Quản Lý Lưu Vực - (bài 6) Thủy Văn Lưu Vực - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Nông - Lâm - Ngư >>
- Lâm nghiệp
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.61 KB, 10 trang )
Bài 6: Thủy văn lưu vực:Mối quan hệ qua lại giữa rừng và nước là một nội dung nghiên cứu cực kỳ quan trọng trong lĩnhvực thủy văn học. Đặc biệt, cùng với nhận thức ngày một sâu thêm về tác động của biến đổi môitrường đến sự sinh tồn của loài người, đã khiến cho người ta nẩy sinh ra những nhận thức mới vềvai trò rất quan trọng của rừng và nghề rừng, khiến cho nghề rừng tiến tới quan điểm kinh doanhvà lợi dụng rừng chú trọng đến hiệu ích sinh thái và xã hội nhiều hơn. Hiệu ích sinh thái củarừng có liên hệ mật thiết với ảnh hưởng của nó đến năng lượng tuần hoàn hóa học địa cầu sinhvật và vật môi giới của nó (thực chất là tuần hoàn thủy văn và tuần hoàn khí quyển, lộ rõ ra quátrình ảnh hưởng và kết quả ảnh hưởng của những biến đổi của thảm thực vật rừng (khai thácrừng, nạn lửa rừng, khai khẩn, trồng rừng …) đối với tuần hoàn thủy văn. Đây là những căn cứkhoa học cho kinh doanh rừng, quản lý lưu vực, quản lý cảnh quan, bảo tồn thiên nhiên, phòngchống lửa rừng, quy hoạch sử dụng tài nguyên nước và quy hoạch sử dụng đất…Lũ lụt và hạn hán là những đặc điểm khí hậu vốn có nổi bật ở vùng hội tụ giữa hai chí tuyến. Cảhai vấn đề này đều có thể bị giảm thiểu nhờ sử dụng đất hợp lý để kiểm soát dòng chảy và lắngđọng bùn cát. Bảo vệ công trình xây dựng hồ chứa.Các vùng đầu nguồn ở nhiệt đới với lượng nhiệt ẩm dồi dào đã tạo điều kiện thuận lợi cho thựcvật sinh trưởng nhanh. Đã có nhiều nơi trồng chè, cao su và ca cao hoặc dầu dừa trên đất rừngkhai thác kéo dài hơn một thế kỷ trước đây mà vẫn đạt được sự ổn định về chế độ nước. Nhữngthử nghiệm ở vùng đầu nguồn nhiệt đới châu Phi đã chứng minh rằng, nếu được quản lý tốt, cảvùng đất trồng chè và trồng thông đều có tác dụng thủy văn tương tự như rừng tự nhiên.Tất cả chúng ta đều sống ở lưu vực, nhưng việc quản lý mà chúng ta quan tâm đến là lưu vực córừng cây che phủ. Chúng ta cần xem xét vai trò của môi trường rừng, đặc biệt là những ảnhhưởng của rừng đến quá trình thủy văn cũng như tầm quan trọng của rừng như một nguồn sinhthủy và cung cấp lâm sản đa tác dụng.Tất cả các phần của lưu vực sông đều liên kết chặt chẽ với nhau. Sử dụng đất khôn khéo ở vùngđầu nguồn có thể làm giảm những mối hiểm nguy do lũ lụt gây ra cho cư dân ở phía hạ lưu, bấtcứ sai lầm nào trong sử dụng đất ở vùng cao đều gây ra tai họa cho vùng dưới.Tất cả những nghiên cứu về thủy văn đều bắt đầu từ sự cân bằng nước ở lưu vực. Từ thung lũngnhỏ bé đến các lưu vực rộng lớn đều liên hệ với những vùng đất riêng biệt để thu nhận nướcmưa, nước bốc hơi và tạo ra sự khác nhau về dòng chảy của sông suối hay về trữ lượng mựcnước ngầm.6.1. Nhận thức chung về thủy văn lưu vựcLưu vực và nguồn nước không thể tách rời nhau. Rừng và nước xuất hiện đồng thời và thườngxuyên có tác động qua lại lẫn nhau. Sự xuất hiện của thực vật là chỉ thị cho sự sẵn có của nguồnnước. Vì vậy trong vùng nhiệt đới lớp thảm thực vật sẽ phát triển tốt tươi ở những nơi có nguồnnước dồi dào. Nguồn nước dư dật sau khi được thực vật rừng sử dụng sẽ thấm xuống đất, thamgia vào mực nước ngầm và bổ sung vào dòng chảy sông suối trừ một lượng nước bốc hơi vật lývà thoát khỏi đất rừng. Nguồn nước thoát ra từ rừng và đất rừng thường mang lại lợi ích to lớnđối với đời sống và sinh hoạt của con người.Vòng tuần hoàn của nước từ biển khơi lên khí quyển, rơi xuống mặt đất, sau đó lại chảy ra biểnđược gọi là vòng tuần hoàn nước hay tuần hoàn thủy văn. Tuần hoàn thủy văn có thể được xemxét như một hệ thống gồm các nguồn dự trữ nước (khí quyển, đất, sông suối…) và các dòng chảycủa nước dưới dạng rắn, lỏng hoặc khí chảy ra giữa các nguồn nước dự trữ này. Mỗi nguồn dựtrữ và dòng chảy riêng biệt như trên được gọi là một “quá trình thủy văn”. Sự phân chia tuầnhoàn thủy văn thành các quá trình thủy văn và đặt tên cho mỗi quá trình này sẽ tạo thuận lợi choviệc tìm hiểm cơ chế dịch chuyển và tích lũy của nước và năng lượng trong hệ thống. Ngoài ra,việc làm này còn cho phép dự báo số lượng và chất lượng nước đi qua hệ sinh thái nhờ thu nhậpdữ liệu cần thiết ở từng quá trình thủy văn riêng biệt.Trong một năm, cân bằng nước ở một khu vực được xác định theo công thức dưới đây:P = Q + ET ± S ± GTrong đó:P: Tổng lượng nước giáng thủy trong năm (mm)Q: Tổng lượng nước chảy ra sông suối (mm)ET: Tổng lượng nước bốc hơi vật lý từ đất và lượng thoát hơi từ thực vật (mm)S: Tổng lượng nước làm thay đổi độ ẩm đất rừng (mm); dấu cộng khi độ ẩm đất tăng lên,dấu trừ khi độ ẩm đất giảm xuốngG: Tổng lượng nước làm thay đổi mực nước ngầm (mm); dấu cộng khi mực nước ngầmđược bổ sung, dấu trừ khi mực nước ngầm bị giảm đi do phải vận chuyển lên tầng đất phía trên.Mỗi thành phần của cân bằng nước nêu trên đều là kết quả của quá trình vận động phức tạp củanước diễn ra trong thiên nhiên, vì vậy việc điều tra đo đếm ở ngoài thực địa trên quy mô lưu vựcthật không đơn giản. Cho đến nay, nghiên cứu định lượng về các thành phần cân bằng nước trênthế giới còn rất khiêm tốn, một số kinh nghiệm ít ỏi chỉ được đúc kết trong khoảng 2 – 3 thập kỷtrở lại đây. Thủy văn lưu vực trên sườn dốc thường được mô tả theo một trình tự nhất định, bắt đầu từ quátrình nước mưa đi vào hệ sinh thái, đến khi quá trình nước mưa bị giữ lại trên tán rừng, nước lọtqua tán, nước chảy men theo thân cây, nước chảy tràn trên bề mặt đất đến quá trình nước thấmxuống đất, hình thành dòng chảy ngầm hoặc bốc hơi nước vật lý từ đất trở về khí quyển. Lẽ tấtnhiên là, mỗi quá trình đó lại có thể được chia thành các tiểu quá trình chi tiết hơn. Nhìn chung,mọi quá trình tuần hoàn thủy văn của rừng nhiệt đới đều chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ mưa,địa hình, đất và cấu trúc lớp thảm thực vật.6.2. Ảnh hưởng của rừng đến dòng chảy và lũ lụt: Đặc điểm bao trùm nhất của khí hậu có liên quan đến quản lý lưu vực ở vùng nhiệt đới là lượngchiếu sáng dồi dào và lượng mưa phân bố không đều trong năm. So với các vùng vĩ độ thấp, nơibức xạ mặt trời làm nhiệt độ không khí ấm hơn và tốc độ sinh trưởng của thảm thực vật cao hơn,thì vùng vĩ độ thấp lại có nguy cơ khô hạn do lượng nước bốc hơi nhiều hơn. Sự khô hạn thấtthường và không thể dự báo trước chắc chắn là đặc điểm nổi bật của vùng khí hậu xích đạo, mộtvùng rộng lớn có không khí ẩm và áp suất do kết quả tương tác của gió mậu dịch thổi đến từphương bắc và bán cầu nam. Vùng xích đạo luôn dao động theo mùa khi đi qua đường xích đạotheo sự chuyển động của mặt trời, nhưng không theo một thể thức nhất quán nên đã tạo ra lượngmưa thất thường và phân bố không đều. Hơn nữa, với lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống có nănglượng tiềm tàng cao đã làm tăng lượng hơi nước bốc lên từ biển và ngưng tụ thành các trận mưato dữ dội. Vì vậy, lũ lụt và hạn hán là những đặc trưng khí hậu không thể thay thế cho nhau trongcả vùng xích đạo.Các dòng không khí ẩm được đẩy lên cao nhờ các ngọn núi, sau đó lạnh đi và ngưng tụ thànhmưa. Trong vùng nhiệt đới, nơi nhiệt độ sườn dốc thường nóng ấm, sự liên kết của nhiệt độ caovà lượng mưa lớn sẽ thúc đẩy sinh trưởng của rừng rậm nhiệt đới. Những nhà lâm nghiệp của thể kỷ 19 tin rằng, rừng làm ra mưa. Họ đưa ra quan điểm này nhằmmục đích giữ rừng và ngăn chặn mọi sự tàn phá hay thay thế rừng. Những nghiên cứu khoa họcvề khí quyển không thể tìm thấy chứng cứ nào về vấn đề này, và mọi tranh luận đã khép lại từlâu. Ngày nay, chúng ta được trang bị nhiều bức ảnh vệ tinh về hệ thống thời tiết trên toàn thếgiới, trong đó đưa ra nhiều thông tin về lượng mưa ở nơi không có rừng cao hơn nhiều lượngmưa ở nơi có rừng. Quy mô của những quá trình trong khí quyển là ở chỗ, chỉ có các đại dươngmới đại diện cho bề mặt bốc hơi đủ lớn để cung cấp lượng nước đầy đủ cho việc hình thành mưaở lục địa.Về thủy văn học mà xét, lũ lụt chỉ được ngăn chặn nhờ việc xây dựng hồ chứa nước. Ở nơi nàochưa có điều kiện xây dựng hồ chứa, cần phải bố trí một khu vực với diện tích hứng đủ rộng cócác con đê bao quanh để chứa nước. Những khu vực chứa tạm thời như vậy nên được sử dụnglàm bãi chăn thả trong mùa khô, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Ngoài ra cần áp dụngnhiều giải pháp khác để giảm thiểu diện tích ngập lũ trong thời gian dài. Tại Parkistan, hơn 70 triệu người sống phụ thuộc vào 14 triệu ha đất tưới tiêu của châu thổ sôngIndus, nhưng trong toàn bộ vùng đất này lại lệ thuộc vào trữ lượng nước chảy từ sông vào tronghồ chứa chỉ trong một vài ngày. Sau mùa mưa lũ dồn dập là thời kỳ khô hạn kéo dài, nhưng chỉcó hai hồ chứa nước là hồ Mangla xây dựng năm 1967 và hồ Tarbella xây dựng năm 1976 dướisự tài trợ của ngân hàng thế giới (WB) nhằm cung cấp ổn định nguồn nước cho nhà máy thủyđiện. Tuy nhiên hai hồ chứa nước này đang bị phá hủy nhanh chóng do lắng đọng bùn cát dồnxuống từ sườn dốc chia cắt phức tạp. Hiện nay, nhiều chương trình trồng rừng đang được thựchiện ở cả hai vùng hồ, nhưng việc ngăn chặn xói mòn đất và rửa trôi chưa hiệu quả. Nhà máythủy điện Tarbella đã bị suy giảm 1/3 công suất thiết kế, trước khi nhà máy thủy điện Kalabagh ởvùng thượng nguồn được hoàn thành. Ở nước ta, hồ Hòa Bình được xây dựng trên lưu vực sông Đà. Đây là một hồ chứa nước đa mụctiêu, trước hết nhằm kiểm soát lũ lụt nhờ khả năng làm giảm lũ sông Hồng xuống thấp hơn tới1,5m, mục tiêu thứ hai là cung cấp nguồn nước phát điện với công suất thiết kế khoảng 1,9 tỷ kwgiờ điện mỗi năm. Từ khi hoàn thành (1992) hồ Hòa Bình thực sự đã góp phần rất quan trọngvào giảm nhẹ thiên tai ở đồng bằng Bắc bộ, ngay cả những năm nhiều mưa nhất cũng không xảyra vỡ đê dọc tuyến sông Hồng. Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã cung cấp tới trên 40% tổngnguồn năng lượng điện cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, sự mất rừng ở vùng hồ Hòa Bình đã kéo theo suy giảm nguồn nước, làm giảm hiệulực kiểm soát lũ lụt của hồ trong mùa mưa, giảm công suất thủy điện và khả năng cung cấp nướctrong mùa khô. Sự mất rừng còn làm gia tăng lượng bùn cát bồi lắng xuống lòng hồ, giảm tuổithọ của hồ. Nếu tốc độ bồi lắng đáy hồ mỗi năm 50 – 70 cm như hiện nay thì tuổi thọ của hồ HòaBình sẽ giảm từ 250 năm theo thiết kế xuống còn khoảng dưới 100 năm. Vì nhu cầu bảo vệ hồnhà nước đã quyết định gần như toàn bộ diện tích ở vùng ven hồ Hòa Bình đều thuộc phòng hộnghiêm ngặt, mọi hoạt động khai thác rừng đều bị nghiêm cấm hoặc bị hạn chế đến mức tốithiểu.Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh có vai trò cực kỳ to lớn trong việc bảo vệ đất, nuôi dưỡng nguồnnước và hầu nhu không bị phá hoại bởi lửa rừng. Trong vùng nhiệt đới khô, thường hình thànhrừng cây rụng lá như rừng khộp với ưu thế cây họ dầu (Dipterocarpaceae) thường bị đốt mộtcách thường xuyên. Những loài cây gỗ họ dầu này thường chịu lửa rất tốt, chỉ có vật rơi rụng vàtầng lâm hạ bị đốt cháy, làm cho mặt đất rừng bị phơi trống và bị bào mòn bởi dòng nước chảytrên bề mặt. Hiệu quả phòng lũ suy giảm và sự lắng đọng tăng lên. Những lưu vực này đòi hỏiphải quản lý thật thận trọng để ngăn chặn xói mòn đất và cộng đồng cần được giáo dục về tác hạicủa lửa rừng. Ở hầu hết các khu vực cao nguyên châu Phi, với lượng mưa hàng năm từ 1.000 mmtrở xuống và có từ 6 tháng khô hạn trở lên trong năm, thảm thực vật Savan xem lẫn cây gỗ đóngvai trò rất quan trọng trong việc ổn định đất trên các sườn dốc, tuy nhiên lớp thảm thực vật nàyluôn bị lửa thiêu cháy trơ trọi. Ngoài ra, do chăn thả quá mức nên vùng đất này nhanh chóng biếnthành vùng đất hoang.Vấn đề nan giải ở vùng nhiệt đới khô là bảo vệ các diện tích cung cấp nguồn nước cho sông suối.Nhiều khu vực rừng riêng biệt hoặc các đồng cỏ nhỏ bé gom đủ lượng nước mưa để duy trì sựtồn tại của chúng và cung cấp nguồn nước cho sông suối để tưới cho các cánh đồng khô hạn và lànguồn nước cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, những cây gỗ này đang bị người chăn thảgia súc chặt phá để lấy chất đốt và làm thức ăn cho gia súc.Việc bảo vệ những khu rừng riêng biệt như vậy rất khó khăn. Ở nhiều vùng nhiệt đới, hiện tượngphá rừng bừa bãi và chăn thả gia súc thiếu kiểm soát đã làm tăng lượng nước chảy tràn trên sườndốc nhưng lại làm giảm lượng nước thấm xuống mặt đất và làm triệt tiêu lượng nước bổ sungxuống tầng ngầm. Lũ lụt gia tăng trong mùa mưa và hình thành dòng chảy kiệt quệ trong mùakhô.Những báo cáo gần đây của chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc đã cảnh báo về nguy cơ“Hoang mạc hóa” đang tăng nhanh ở nhiều vùng đất khô hạn trên toàn thế giới. Vấn đề này đặcbiệt nghiêm trọng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới khô, nơi có 850 – 900 triệu người chịu ảnhhưởng trực tiếp của nạn phá rừng và đồng cỏ.Phần lớn các vùng rừng và đồng cỏ bị tàn phá nghiêm trọng là do sức ép dân số đang tăng nhanhvà do sử dụng bất hợp lý tài nguyên diễn ra trong lịch sử lâu dài. Có thể kể ra một số vùng điểnhình như Châu Phi, miền nam Sahara, Nam Mỹ và Mexico, Đông Nam Á, và vùng núi thấp củadãy Hymalaya. Ở những khu vực này, nhiều diện tích đất đai màu mỡ đang bị biến dần thànhhoang mạc, với tốc độ 6 triệu ha/năm, so với tổng số 21 triệu ha/năm trên phạm vi toàn thế giới.Một số khu đất đã ở trong tình trạng không thể canh tác được nữa và việc thu hồi lại độ phì củađất là không thể thực hiện được. Vì vậy, những vùng đất này phải được quản lý một cách hợp lýđể chặn đứng nguy cơ suy thoái. Nạn phá rừng và suy thoái vùng đầu nguồn là những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng sựphá hoại của lũ lụt đối với các vùng hạ lưu. Tuy nhiên, vấn đề này cho đến nay vẫn chưa nhậnđược sự đồng tình của một số nhà thủy văn rừng. Có thể chỉ ra một số công trình nghiên cứu nhưsau:Những nghiên cứu về biến đổi động thái của lưu lượng dòng chảy của lưu vực có rừng, lưu vựckhông có rừng hoặc ít rừng theo thời gian có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc điều tiết vàlợi dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước và đối với việc xác định hợp lý các biện pháp kinh doanhrừng. Những nghiên cứu về vấn đề này phần lớn đưa ra kết luận nhất trí với nhau, nhưng cũng cómột số kết quả nghiên cứu trái ngược.Một là, rừng có thể điều tiết, phân phối dòng chảy, làm tăng lưu lượng dòng chảy mùa khô hạn.Hai là, rừng có thể làm giảm lưu lượng của lũ, làm nhỏ yếu lưu lượng của đỉnh lũ, làm chậm lạihoặc kéo dài thời gian sinh ra hội lưu (nước ở nhiều dòng chảy dồn lại làm một); Tổng hợp những kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng, việc nghiên cứu thực nghiệm thủy văn lưuvực rừng trên phạm vi toàn thế giới đã có khá nhiều, những lưu vực nghiên cứu này thuộc về cácvùng khí hậu địa lý sinh vật khác nhau. Nhìn tổng thế kết quả nghiên cứu là khai thác rừng đãlàm tăng lượng nước chảy tràn trên bề mặt của lưu vực, nhưng ở các khu vực nghiên cứu khácnhau lượng tăng thêm này biến đổi rất lớn, rõ ràng là do tính chất khác nhau của hoàn cảnh ảnhhưởng đến tuần hoàn thủy văn gây ra.Nhìn chung, các công trình nghiên cứu cũng cho thấy rằng, việc phá rừng để chuyển sang canhtác nông nghiệp thường làm cho:- Lượng nước chảy trên bề mặt đất tăng lên, đỉnh lũ dâng cao hơn;- Trữ lượng dòng chảy bề mặt lớn hơn;- Lượng đất xói mòn bồi lấp lòng sông, lòng hồ tăng lên, từ đó làm giảm khả năng chuyển dòngchảy bề mặt của sông suối.Nếu cả ba quá trình này xảy ra, mực nước gia tăng của dòng suối ở lưu vực trống trọc sẽ có xuhướng lớn hơn ở lưu vực có rừng đối với các biến cố lũ trung bình. Do lòng suối bị bồi lấp ngàymột nâng dần lên, nên nguy cơ xảy ra lũ sẽ tăng và tổn thất do lũ cũng nặng nề hơn.Một vấn đề hết sức thú vị cũng đặt ra cho việc phân tích kinh tế các dòng lũ là: những lợi íchthực sự do việc kiểm soát lũ đem lại nhờ các dự án quản lý đầu nguồn có tồn tại không, đặc biệtlà lợi ích của những dự án trồng rừng? Câu trả lời chắc chắn là “đôi khi” và “khả năng mở rộnghạn chế”. Như đã chỉ ra ở trên, lưu vực có thể ảnh hưởng đến độ lớn của đỉnh lũ tương ứng vớicác giai đoạn dòng chảy khác nhau của sông suối và thường thấy rõ đối với những trận mưatrung bình. Tuy nhiên, những trận lũ dữ dội với sức tàn phá ghê gớm chủ yếu lại xảy ra do lượngmưa cực lớn. Nếu gặp lượng mưa lớn như vậy, mọi lưu vực đều có thể hình thành lũ, bất kể lưuvực đó có nhiều hay ít rừng che phủ. Vì vậy, việc phát triển những kỹ thuật để đánh giá tác hạicủa lũ ở điều kiện lưu vực được quản lý ở những mức độ khác nhau đòi hỏi phải nghiên cứu sâusắc hơn nữa về thủy văn học của vùng đầu nguồn cũng như đòi hỏi phải chú ý đến các thông sốlũ ở vùng hạ lưu. Sự thay đổi của đường cong tuần suất lũ theo các hoạt động của dự án phảiđược xác định trước, sau đó những thay đổi này phải được cân bằng với sự thay đổi của tác hạicủa lũ trong năm.6.3. Rừng và sản lượng nước:Vai trò của rừng trong việc nuôi dưỡng nguồn nước đầu nguồn và điều tiết dòng chảy đã đượcthừa nhận. Nhìn chung, ảnh hưởng đến lượng nước sản sinh ra của vùng đầu nguồn có xu thếgiảm dần từ rừng là kim đến rừng lá rộng gỗ cứng, đến rừng cây bụi, đến thảm thực vật thân cỏ. Nghiên cứu ảnh hưởng của những biến đổi thảm thực vật rừng đối với lượng nước sản sinh racủa vùng đầu nguồn đã đạt đến đỉnh cao ở Mỹ vào khoảng năm 1965 (Stednick, 1996), tình hìnhnày trùng hợp với nhu cầu phải nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện hệ sinh thái rừng. Từmặt nội dung nghiên cứu của nó mà xem xét, cũng từ những nghiên cứu có tính chất truyềnthống về ảnh hưởng của biến đổi thảm thực vật rừng đến lượng nước đã phát triển sang nghiêncứu quá trình tuần hoàn thủy văn và hiện tượng có liên quan với nó là chu trình sinh địa hóa, đặcbiệt là nghiên cứu tuần hoàn chất dinh dưỡng. Mặc dù ở Mỹ ngay từ những năm 80 của thế kỷ 20đã sớm biên soạn Sách hướng dẫn về kinh doanh rừng nhằm nâng cao sản lượng nước của vùngđầu nguồn căn cứ vào kiểu rừng của mỗi vùng, nhưng xem xét từ những nghiên cứu của cácnước khác trên thế giới cho thấy, diện tích rừng giảm lại có thể tăng thêm lượng nước sản sinh racủa vùng đầu nguồn và trồng rừng có thể làm giảm bớt lượng nước sản sinh ra, còn biên độ ảnhhưởng của những biến đổi thảm thực vật rừng đối với lượng nước sản sinh ra của vùng đầunguồn thì khác nhau rất lớn. Cần phải nói rằng, những khác biệt này sinh ra nhiều ảnh hưởng bấtlợi đối với việc đánh giá một cách khách quan và chuẩn xác về ảnh hưởng của thảm thực vậtrừng đối với tuần hoàn thủy văn, đồng thời cũng buộc các nhà nghiên cứu càng phải coi trọngnghiên cứu về cơ chế vật lý của quá trình thủy văn, để tạo thuận lợi cho việc đem những kết quảnghiên cứu thực nghiệm so sánh giữa các đầu nguồn ra suy luận áp dụng một cách đáng tin cậycho công tác thủy văn tương ứng ở những nơi khác, và những lưu vực khác, để làm căn cứ chokinh doanh rừng nuôi dưỡng nguồn nước.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những khác biệt về ảnh hưởng của khai thác rừng đối với nhữngbiến đổi của lượng nước sản sinh ra của lưu vực ở các khu thủy văn khác nhau và ở trong cùngmột khu thủy văn, trong đó bao gồm: Phương thức khai thác, điều kiện khí hậu, điều kiện thổnhưỡng, điều kiện địa hình, thời gian tiến hành quan trắc sau khi khai thác rừng … Khi các nhântố khác đều giống nhau, thì sau khi chặt hạ rừng, dòng chảy hiện ứng của trận mưa tạo ra trênmột mức độ rất lớn phụ thuộc vào quá trình hồi phục của thảm thực vật rừng; trong trường hợpsử dụng các biện pháp khống chế, ví dụ như sử dụng chất diệt cỏ để khống chế sự phục hồi củathảm thực vật, thì sự tăng lên của lượng nước sản sinh ra của lưu vực có xu hướng tiếp tục kéodài mãi. Nhưng khi để cho thảm thực vật được phục hồi tự nhiên thì lượng nước sản sinh ra củalưu vực hiệu ứng với khai thác chặt hạ rừng sẽ biến đổi tương đối lớn ở những vùng có lượngmưa lớn. Ở những vùng này, thảm thực vật phục hồi tương đối nhanh, thời gian cho sự tăng lêncủa lượng nước sản sinh ra của lưu vực sẽ ngắn, do đó mà ở những vùng ẩm ướt, xu thế cho sựtăng lên của lượng nước sản sinh ra của lưu vực chỉ kéo dài 3 – 10 năm là hết. Có thể dự liệurằng ở những vùng tương đối khô hạn, do thảm thực vật phục hồi tương đối chậm, xu thế thờigian cho sự tăng lên của lượng nước sản sinh ra của lưu vực có thể được trông đợi kéo dài lâuhơn, vì rằng sự biến đổi lượng nước sản sinh ra của lưu vực có thể được trông đợi kéo dài lâuhơn, vì rằng sự biến đổi lượng nước sản sinh ra của lưu vực là một hàm số của sự phục hồi rừng.Những hiệu ứng của thủy văn cho một thời gian tương đối dài, đương nhiên có quan hệ vớinhững biến đổi của tổ thành loài cây và điều kiện khí hậu của sự phục hồi thảm thực vật. Nhữngảnh hưởng khác nhau của việc khai thác rừng đối với lượng nước sản sinh ra của lưu vực hàngnăm và dòng chảy hiệu ứng cũng có thể do vị trí không gian tự nhiên của khu rừng chặt hạ dẫnđến, vì rằng những vị trí không gian này có ảnh hưởng khác nhau đến khởi nguồn của các dòngchảy trong vùng đầu nguồn. Ảnh hưởng của những phương thức khai thác khác nhau đối vớilượng nước sản sinh ra của lưu vực cuối cùng được ghép chung vào ảnh hưởng của diện tích chặthạ đối với lượng nước sản sinh ra của lưu vực, tuy rằng trên thực tế các phương thức khai tháckhác nhau gây ra những ảnh hưởng khác nhau đến tình trạng rừng của lưu vực.6.4. Rừng và xói mòn đất:Xói mòn đất do nước là một vấn đề nghiêm trọng đối với sản xuất nông, lâm nghiệp ở nhiềuvùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Nước chảy bóc đi lớp đất mặt màu mỡ nhất và còn phá hoại mùamàng khi xảy ra lũ. Rừng bị tàn phá và đất đai bị phơi ra trống trọc là nguyên nhân cơ bản làmcho xói mòn đất tăng nhanh.Trồng rừng có tác dụng bảo vệ đất khỏi bị xói mòn, còn chặt phá rừng sẽ làm cho đất bị xói mònnghiêm trọng và làm cho đất bị thoái hóa. Các cây gỗ, đặc biệt là cây gỗ ở trong rừng thực sựlàm giảm đáng kể một lượng đất xói mòn. Theo các tổ chức UNESCO, UNEP, FAO, lượng đấtxói mòn dưới rừng tự nhiên ẩm và kín tán, rừng ẩm theo mùa không bao giờ vượt quá 1tấn/ha/năm. Tuy nhiên xói mòn mặt có thể xuất hiện trong rừng nguyên sinh do sạt lở đất hoặcdo các mảnh vụn trôi xuống tại các sườn dốc kém tính ổn định.Mặc dù vậy, rừng nguyên sinh vẫn là một đối tượng lý tưởng cho việc bảo vệ lưu vực khỏi bị xóimòn, nhưng cần phải nhấn mạnh là rừng làm giảm xói mòn chứ không phải là triệt tiêu hoàn toànxói mòn đất. Để thấy rõ hơn vấn đề này, chúng ta hãy chia xói mòn đất do nước thành 3 loại:- Xói mòn mặt- Xói mòn rãnh- Di chuyển đất từng mảng (lở đất, sụt đất và cuốn trôi các vật thể đất vỡ vụn)Do tần suất mưa cao, cường độ mưa lớn và vật rơi rụng che phủ ít trên bề mặt đất của rừngnguyên sinh nhiệt đới ẩm, nên lượng đất xói mòn ở loại rừng này thường cao hơn nhiều so vớilượng đất xói mòn ở rừng nguyên sinh ẩm á nhiệt đới và ôn đới. Ở vùng rừng khô hạn hoặc rừngmưa mùa, mức xói mòn đất thường nằm trong khoảng mức xói mòn của đất rừng nhiệt đới và ônđới, tùy thuộc vào chế độ mưa. Nếu lớp cây bụi thảm tươi hoặc vật rơi rụng được bảo tồn thìlượng đất xói mòn của rừng sẽ rất ít.Khác với điều thường suy luận, không phải cây nào cũng có vòm tán to là bảo vệ được đất nhiềunhất mà chính là lớp cây bụi, thảm tươi và thực vật rơi rụng cùng lớp thảm mục che phủ đất ởbên dưới tán cây (Hamilton, 1986). Nếu dưới đất bị trơ trụi, những giọt nước lớn rơi từ vòm táncủa cây to có thể gây ra xói mòn làm bắn đất lên và tạo ra nhiều vũng nước hơn là mưa rơi tựnhiên trên đất trống. Do đó, không phải cứ chặt cây to là làm cho mặt đất bị xói mòn mà chính sựmất đi của tầng bên dưới đã gây ra xói mòn đất nghiêm trọng.Sự thật là nguy cơ xói mòn đất dưới tầng cây gỗ lại tăng lên do kích thước giọt mưa lớn hơn.Những loài có phiến lá to (như lá Tếch – Tectona Grandis) thường tạo ra các giọt nước ngưngđọng với kích thước lớn, nên khi rơi từ tán lá trên cao xuống sẽ có sức công phá bề mặt đất lớnhơn so với sức công phá của giọt mưa tự nhiên trên đất trống. Chẳng hạn, loài Albizzia falcatariavới tần tán cao 20 m so với mặt đất, tạo ra giọt mưa có năng lượng gây xói mòn bằng 102% sovới năng lượng của giọt mưa rơi ở nơi trống. Loài Anthocephalus chinensis với phiến lá to vàtầng tán cao 10 m, lại tạo nên những hạt nước rơi có năng lượng gây xói mòn bằng 147% so vớinăng lượng của hạt mưa rơi tự nhiên. Vì vậy, một trong những tiêu chí chọn loại cây trồng rừngphòng hộ đầu nguồn là cây có tán lá dày rậm nhưng phiến lá phải nhỏ, càng nhỏ càng tốt. Nhữngnghiên cứu khác cho thấy rằng, cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng có vai trò rất lớn trong việchạn chế xói mòn đất. Nếu chúng bị phá trụi hoặc bị lấy đi khỏi đất rừng thì tầng cây gỗ phía trênsẽ không có tác dụng giảm thiểu xói mòn trên sườn dốc. FAO (1986) đã tổng kết nhiều tài liệunghiên cứu về xói mòn đất dưới các loại rừng và các kiểu rừng sử dụng đất khác nhau và đã đưara bảng số liệu khá hấp dẫn ở bảng 3.2. Những số liệu ở bảng được tính bình quân từ nhiều ômẫu có độ dốc và loại đất khác nhau. Cần chú ý rằng, nếu vật rơi rụng và cây bụi, thảm tươi càngsớm bị loại bỏ thì mức xói mòn đất càng tăng lên một cách rõ rệt. Bảng 3.2: Lượng đất xói mòn dưới các loại rừng ẩm nhiệt đới và kiểu sử dụng đất khácnhau (tấn/ha/năm)Loại rừng/kiểu sử dụng đất Lượng đất xói mònTối thiểu Bình quân Tối đaVườn cây gỗ nhiều tầng (4/4) 0,01 0.06 0,14Rừng tự nhiên (18/27) 0,03 0,30 6,16Nương rẫy bỏ hóa (6/14) 0,05 0,15 7,40Rừng trồng (14/20) 0,02 0,58 6,20Cây gỗ có cây bụi thảm tươi và vật che phủ đất 0,10 0,75 5,60Nương rẫy đang canh tác (7/22) 0,40 2,78 70,05Cây gỗ không có cây bụi thảm tươi (10/17) 1,20 47,60 182,90Rừng trống, đốt hoặc loại bỏ vật rơi rụng (7/7) 5,92 53,40 104,80Ghi chú: (x/y): x: số lượng địa phương, y: số lượng mẫu quan sát.Một trong những công việc quan trọng khi lập kế hoạch quản lý lưu vực là xác định những vùngđất có nguy cơ cao về xói mòn bề mặt. Nguy cơ xói mòn bề mặt là hàm số của tính xói mòn củamưa, độ dốc của đất, tính xói mòn của đất và cấu trúc lớp thảm thực vật.Xói mòn rãnh luôn xuất hiện khi có xói mòn mặt, nhưng chúng có thể được giảm thiểu. Một khixói mòn rãnh xuất hiện do kỹ thuật sử dụng đất không phù hợp thì việc kiểm soát chúng để ổnđịnh vùng đầu nguồn là rất quan trọng nhưng cũng rất khó khăn. Nếu rãnh xói mòn ngày cànglan rộng, nó sẽ kéo theo một quá trình xói mòn đất phức tạp và hỗn hợp gồm sạt lở đất phía trênđầu rãnh, thụt đất và xói mòn bề mặt. Trong tình hình như vậy, việc sử dụng biện pháp bảo vệđất thông qua phát triển lớp thảm phủ thực vật, tạo vật rơi rụng, xây tường phía trên rãnh đểchuyển hướng dòng chảy, là rất cần thiết. Tại những vùng đất này, cây cối đóng vai trò cực kỳquan trọng, đặc biệt là những loài cây sinh trưởng nhanh, có khả năng kéo theo sự tồn tại và pháttriển tươi tốt của những thực vật tầng dưới làm nhiệm vụ che phủ bảo vệ đất. Việc ổn định cácrãnh bị xói mòn có thể còn đòi hỏi những biện pháp làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của rãnh,nhất là ở phía trên của nó.Về mặt địa chất học mà xét, một trong những chức năng vốn có của sông suối là vận chuyển vậtchất xói mòn rửa trôi từ vùng đầu nguồn xuống vùng hạ lưu. Mức đất xói mòn trong một consông là hàm số của tính xói mòn do nước và tính xói mòn của bề mặt lưu vực. Mặt giao diện bềmặt nước là một diện tích tạo ra xói mòn. Đặc điểm của bờ sông và lòng sông quyết định mứcxói mòn đó. Xói mòn do khối lượng (mass erosion) là sự dịch chuyển một khối lượng đáng kể vật chất (đất,đá, thảm thực vật, nước) dưới tác động của trọng lực. Các kiểm xói mòn do khối lượng gồm: rơihoặc trượt đá, trượt đất, các dòng nước cuốn trôi vật chất vỡ vụn, xói mòn do nước chảy xiết, sụtđất, lăn đất…Những vùng đất dốc có nguy cơ sạt lở đất cần được đặc biệt chú ý như những vùng trọng yếutrong các hoạt động lập kế hoạch và quản lý đầu nguồn. Việc giao quyền sử dụng đất và nhữngchính sách quản lý đất đai đối với các diện tích có nguy cơ sạt lở cần phải dựa vào mức độ nguyhại của các nhân tố khí hậu, địa hình và điều kiện thổ nhưỡng. Trong trường hợp nguy cơ sạt lởđất không rõ rệt, chỉ cần xem xét tình huống sạt lở có xảy ra hay không trên phạm vi toàn khuvực là đủ. Còn đối với trường hợp có nguy cơ cao, cần phải đánh giá và phân loại mức độ sạt lởđất để định hướng cho các giải pháp kiểm soát. Các tiêu chuẩn phân cấp nguy cơ sạt lở đất nêndựa vào cường độ mưa và thời gian mưa, độ dốc và dạng đất. Sạt lở đất hiếm khi xảy ra ở nơi cóđộ dốc thấp dưới 35 – 40% mà thường phổ biến ở nơi có độ dốc 70% trở lên. Sạt lở đất cũng liênhệ chặt chẽ với độ lõm của sườn dốc và với vị trí tập trung nước trên sườn dốc.Giải pháp dùng hệ rễ cây dày đặc để ổn định đất trên sườn dốc tại những vùng có nguy cơ sạt lởđất cao tỏ ra rất có triển vọng. Hệ thống rễ cây này đóng vai trò “liên kết” các phần tử đất vàonhau để tạo ra khối “liên minh” bền chắc chống lại sức hút của trọng lực. FAO (1986) đã đưa radẫn liệu là việc trồng rừng thông Pinus radiata sau 5 dến 10 năm tạo được hệ rễ làm tăng đángkể khả năng ổn định đất trên sườn dốc. Tuy nhiên, FAO cũng chỉ ra rằng, việc trồng rừng khôngluôn luôn làm giảm được sự sạt lở đất tại các điểm xuất phát của rãnh xói mòn. Việc khai thácrừng theo đường đồng mức ở những nơi có nguy cơ sạt lở đất mà không tổn hại đến hệ rễ có thểlàm cho vùng đất này trở nên ổn định hơn. Nếu lợi dụng tái sinh chồi ngủ ở gần gốc và duy trì sựtồn tại của hệ rễ cây mẹ thì việc khai thác rừng trước đó không hề ảnh hưởng đến sạt lở đất. Vìvậy, việc sử dụng phương thức tái sinh chồi để kinh doanh rừng trồng gỗ nhỏ với các loài câysinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn có thể cải thiện được tình hình sạt lở đất. Nếu khôngtiếp tục chu kỳ 2, lượng đất xói mòn lại gia tăng tùy thuộc vào tỷ lệ của những rễ bị phân hủy sovới tổng số rễ trước đó. Rừng rậm nhiệt đới, nơi có đủ tầng cây cao, cây bụi, thảm tươi, vật rơi rụng và thảm mục là đạibiểu tốt nhất để giảm thiểu lượng đất xói mòn đối với tất cả các kiểu xói mòn đất kể trên. Việc sửdụng rừng của con người cần được cân nhắc kỹ lưỡng để không ngừng nâng cao chức năngphòng hộ của rừng. Cần sử dụng rừng vào nhiều mục đích, từ nghiên cứu khoa học, du lịch rừng,khai thác lâm sản ngoài gỗ đến khai thác gỗ và canh tác nương rẫy tại các vùng đất giữa các lâmphần rừng.Xói mòn đất và sự lắng đọng có liên hệ chặt chẽ với lũ lụt, chúng cùng tăng cường lẫn nhau vàcả ba hiện tượng này đều không phải là mong muốn của con người. Mưa gây ra xói mòn, xóimòn làm bồi lấp lòng sông, từ đó nâng đáy sông cao lên và làm tăng tần suất và cường độ lũ lụtcho vùng thấp.Nếu lượng đất bồi lấp tại các hồ chứa tăng lên, có thể gây ra các hậu quả sau đây:- Làm hại hoặc tiêu diệt các thủy sinh vật- Bị suy giảm chất lượng nước, bao gồm nước uống, nước sinh hoạt và nước dùng trong côngnghiệp.- Làm giảm dung tích hồ chứa, giảm khả năng điều tiết nước, giảm công suất và tuổi thọ của nhàmáy thủy điện.- Cản trở giao thông thủy- Nâng đáy hồ lên, từ đó làm gia tăng lũ.Hầu hết các tác động không mong muốn này do lắng đống hồ chứa đều ảnh hưởng đến vùng hạlưu, nơi có dân cư đông đúc. Mối liên hệ giữa xói mòn đất ở thượng nguồn và lắng đọng ở hạ lưuđã được nhận biết rõ bởi những người chịu ảnh hưởng, và ngày càng có nhiều hành động để giảmthiểu chất lắng đọng thông qua các kế hoạch quản lý vùng đầu nguồn một cách tốt hơn.
Tài liệu liên quan
- Đề tài quản lý môi trường ổn định, bền vững trong nuôi trồng thủy sản
- 27
- 612
- 3
- Tài liệu Bài hát dòng vần xoay - Vũ Thành An (lời bài hát có nốt) ppt
- 1
- 728
- 5
- Tài liệu Chăn nuôi thú nhai lại - Bài 6 pptx
- 11
- 493
- 4
- Tài liệu QUYẾT ĐỊNH - Về việc bãi bỏ các văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định thủ tục hành chính áp dụng tại Ủy ban nhân dân quận - huyện trong lĩnh vực Tiêu chuẩn nhà giáo, cán bộ quản lý và lĩnh vực Giáo dục và đào tạo ppt
- 5
- 1
- 0
- Tài liệu Đề tài " Quản lý môi trường ổn định, bền vững trong nuôi trồng thủy sản " pptx
- 27
- 811
- 0
- Quản lý lưu vực - (bài 6) Thủy văn lưu vực
- 10
- 1
- 15
- những tác động tiềm tàng dự án quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông cửu long
- 16
- 320
- 0
- Lưu Ý Xử Lý Dứa Cayen Ra Hoa Trái Vụ doc
- 3
- 366
- 3
- Lưu Ý Xử Lý Dứa Cayen Ra Hoa Trái Vụ docx
- 3
- 482
- 0
- TRUYỀN TINH NHÂN TẠO CHO BÒ - phần 2- bài 6 doc
- 6
- 755
- 3
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(95.5 KB - 10 trang) - Quản lý lưu vực - (bài 6) Thủy văn lưu vực Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Thủy Văn Rừng Là Gì
-
Từ điển Tiếng Việt "thuỷ Văn Rừng" - Là Gì?
-
[PDF] ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG TRỒNG ...
-
Tài Liệu Khí Tượng Thủy Văn Rừng - 123doc
-
Vai Trò Của Cây Xanh Và Rừng Trong Việc điều ... - Báo điện Tử Chính Phủ
-
[PDF] Chương VII. VAI TRÒ SINH THÁI CỦA RỪNG - Website Giáo Viên
-
Vai Trò Của Cây Xanh Và Rừng Trong Việc điều Hòa Khí ... - Báo Đắk Lắk
-
Một Số Khái Niệm Khí Tượng Thủy Văn
-
[PDF] TÍNH CHẤT THỦY VĂN THEO ĐỊA HÌNH VÀ MÙA TẠI KHU SINH ...
-
[PDF] Phương Pháp đánh Giá Nhanh Thủy Văn (RHA) - World Agroforestry
-
[PDF] ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA RỪNG ĐẾN DÒNG CHẢY VÀ XÓI MÒN ...
-
[PDF] Min ơi! Cậu Có Biết Tại Sao Môi Trường Sống Của Chúng Ta Ngày Càng ...
-
(PDF) Thủy Văn Môi Trường | Gà Rừng
-
Rừng Ngập Mặn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vai Trò Của Rừng - Xin đừng Thờ ơ Với Rừng