khi tiếp xúc với khách. Nhân viên lễ tân cần phải luôn lịch sự, nhã nhặn ngay cả khi khách có những biểu hiện nóng giận, cáu gắt, to tiếng. Hoặc đôi khi lễ tân cần phải kiên nhẫn giải thích rõ ràng, chi tiết cho 1 khách nào đó mà trong khi có thêm nhiều khách khác đang đứng đợi. Và đừng nên quá thân thiện với khách này, hay lạnh lùng với khách khác. Quan tâm thật lòng:Điều này yêu cầu nhân viên lễ tân cần phải cố gắng làm hài lòng tất cả các yêu cầu của khách. Tuy nhiên không có khách nào giống khách nào vì vậy để làm hài lòng khách, nhân viên cần phải có một sự nhạy bén trong giao tiếp, để nhận diện được những yêu cầu mà đôi khi khách khó tính không nói ra, và để hiểu được mức độ hài lòng của khách. Thêm vào đó, khách thường không muốn được phục vụ một cách đồng nhất giống như những khách khác. Họ luôn mong chờ nhân viên lễ tân phục vụ họ một cách đặc biệt hơn những khách khác. Đó là tâm lý chung. Vì vậy, nhân viên lễ tân cần phải có một trình độ khéo léo để tạo cho khách một cảm giác được quan tâm hơn, và có nhiều ưu đãi hơn. Đây là một trong những thử thách khó khăn của công việc. Do đó, nhân viên lễ tân cần phải nhớ một điều rằng: khách có thể quên những gì bạn nói, khách có thể quên những gì bạn làm, nhưng họ sẽ không bao giờ quên những cảm giác mà bạn đã đem lại cho họ. Không có nhận xét nào:QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC BỘ PHẬN TRONG KHÁCH SẠN
Trong khách sạn các bộ phận được phân theo chức năng công việc. Phần bài này trước tiên sẽ đề cập đến cơ cấu tổ chức điển hình của khách sạn cỡ trung có khoảng 500 phòng và tiếp đến là khách sạn cỡ lớn 1000 phòng. Chức năng của các bộ phận được định rõ ràng cũng như cơ cấu tổ chức, quyền hạn, phạm vi kiểm soát, mối quan hệ với nhân viên cũng sẽ được phác họa. Sau đây sẽ đề cập đến các ưu tiên cũng như khuyết điểm của mô hình tổ chức theo chức năng của khách sạn.Khách sạn được chia theo chức năng thành 5 bộ phận riêng biệt: phòng, các nhà hàng & quầy uống, kế toán, tiếp thị thương mại và nhân sự. Các trưởng bộ phận này báo cáo trực tiếp trên GM. Mỗi bộ phận được chia ra thành các tổ chuyên trách nhỏ. Việc phân nhỏ 5 bộ phận lớn thể hiện sự chuyên môn hóa công việc cao hơn do đó kiến thức các kỹ năng của nhân viên trong mỗi đơn vị nhỏ cũng sâu hơn. Đọc thêm » Không có nhận xét nào:NHỮNG CÔNG VIỆC SAU KHI KHÁCH TRẢ PHÒNG KHÁCH SẠN
1. Cập nhật tình trạng buồng Sau khi khách trả buồng và thanh toán xong, nhân viên lễ tân chuyển tình trạng buồng khách đã thanh toán thành buồng trống và thông báo cho bộ phận buồng làm vệ sinh để sẵn sàng bán cho khách mới. 2. Lập hồ sơ lưu khách hàng (Guest history) Hồ sơ lưu khách hàng là tập hợp các thông tin về cá nhân, sở thích và đặc điểm tiêu dùng của khách đã lưu trú tại khách sạn. Những thông tin này giúp khách sạn hiểu rõ hơn về khách cũng như sở thích của họ để hoàn thiện sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của nguồn khách trong tương lai. Thông tin về khách hàng còn giúp cho việc nhận đặt buồng, hoặc phục vụ khách trong thời gian lưu trú trong tương lai có hiệu quả cao. Ngoài ra, hồ sơ lưu khách hàng còn giúp cho khách sạn hiểu được từng đối tượng khách của khách sạn và có những chương trình quảng cáo phù hợp. 3. Chuyển hồ sơ thanh toán của khách cho bộ phận kế toán Sau khi thanh toán cho khách nhân viên lễ tân phải rút toàn bộ hoá đơn dịch vụ của khách ra khỏi hồ sơ đã thanh toán, loại bỏ những liên hoá đơn không cần phải lưu giữ sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ thanh toán của khách cho bộ phận kế toán. Nhân viên lễ tân giao tiền và các hoá đơn đã thanh toán cho bộ phận kế toán. Trường hợp khách chưa thanh toán, nhân viên lễ tân chuyển toàn bộ hoá đơn, hồ sơ liên quan và bản báo cáo công nợ của ngày hôm đó cho bộ phận kế toán. Không có nhận xét nào:Truyền thông xã hội cho khách sạn: Vấn đề là gì?
Trong thị trường hiện nay, các khách sạn không thể bỏ qua truyền thông xã hội; nhưng những vấn đề và sự không chắc chắn xuất hiện làm giảm tính hiệu quả của đa số các khách sạn đang sử dụng các kênh truyền thông xã hội. Một số khách sạn không làm truyền thông xã hội, hoặc chỉ thực hiện cho có (ví dụ: họ lập tài khoản … và sau đó không làm gì nữa). Những khách sạn này đang bỏ qua một cơ hội đầy quyền năng cho: - Xây dựng thương hiệu - Xây dựng và quản lý uy tín trực tuyến - Phục vụ khách hàng tốt hơn - Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, khai thác một kênh bán hàng mới cho giao dịch đặt phòng trực tuyến trực tiếp. Đọc thêm » Không có nhận xét nào:Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015
Timeshare – Hình thức kinh doanh mới mẻ
Thuật ngữ Timeshare khá phổ biến trên thế giới. Ngành công nghiệp du lịch nghỉ dưỡng Timeshare có nguồn gốc ra đời ở Châu Âu trong những năm 1960. Hai nước Pháp và Thụy Sĩ là nơi xuất nguồn loại hình dịch vụ Timeshare cho khách du lịch đầu tiên. Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn còn khá mới mẻ đối với thị trường kinh doanh BĐS nghỉ dưỡng ở nước ta. Timeshare là loại hình kinh doanh dịch nghỉ dưỡng còn khả mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Là hình thức kinh doanh mang lại lợi nhuận cao chhủ đầu tư, với khả năng thu hồi vốn nhanh và mãi lực kinh doanh cao. Vậy Timeshare là gì? Đọc thêm » Không có nhận xét nào:Nghiên cứu thị trường du lịch và công nghiệp resort Việt Nam
Việt Nam đã trở thành một thị trường tiềm năng cho phát triển khu du lịch trong những năm gần đây ở châu Á. Lợi thế của bãi biển dài hơn 2000 km cùng với một nền văn hóa đa dạng và ổn định chính trị và an ninh, du lịch biển luôn là thế mạnh của du lịch Việt Nam. Sự gia tăng của khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam cùng với nhu cầu cao của khu du lịch giải trí từ thị trường trong nước đã khuyến khích sự phát triển của nhiều loại biển kinh doanh, đặc biệt là sự ra đời của nhiều khu nghỉ mát bãi biển ven biển ở một số thành phố và các địa điểm như: thành phố Phan Thiết, thành phố Hội An, Vịnh Hạ Long, đảo Phú Quốc, thành phố Nha Trang, vv Đọc thêm » 1 nhận xét:Nhiệm vụ Chiến lược Phát triển Resort
Sứ mệnh người lãnh đạo phải có đang tiến hành kiến thức về cơ hội nhiệm vụ khu nghỉ mát trong khu vực của nhiệm vụ quản trị. Chiến lược nhiệm vụ của khu nghỉ mát nên bao gồm những điều sau đây: 1. Kiểm kê của các sự bố trí và cơ hội của khu nghỉ mát 2. Cung cấp tiếp tục nâng cao nhận thức và giải thích nhiệm vụ cơ hội và công việc của khu nghỉ mát, thúc đẩy nhiệm vụ khu du lịch, và tiến hành các hội nghị nhận thức khu nghỉ mát định kỳ. 3. Bao gồm các cơ quan đại diện khu du lịch trong cơ cấu hành chính. 4. Tham khảo ý kiến với các nhà lãnh đạo của cơ quan đại diện dự án khu nghỉ mát khác nhau và đặt mục tiêu cho khu nghỉ mát hoàn thành nhiệm vụ marketing, tuyên truyền. 5. Thiết lập các ưu tiên, dựa trên các tiêu chí sử dụng rộng rãi, phát triển các khu nghỉ mát nhiệm vụ dự án và chiếm đoạt các nguồn lực cho các cơ quan khu nghỉ mát. 6. Phát triển một quá trình thiết lập cơ quan đại diện dự án khu nghỉ mát mới trong khu vực. Nhà nước ước hiệp hội sẽ thấy vai trò của họ chủ yếu là xúc tác, mặc dù điều này đôi khi có nghĩa là thiết lập các dự án mô hình để chứng minh tính khả thi và phương pháp luận của các cơ quan đại diện khu nghỉ mát. 7. Xây dựng khu nghỉ mát nhiệm vụ kỹ thuật và chia sẻ chúng với những người tham gia vào công việc khu nghỉ mát. Đọc thêm » Không có nhận xét nào:Đặc điểm của Resort - điều gì tạo nên cái hồn của Resort?
Resort - khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan du lịch của du khách thường được xây dựng ở những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Resort có đặc điểm chung là yên tĩnh, xa khu dân cư, xây dựng theo hướng hòa mình với thiên nhiên, có không gian và cảnh quan rộng, thoáng, xanh. Đọc thêm » Không có nhận xét nào: Bài đăng mới hơn Trang chủ Đăng ký: Bài đăng (Atom)Lưu trữ Blog
- ► 2016 (3)
- ► tháng 3 (3)
Giới thiệu về tôi
Tueminhduong Chuyên điều trị các vấn đề Cơ - Xương - Khớp và Tai biến - yếu liệt theo phương pháp Y học cổ truyền Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiTừ khóa » Cash Float Trong Khách Sạn Là Gì
-
Cash Float Trong Khách Sạn Là Gì - Blog Của Thư
-
Cash Float – Tiền Dự Phòng • A... - Lễ Tân Khách Sạn 4-5 Sao
-
Cash Float Là Gì - .vn
-
Thuật Ngữ Tiếng Anh Cho Nhân Viên Lễ Tân Khách Sạn
-
Tìm Hiểu Mô Hình Tổ Chức Bộ Phận Lễ Tân Khách Sạn
-
NGHIỆP VỤ LỄ TÂN TRONG KHÁCH SẠN (PHẦN 4)
-
Nhân Viên Quầy Lưu Niệm - Việc Làm & Tuyển Dụng
-
[DOC] 2. Nhiệm Vụ Cơ Bản Của Lễ Tân Khách Sạn
-
Dịch Vụ Lưu Trú Tiếng Anh Là Gì? Phân Loại Dịch Vụ Lưu Trú - CareerLink
-
Cơ Cấu Tổ Chức Của Bộ Phận Lễ Tân – Khách Sạn Hyatt Hà Nội - 123doc
-
Cash Flow Là Gì? Cách Giúp Quản Lý Cash Flow Hiệu Quả
-
Tổng Hợp Thuật Ngữ Chuyên Ngành Cho Nhân Viên đặt Phòng Khách ...
-
Chức Năng, Vai Trò Và Nhiệm Vụ Của Bộ Phận Lễ Tân Khách Sạn