Tài Liệu Khí Tượng Thủy Văn Rừng - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Nông - Lâm - Ngư >>
- Lâm nghiệp
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.31 KB, 56 trang )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆPVƯƠNG VĂN QUỲNHĐ Ề CƯƠNGBÀI GIẢNG KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂNRỪNGDÙNG CHO CAO HỌC LÂM NGHIỆPTỔNG SỐ 45 TIẾT, TRONG ĐÓ CÓ 15 TIẾT THỰC HÀNH2002MỤC LỤCBÀI MỞ ĐẦU 3CHƯƠNG I. QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA RỪNG VÀ ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN 5CHƯƠNG II. THUỶ VĂN RỪNG 28CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU 37CHƯƠNG 4. KHAI THÁC TIỀM NĂNG CỦA TÀI NGUYÊN KHÍ HẬ U 532BÀI MỞ ĐẦU1. Khái niệm về khí tượng thuỷ văn rừng Khí tượng thuỷ văn rừng là môn học về quy luật biến đổi của các yếu tốkhí tượng thuỷ văn có liên quan đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp, mối quan hệgiữa chúng với đối tượng và quá trình hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Trên cơsở đó xây dựng những giải pháp khai thác tài nguyên khí thuỷ văn phục vụ lâmnghiệp. 2. lịch sử phát triển của khí tượng thủy văn rừng Khí tượng thuỷ văn rừng là một môn sinh thái học ứng dụng. Nó nghiêncứu mỗi quan hệ giữa cá thể và quần sinh vật rừng với các yếu tố khí tượng thuỷvăn - một bộ phận quan trọng của hoàn cảnh sống. Từ lâu một phần những vấnđề của khí tượng thuỷ văn rừng đã được nghiên cứu trong các môn lâm học,trồng rừng, sinh thái rừng, phòng chống lửa rừng, phòng trừ dịch bệnh cây rừngv.v đến những năm 50 của thế kỷ này do nhận thức được vai trò của nhữngkiến thức khí tượng học trong hoạt động thực tiễn nông lâm nghiệp các trườngđại học nông-lâm nghiệp đã giảng dạy những kiến thức khí tượng trong mộtmôn học độc lập. lúc đầu, người ta chỉ giảng những kiến thức cơ bản của khítượng học. Dần dần những nội dung mới của môn học được phát triển cùng vớinhững kết quả nghiên cứu ứng dụng của khí tượng học vào lâm nghiệp, nôngnghiệp và phương pháp nghiên cứu riêng mang sắc thái đặc thù của lâm nghiệp.Môn học được đổi tên thành khí tượng lâm nghiệp. gần đây do nhận thức về tầmquan trọng của nước và các vấn đề thuỷ văn rừng ngày một đầy đủ hơn, người tanhận thấy cần bổ sung những kiến thức về thuỷ văn vào chương trình giảng dạycủa môn học khí tượng lâm nghiệp. Môn học được đổi tên thành khí tượng thuỷvăn rừng.Cùng với sự phát triển của hoạt động nghiên cứu khoa, những kiến thứcđược tích luỹ tăng lên, và người ta thấy để tăng hiệu quả hoạt động thực tiễn củacác cán bộ khoa học lâm nghiệp cần phải bổ túc thêm những kiến thức mới hoặctrình bày sâu hơn về cả lý thuyết và ứng dụng kiến thức khí tượng thuỷ văn chohọc viên cao học và nghiên cứu sinh. Môn học này được thực hiện nhằm cungcấp thêm những kiến thức khí tượng thuỷ văn rừng, thảo luận sâu hơn về nhữngvấn đề ứng dụng kiến thức khí tượng thuỷ văn rừng vào thực tiễn quản lý tàinguyên rừng. 3. Những quan điểm trong nghiên cứu khí tượng thuỷ vănrừng- quan điểm sinh thái Chí tượng thuỷ văn rừng là một lĩnh vực của sinh thái học. Nó nghiên cứuquan hệ giữa sinh vật và một bộ phận của các nhân tố hoàn cảnh. 3Quy luật tác động của các yếu tố khí tượng đến đối tượng và quá trình sảnxuất lâm nghiệp cũng mang quy luật chung của các yếu tố sinh thái. Vì vậy, cóthể mô tả quan hệ giữa sinh vật với các yếu tố khí tượng thuỷ văn bằng các giớihạn trên, giới hạn dưới, giá trị tối thích, những quy luật của yếu tố giới hạn, quyluật của đường cong sinh thái, quy luật ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tốsinh thái v.v Khi nghiên cứu quan hệ của yếu tố khí tượng thuỷ văn với đối tượng hoặcquá trình sản xuất có thể phát hiện và mô tả cả quy luật định tính, quy luật địnhlượng v.v - quan điểm hệ thống Điều kiện khí tượng thuỷ văn là một bộ phận của các yếu tố trong hệ thốngtự nhiên, kinh tế xã hội. Sự hình thành và biến đổi của nó phụ thuộc vào đặcđiểm của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội và ảnh hưởng tới đặc điểm của cácyếu tố này trong mối tương tác hệ thống. Vì sự thống nhất trong hệ thống tự nhiên, có thể tác động vào các yếu tốkhác để định hướng, cải tạo điều kiện khí tượng thuỷ văn. Ngược lại có thể cảitạo điều kiện khí tượng thuỷ văn để định hướng phát triển các yếu tố khác.Vì tính hệ thống nên những giải pháp khai thác tài nguyên khí tượng thủyvăn có thể bao gồm cả các biện pháp kỹ thuật, kinh tế và xã hội.Vì tính hệ thống nên mỗi tác động làm thay đổi điều kiện khí tượng thuỷvăn phải được xem là một tác động nhằm điều khiển hệ thống. - quan điểm phát triển bền vững Điều kiện khí tượng thuỷ văn là điều kiện về tài nguyên. Các yếu tố khítượng, khí hậu là các yếu tố tài nguyên. đây là loại tài nguyên có khả năng táitạo.Với quan điểm phát triển bền vững việc khai thác tài nguyên khí hậu thủyvăn được hiểu là việc khai thác những tiềm năng của tài nguyên khí hậu để cảithiện chất lượng cuộc sống con người trong chừng mực chịu đựng được của hệsinh thái. Những giải pháp quản lý bền vững tài nguyên bao gồm cả việc sửdụng trực tiếp năng lượng của khí hậu như năng lượng gió, năng lượng nước,năng lượng bức xạ và việc sử dụng gián tiếp thông qua nâng cao năng suất câytrồng vật nuôi. Quản lý bền vững tài nguyên khí hậu là quản lý theo một con đường khác,một công nghệ khác trong khi không làm huỷ hoại, không làm thay đổi đặc điểmcủa tài nguyên khí hậu, chứ không phải là hạn chế sử dụng tài nguyên nó.4ánh sángCHƯƠNG I. QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA RỪNG VÀ ĐIỀU KIỆNKHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN1.1. ảnh hưởng của từng yếu tố khí tượng đến thực vật rừng1.1.1. Bức xạ mặt trời và đời sống thực vật rừng - bức xạ mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thực vậtNhờ năng lượng của các tia bức xạ mặt trời cây xanh tổng hợp được cácchất hữu cơ từ các chất vô cơ, xây dựng nên các cơ quan của thực vật, tạo ra mộtmắt xích đầu tiên của tuần hoàn sinh học vô cùng đa dạng và phức tạp trong tựnhiên. Ti-mi-ri-a-dep đã phát hiện ra vai trò của chất diệp lục trong phản ứngquang hợp của cây xanh. Đó là vật chất thường xuyên hấp thụ năng lượng bứcxạ mặt trời chuyển thành năng lượng sinh học chứa đựng trong các hợp chất hữucơ. Dạng cơ bản của phản ứng quang hợp được viết như sau: 6 CO2 +6 H2O C6H12O6 +6O2 H2ONhờ quá trình quang hợp năng lượng mặt trời đã được “đóng hộp” trongcác hợp chất hữu cơ. Đây là năng lượng tự do trong sinh quyển. Nó có thểchuyển từ cơ quan này sang cơ quan khác của một cơ thể, từ cơ thể này sang cơthể khác trong chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, từ năng lượng sinh học thành nănglượng hóa học, năng lượng nhiệt học v.v Không có ẩnh sẩng mặt trời sẽ khôngcó quang hợp và không có sự sống trên trái đất.Tuy nhiên, vai trò của các tia bức xạ không giống nhau. ‚nh hưởng của cáctia sáng có bước sóng dưới 0.4 ( còn ít được nghiên cứu. Khả năng gây hiệu ứngquang hợp và hiệu ứng nhiệt của chúng là không rõ rệt. Trong một số trườnghợp người ta nhận thấy bức xạ cực tím có tác dụng kích thích sự nảy mầm, sinhchồi của thực vật và nói chung rút ngắn thời gian sinh trưởng của chúng. Bức xạcực tím thường chiếm một vài phần trăm bức xạ tổng cộng. Nó bị hấp thụ vàkhuếch tán mạnh trong khí quyển. Vì vậy, vào những ngày trời quang mây hoặckhi lên vùng núi, cao nguyên hàm lượng các tia cực tím tăng lên rõ rệt.Các tia bức xạ có khả năng gây phản ứng quang hợp nằm trong miền bướcsóng từ 0.4 - 0.71 (. Các bước sóng có hiệu quả nhất với quang hợp thuộc dải0.41- 0.48( và 0.63 - 0.68 (, tương ứng với các dải hấp thụ cực đại của diệp lục avà diệp lục b.Các tia bức xạ có khả năng gây phản ứng quang hợp được gọi chung làbức xạ quang hợp. Chúng chiếm chừng 40 - 48% năng lượng bức xạ tổng cộng.tuy nhiên, tỷ lệ của bức xạ quang hợp trong bức xạ khuếch tán luôn caohơn trong bức xạ trực tiếp. Khi độ cao mặt trời tăng từ 10 - 30o, thì tỷ lệ bức xạ5quang hợp trong bức xạ trực tiếp tăng từ 20 - 40%. Sau đó tỷ lệ này tăng chậmdần và đạt 45- 46 % khi mặt trời ở thiên đỉnh, còn trong bức xạ khuếch tán tỷ lệnày dao động trong khoảng từ 50 đến 80%.Ở việt nam, phòng nghiên cứu khí tượng nông nghiệp thuộc viện nghiêncứu khí hậu (Lê Quang Huỳnh, 1989) đã tính lượng bức xạ quang hợp cho mộtsố địa phương (bảng 1).Bảng 01 năng lượng bức xạ quang hợp ở việt nam (kcal/cm2tháng) (Lê Quang Huỳnh, 1989)ThángNămI II III IV V VI VII VIII IX X XI XII CảnămHà Nội 2.8 2.6 3.1 4.3 7.1 7.0 7.6 6.9 6.3 5.4 4.3 3.9 61.3Phủ Liển 2.8 2.1 2.2 3.6 6.4 6.4 7.3 6.4 5.7 5.4 4.7 4.0 57.0Vinh 2.3 1.8 2.6 4.3 6.8 6.8 7.6 6.3 5.1 4.1 2.6 2.6 52.9Đà Nẵng 4.1 5.2 6.9 7.4 7.5 7.6 7.6 7.6 5.6 5.6 3.9 3.3 72.3Sài Gòn 6.8 7.6 8.8 7.4 6.7 6.3 6.3 6.6 6.2 6.0 5.6 6.2 80.5Hậu Giang 6.4 6.6 7.8 7.2 6.0 5.4 6.2 5.6 5.4 5.2 5.4 5.5 72.7Nếu so sánh số liệu ở bảng trên với điểm bù bức xạ quang hợp của các loàithực vật (0.02 - 0.03cal/cm2phút) thì có thể kết luận rằng nguồn bức xạ quanghợp ở việt nam rất dồi dào, hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của thực vật.Đến nay, người ta xác nhận rằng chỉ một vài phần trăm bức xạ quang hợpđược sử dụng để thực hiện phản ứng quang hợp. Còn lại phần lớn năng lượngnày cùng với năng lượng của các tia hồng ngoại được chuyển thành năng lượngnhiệt.- Ảnh hưởng gián tiếp của bức xạ đến đời sống thực vật rừngbức xạ mặt trời ảnh hưởng gián tiếp đến thực vật thông qua ảnh hưởng đếncác nhân tố khác của môi trường, đặc biệt là điều kiện khí hậu. Sự phân bố không đều của lượng bức xạ mặt trời theo vĩ độ là nguyên nhânphân hóa khí hậu trái đất thành các vùng nhiệt đới, ôn đới, hàn đới v.v Sự phânhóa mạnh mẽ của điều kiện khí hậu kéo theo sự phân hóa của điều kiện thổnhưỡng, của thảm thực vật, hệ động vật và toàn bộ cảnh quan nói chung.Sự khác biệt về lượng bức xạ nhận được giữa sườn bắc và sườn nam củacác dãy núi cao đã dẫn đến sự khác biệt sâu sắc của điều kiện tiểu khí hậu. Cóthể thấy rõ sự khác biệt về cường độ chiếu sáng, thời gian chiếu sáng, nhiệt độđất, độ ẩm, tốc độ bốc hơi v.v Sự khác biệt của điều kiện tiểu khí hậu đã dẫnđến sự khác biệt về điều kiện thổ nhưỡng, điều kiện lập địa nó chung. quần lạcthực vật của hai sườn nam và bắc khác nhau cả về tổ thành loài, cả về năng suấtquần thụ. Có thể nhận thấy tính chất á nhiệt đới rất rõ của hệ thưc vật bắc yên-tử và tính chất nhiệt đới của hệ thưc vật nam yên tử, hay sự phân bố điển hình6của rừng khộp điển hình của sườn nam, rừng thường xanh điển hình ở sườn bắccác dãy núi ở easúp Đaklak. Ở những vùng núi cao mây che phủ thường xuyên, sự giảm yếu của lượngbức xạ cùng với nhiệt độ thấp và độ ẩm cao đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tổ thànhthực vật, sinh trưởng và phát triển của chúng.Khi tỉa thưa rừng, lượng bức xạ lọt xuống mặt đất tăng lên, hoàn cảnh tiểukhí hậu rừng đựơc thay đổi. Trước hết nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí tănglên, độ ẩm đất giảm đi, các quá trình trao đổi nhiệt và trao đổi thành phần khôngkhí giữa đất và khí quyển đựơc tăng cường. Toàn bộ những biến đổi đó có ảnhhưởng sâu sắc tới sự sống dưới tán rừng (từ động vật, thực vật đến vi sinh vậtđất) và hệ sinh thái rừng nói chung.- yêu cầu về ánh sáng của thực vật rừng Ánh sáng là nhân tố sinh tồn của mọi thực vật. Song yêu cầu của chúngkhông giống nhau. Trong khi một số loài này chỉ só thể mọc được ở điều kiệnchiếu sáng hoàn toàn như bạch đàn, phi lao, sau sau, bồ đề v.v , thì một số loàikhác lại chỉ có thể sinh trưởng bình thường trong điều kiện được che bóng ởmức độ nhất định, chẳng hạn, táu, nanh chuột, côm, chẩn, sa nhân v.v Yêu cầu về ánh sáng được xem là một trong những đặc điểm di truyền quantrọng của thực vật. Nó là kết quả của đấu tranh sinh tồn diễn ra trong lịch sử lâudài của qúa trình tiến hóa. Nhờ sự khác biệt về yêu cầu chiếu sáng các loài cóthể chung sống với nhau trong cùng một không gian nhất định. Căn cứ vào yêucầu về cường độ chiếu sáng, thực vật được chia thành 3 nhóm:+ thực vật ưa sángThực vật ưa sáng bao gồm các lòai chỉ có thể sinh trưởng bình thườngtrong điều kiện được chiếu sáng hoàn toàn.+ thực vật chịu bóng Thực vật chịu bóng bao gồm các loài chỉ có thể sinh trưởng và phát triểnbình thường trong điều kiện được che bóng ở mức độ nào đó. Trước đây thựcvật nhóm này còn được gọi là thực vật ưa bóng. Thuật ngữ “ưa bóng” tỏ rakhông hợp lý. Vì thực tế, không có loài nào cần bóng tối, chúng chỉ chịu đựngđược sự che bóng ở mức độ nào đó mà thôi. + thực vật trung tính Thực vật trung tính bao gồm các loài có thể thích ứng rộng rãi với điềukiện chiếu sáng. Chúng sinh trưởng, phát triển được trong cả điều kiện chiếusáng hoàn toàn cũng như khi bị che bóng ở mức độ nhất định.Cách phân chia trên đây mang tính tương đối. Nó chưa phản ánh được tínhđa dạng về yêu cầu chiếu sáng của thực vật. Ngay trong một nhóm, yêu cầu vềchế độ chiếu sáng cũng không giống nhau. Ngoài ra, yêu cầu về ánh sáng của7thực vật cũng không ổn đinh. Nhiều loài chịu bóng ở tuổi non, nhưng lại ưa sángở tuổi trung niên hoặc thành thục. Một số loài khác có yêu cầu che bóng ở mộtgiai đoạn nào đó, nhưng không phải vì chúng không chịu được cường độ chiếusáng hoàn toàn mà là vì không chịu được điều kiện bốc thoát hơi mạnh của nơitrống. Khi cung cấp đủ nước thì ngay ở điều kiện nơi trống, chúng lại sinhtrưởng, phát triển bình thường. Yêu cầu về ánh sáng của thực vật cũng thay đổitheo hoàn cảnh sống. Khi được bón phân và cung cấp nước đầy đủ, tính chịubóng của thực vật tăng lên. Điều này giải thích một phần tại sao trong rừng mưanhiệt đới tổ thành thực vật thường phức tạp, gồm nhiều loài cây với nhu cầu vềánh sáng khác nhau tạo nên cấu trúc nhiều tầng thứ, còn trong rừng ôn đới lạnhhoặc rừng ở nơi khô hạn thường có tổ thành đơn giản, chủ yếu là cây ưa sáng tạonên cấu trúc 1 tầng.Đánh giá yêu cầu ánh sáng của thực vật có ý nghiã quan trọng trong sảnxuất lâm nghiệp, đây là cơ sở để xây dựng những hệ sinh thái hỗn loài, có năngsuất cao, ổn định và bền vững.Ở liên xô và nhiều nước trên thế giới người ta đã sử dụng những phươngpháp khác nhau để xác định yêu cầu ánh sáng của cây rừng, sắp xếp chúng thànhdãy theo mức độ ưa sáng.Ở nước ta bằng cách phân tích phân bố các loài cây trong cấu trúc tầng thứcủa rừng các tác giả đã tiến hành đánh giá mức độ ưa sáng của chúng.tuy nhiên,các nghiên cứu còn tản mạn chưa có tính hệ thống. Nghiên cứu định lượng yêucầu ánh sáng của loài là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều lĩnhvực khác nhau như sinh lý thực vật rừng, sinh thái rừng, khí tượng thủy vănrừng, lâm sinh học v.v -tính quang chu kỳ của thực vậtThực vật không chỉ chịu ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng, mà còn chịuảnh hưởng của độ dài ngày (thời gian chiếu sáng hàng ngày). Những biến đổitrong nhịp điệu sống của một số thực vật như nảy chồi, ra lá, ra hoa quả, rụng láv.v luôn phù hợp chặt chẽ với biến đổi của độ dài ngày. Đặc điểm sinh học nàyđã giúp thực vật điều chỉnh được các hoạt động sống phù hợp với nhịp điệu biếnđổi của điều kiện khí hậu, thời tiết, vừa tận dụng đựơc thời gian sinh trưởng vừatránh được thời tiết bất lợi.Đặc tính thay đổi hoạt động sống theo nhịp điệu biến đổi của độ dài ngàyđược gọi là tính quang chu kỳ của thực vật. lịch sử đấu tranh sinh tồn đã giữ lạinhững thực vật có khả năng biến đổi nhịp điệu sống để tránh được tác động củathời tiết bất lợi, tức là có khả năng biến đổi nhịp điệu sống phù hợp với nhịpđiệu biến đổi của độ dài ngày. Vì những biến đổi của độ dài ngày và biến đổicủa điều kiện thời tiết đều được quy định bởi chuyển động biểu kiến nhịp nhàngvà cực kỳ chính xác của mặt trời theo hướng bắc - nam. Những cá thể có khảnăng thay đổi hoạt động sống phù hợp với nhịp điệu biến đổi của độ dài ngày sẽ8tránh được tác động của thời tiết bất lợi, có khả năng sống sót cao và truyền đặcđiểm sinh học này cho hậu thế. Khả năng biến đổi hoạt động sống phù hợp vớiđộ dài ngày được củng cố không ngừng trong cả lịch sử lâu dài của quá trìnhtiến hóa và trở thành một nhân tố di truyền.Càng lên vĩ độ cao, biến đổi của thời tiết trong năm càng rõ rệt, tính khắcnghiệt của thời tiết mùa đông càng gay gắt. Vì vậy, tính quang chu kỳ của thựcvật có nguồn gốc nhiệt đới không thể hiện rõ tính quang chu kỳ. Chúng dễ dàngbị chết khi đưa lên trồng ở các vùng vĩ độ cao vì chúng không kịp thay đổinhững hoạt động sống cho phù hợp với nhịp điệu của thời tiết.Trong nông nghiệp, căn cứ vào yêu cầu về độ dài ngày thực vật được chiathành 3 nhóm:+ thực vật ngày ngắn là những loài có thể sinh trưởng, phát triển bìnhthường với thời gian chiếu sáng hàng ngày dưới 13 giờ. phần lớn thực vật ngàyngắn có nguồn gốc nhiệt đới.+ thực vật ngày dài là thực vật chỉ sinh trưởng, phát triển bình thường vớithời gian chiếu sáng hàng ngày không dưới 13 giờ. Nguồn gốc vĩ độ của loàicàng cao thì độ dài thời gian chiếu sáng cần thiết càng lớn.+ thực vật trung tính là những thực vật mà sinh trưởng và phát triển củachúng không phụ thuộc vào độ dài ngày.Người ta lợi dụng tính quang chu kỳ để điều khiển sự phát triển của thựcvật. Chẳng hạn để cây dài ngày ra hoa quả trái vụ hay kéo dài thời kỳ sinhtrưởng của một loài cây nào đó. Người ta tăng độ dài ngày bằng cách sử dụngánh sáng nhân tạo. Cũng có thể làm ngừng sinh trưởng của cây dài ngày (trồngnhân hom, cành v.v ) bằng cách che bóng để giảm thời gian chiếu sáng.- nhịp điệu sống của thực vậtÁnh sáng là nhân tố sinh thái quan trọng. Những biến đổi có tính chu kỳcủa ánh sáng kéo theo những biến đổi có tính chu kỳ trong đời sống thực vật. Cóthể nhận thấy ba loại chu kỳ sau đây.+ chu kỳ hàng ngàyPhù hợp với biến đổi hàng ngày của lượng bức xạ mặt trời, hoạt độngquang hợp được bắt đầu vào lúc mặt trời mọc, đạt giá trị cực đại vào khoảng 10đến 14 giờ tùy thuộc vào điều kiện cũng cấp nước và chế độ nhiệt của địaphương, quang hợp giảm dần và ngừng hẳn khi mặt trời lặn. Cường độ hô hấpcũng tăng lên vào các giờ ban ngày, giảm đi vào các giờ ban đêm. Các hoạtđộng sinh lý và sinh hóa khác cũng có nhịp điệu ngày đêm, chẳng hạn, hút nướcvà vận chuyển các chất trong cây, đóng mở khí khổng và thoát hơi nước, nở hoa,nảy chồi, phát tán hạt giống v.v + chu kỳ hàng năm9Sự biến đổi của lượng bức xạ theo mùa trong năm vừa trực tiếp vừa giántiếp ảnh hưởng đến đời sống thực vật, dẫn đến những biến đổi theo mùa củachúng. Những hiện tượng ở thực vật, chẳng hạn ra lá, ra hoa, quả chín, rụng lá,v.v. Xuất hiện vào những thời điểm nhất định, phù hợp với các biến đổi thời tiếtđược gọi là các hiện tượng vật hậu. Nghiên cứu vật hậu là nghiên cứu các quyluật xuất hiện của các hiện tượng ở thực vật trong mối liên hệ với các hiện tượngthời tiết, khí hậu. Dựa vào kết quả nghiên cứu vật hậu có thể dự báo sự biến đổicác hoạt động sống ở thực vật trên cơ sở dự báo thời tiết, dự báo khí hậu. Chẳnghạn dự báo thời kỳ nảy mầm của hạt giống, thời kỳ ra hoa, quả v.v Ngược lại,trong một số trường hợp các hiện tượng vật hậu lại được sử dụng để dự báo thờitiết.Sự biến đổi theo mùa của bức xạ và của thời tiết, khí hậu nói chung lànguyên nhân của nhiều hiện tượng ở thực vật, trong đó có vòng năm. Vào nhữngmùa có điều kiện thời tiết thuận lợi, tượng tầng hoạt động mạnh sinh ra những tếbào có kích thứơc lớn, thành mỏng, hàm lượng lic nhin thấp, màu sáng. Còntrong những mùa có điều kiện thời tiết không thuận lợi, hoạt động của tượngtầng yếu đi. Nó hình thành những tế bào gỗ có kích thước nhỏ, thành dày, hàmlượng lingin cao, màu xẫm. Như vậy, trong một năm, tượng tầng tạo ra nhữnglớp gỗ khác hẳn nhau về nhiều tính chất. Tập hợp các lớp gỗ hình thành trong 1năm được gọi là vòng năm (tree - ring).Ở những vùng ôn đới, do các yếu tố khí tượng có biến trình tuần hoàn mộtcực đại, một cực tiểu, nghĩa là có một mùa thuận lợi và một mùa không thuậnlợi, vòng năm thường gồm 2 lớp phân bỉệt rõ ràng. lớp gỗ sáng màu, nằm tronghình thành vào mùa xuân và mùa hè được gọi là gỗ sớm, lớp gỗ xẫm màu, nằmngoài, hình thành vào mùa thu được gọi là lớp gỗ muộn.Ở vùng nhiệt đới và xích đạo trong biến trình của các yếu tố khí tượngthường có hai cực đại và hai cực tiểu. Có nghĩa là trong một năm có hai mùathuận lợi hơn và hai mùa kém thuận lợi. Vì vậy, vòng năm có thể gồm 4 lớp,trong đó hai lớp sáng màu hơn xen kẽ với 2 lớp xẫm màu hơn. Càng gần chítuyến, xu hướng hình thành cực đaị kép trong biến trình của các yếu tố khítượng càng rõ. Vì vậy, trong vòng năm cũng có xu hướng tạo thành hai lớp.Những đợt hạn hoặc lạnh kéo dài thường để lại những hậu quả mà biểu hiện làgiảm yếu của sinh trưởng trong một thời gian ngắn. phù hợp với nó là sự xuấthiện các vệt mảnh, xẫm màu, song song trên vòng năm. Đôi khi vệt như vậyđược gọi là vòng năm giả.+ chu kỳ nhiều năm của thực vậtNgày nay người ta đã thừa nhận ảnh hưởng mạnh mẽ của hoạt động mặttrời đến các quá trình tự nhiên dưới mặt đất. Những biến đổi của hoạt động mặttrời kéo theo những biến đổi trong khí quyển, trong thủy quyển. Đến lượt mình,những biến đổi này lại ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ đời sống sinh quyển,trong đó có thực vật rừng.10Kết quả nghiên cứu quy luật biến động có tính chu kỳ nhiều năm của củavòng năm cây gỗ ở các nước châu „u, châu mỹ cho thấy: trong biến động củasinh trưởng cây rừng thể hiện rõ tính chu kỳ và nó được quy định bởi tính chukỳ của hoạt động mặt trời, chu kỳ của hoạt động mặt trời kéo theo chu kỳ củacác quá trình sinh học khác của rừng, chẳng hạn, chu kỳ tái sinh rừng, chu kỳhình thành rùng, phân hóa cây rừng, chu kỳ phát sinh côn trùng, sâu bệnh hạiv.v Các nghiên cứu cũng cho thấy có thể dự báo được các quá trình diễn ratrong hệ sinh thái rừng trên kết quả phân tích tính chu kỳ của bản thân các quátrình ấy, hay kết quả phân tích tính chu kỳ của các quá trình tự nhiên và mốiquan hệ chặt chẽ giữa chúng với các hiện tượng diễn ra trong hệ sinh thái rừng.1.1.2. Chế độ nhiệt và thực vật rừngNhiệt độ là nhân tố sinh thái quan trọng trong đời sống thực vật. Nó phảnảnh khả năng đảm bảo nhiệt của môi trường. ‚nh hưởng của nhiệt độ đến thựcvật biểu hiện ở hai mặt sau.- nhiệt độ là điều kiện cần thiết để thực hiện các phản ứng sinh lý, sinh hóaở thực vậtMỗi phản ứng sinh lý, sinh hóa chỉ xảy ra ở một giới hạn nhất định củanhiệt độ. Chẳng hạn quá trình ra rễ ở lúa chỉ bắt đầu khi nhiệt độ vượt quá 100cvà ngừng ở 450c. giới hạn nhiệt độ mà trong đó một loài có thể tồn tại được gọilà biên độ sinh thái về nhiệt của loài. giới hạn dưới được gọi là nhiệt độ tối thấp,còn giới hạn trên được gọi là nhiệt độ tối cao của loài. Nhiệt độ mà tại đó cácquá trình sinh lý, sinh hóa tiến hành thuận lợi nhất, đảm bảo hình thành năngsuất cao nhất ở thực vật gọi là nhiệt độ tối thích của loài.Khi nhiệt độ qúa thấp, độ nhớt của chất nguyên sinh tăng, tốc độ các phảnứng sinh lý, sinh hóa giảm đi. Trong một số trường hợp do khả năng hút nước bịhạn chế đã dẫn đến hiện tượng mất cân bằng về nước trong cây, các quá trìnhsinh trưởng phát triển ngừng trệ, năng suất giảm sút. Hoa quả có thể mất mùamột phần hoặc hoàn toàn nếu hoa nở đúng vào thời kỳ lạnh. Khi nhiệt độ xuốngdưới 00c, nước trong chất nguyên sinh có thể bị đóng băng làm phá vỡ các tổchức tế bào, làm chết tế bào. Khi nhiệt độ quá cao, các chất protein có thể bịđông tụ, làm biến đổi thành phần và tính chất của men, gây rối loạn các quátrình sinh lý hóa bình thường trong cơ thể. Nhiệt độ cao cũng làm quá trình hôhấp tăng nhanh, tiêu phí chất hữu cơ đã hình thành. Nhiệt độ cao có thể làm phávỡ tổ chức tế bào, gây chết tế bào, hình thành các vết bỏng ở lá, thân, đặc biệt ởphần sát mặt đất của gốc cây non. Các vết bỏng chẳng những làm giảm diện tíchđồng hóa ở thực vật mà còn mở đường xâm nhập các bệnh hại. Nhiệt độ caocũng làm tăng thoát hơi nước của lá. Trong một số trường hợp thoát hơi ở lávượt quá khả năng hút nước của rễ dẫn đến mất cân bằng nước trong cây.11Biên độ sinh thaí về nhiệt không chỉ thay đổi theo loài cây mà còn theo tuổicây. Ở giai đoạn non, sức chống chịu với các nhiệt độ cao cũng như nhiệt độthấp thường kém hơn ở tuổi trung niên và thành thục.Trong cùng một cơ thể thực vật, biên độ nhiệt của các quá trình sinh lý,sinh hóa cũng khác nhau. Các quá trình sinh sản thường đòi hỏi điều kiện vềnhiệt nghiêm ngặt hơn. Chúng dễ bị rối loạn bởi nhiệt độ cao và nhiệt độ thấphơn so với các quá trình sinh dưỡng.- nhiệt độ phản ảnh khả năng cung cấp năng lượng nhiệt của môi trườngcho việc thực hiện các hoạt động sống ở thực vậtNhững kết quả nghiên cứu cho thấy: mỗi quá trình sinh lý, sinh hóa ở thựcvật chỉ xảy ra từ một nhiệt độ nhất định. Đó là nhiệt độ khởi điểm, hay điểmkhông sinh vật. Khi nhiệt độ tăng lên, tốc độ các quá trình sinh lý cũng tăng lên,theo quy luật chung là 2 đến 3 lần / 100c. Thời gian để hoàn thành một quá trìnhnào đó phụ thuộc vào nhiệt độ. Có thể biểu thị liên hệ ấy thông qua công thứctổng tích nhiệt hữu hiệu. n m = ∑(ti -t0) i - 1 trong đó: m là tổng tích nhiệt hữu hiệu của một quá trình, là một hằng số, n là số ngày cần thiết để hoàn thành quá trình, ti là nhiệt độ ngày thứ i, t0 là điểm không sinh vật của quá trình.Công thức này cũng được dùng để dự báo thời gian cần thiết cho một quátrình hay thời điểm xuất hiện một hiện tượng vật hậu nào đó.Công thức chỉ áp dụng tốt khi các điều kiện khác đều gần điểm tối thích.Chẳng hạn, có thể sử dụng công thức này để dự đoán quá trình nẩy mầm của hạtgiống trong điều kiện được cung cấp nước và oxy đầy đủ, quá trình chín của hạt,quá trình phát dục của côn trùng khi dư thừa thức ăn v.v Với những quá trình diễn ra dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh,công thức trên không còn chính xác nữa. Trong thực tế hiện nay khi đánh giátiềm năng về nhiệt của một địa phương người ta thường tính tổng nhiệt q. 365 q = ∑ti i -1trong đó ti là nhiệt độ ngày thứ i (tính theo 0c).12căn cứ vào yêu cầu về nhiệt, thực vật được chia thành 2 nhóm.+ thực vật ưa nhiệt, đó là thực vật chỉ sinh trưởng và phát triển bình thườngtrong điều kiện nhiệt độ cao, ổn định. Chúng đòi hỏi tổng tích nhiệt hàng nămlớn. Thực vật ưa nhiệt thường có nguồn gốc nhiệt đới và xích đạo.+ thực vật chịu lạnh. Đó là thực vật có thể chịu được nhiệt độ thấp trongmột giai đoạn nhất định. Thực vật chịu lạnh thường có nguồn gốc ôn đới.Tuy nhiên, việc phân nhóm thực vật như trên chỉ mang tính tương đối. giữahai nhóm là cả một loạt các thực vật trung gian. Hơn nữa, trong quá trình pháttriển của một loài yêu cầu về nhiệt độ cũng thay đổi theo điều kiện dinh dưỡng,điều kiện chiếu sáng, tuổi cây v.v Tác dụng của nhiệt độ thấp không chỉ phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối màcòn phụ thuộc vào thời gian kéo dài của nó. Cùng một nhiệt độ, thực vật có thểkhông bị hại khi thời gian tác động ngắn, nhưng có thể chết nếu thời gian tácđộng keó dài.Vì nhiệt độ ảnh hưởng phức tạp và đa dạng đến đời sống thực vật, nêntrong lâm nghiệp khi mô tả điều kiện nhiệt ở địa phương, phân tích ảnh hưởngqua lại của thực vật với chế độ nhiệt người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:+ nhiệt độ bình quân năm+ nhiệt độ tối cao và tối cao trung bình+ nhiệt độ tối thấp và tối thấp trung bình.+ biên độ nhiệt+ xác suất xuất hiện nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp với các thời gian kéo dàikhác nhau.+ tổng tính nhiệt trong thời kỳ sinh trưởng hoặc cả năm.1.1.3. Ảnh hưởng của chế độ nước đến thực vậtNước là một trong những nhân tố sinh thái quan trọng bậc nhất với thựcvật. Nó là nguyên liệu cơ bản của phản ứng quang hợp, là thành phần của chấtnguyên sinh, là môi trường để thực hiện các phản ứng sinh lý, sinh hóa trong cơthể thực vật. Khi hàm lượng nước trong tế bào giảm đến giới hạn nhất định cânbằng nước (cân bằng nội môi) bị phá vỡ, tính chất của chất nguyên sinh bị thayđổi, cường độ và chiều hướng các phản ứng sinh lý, sinh hóa bị rối loạn, thựcvật có thể bị hại hoặc bị chết. Nhờ nước mà thực vật có thể hút được các chấtkhoáng trong đất, vận chuyển dinh dưỡng trong cây.Thoát hơi nước ở lá không những tạo nên động lực cơ bản để vận chuyểncác chất trong cây mà còn trực tiếp làm giảm nhiệt độ mặt lá.Chế độ nước và khả năng đảm bảo nước của môi trường có liên quan mậtthiết với sinh trưởng, phát triển và năng suất của thực vật. Mất cần bằng nước13trong cây, dù chỉ một thời gian ngắn, có thể dẫn đến giảm sút đáng kể năng suấtthực vật. Vì vậy nghiên cứu và thỏa mãn yêu cầu về nước cho thực vật có ýnghĩa quan trọng trong nâng cao năng suất rừng.- thoát hơi nước của thực vậtThoát hơi nước có ý nghĩa quan trọng trong đời sống thực vật. phần lớnlượng nước do cây hút vào được chi cho thoát hơi. Thoát hơi nước của thực vậtkhông phải là quá trình vật lý đơn thuần, mà là một quá trình sinh học có sựtham gia của các hoạt động sinh lý (hút nước của rễ, đóng mở khí khổng v.v ).Thoát hơi nước không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khí tượng, mà còn phụ thuộcvào đặc điểm của quá trình trao đổi chất của thực vật.Để đánh giá khả năng thoát hơi của thực vật người ta dùng các đại lượngsau đây:+ lượng thoát hơi Lượng thoát hơi là tổng lượng nước chi cho thoát hơi. lượng thoát hơi cóthể được tính bằng tấn/ha, m3/ha hoặc bề dầy lớp nước đã thoát hơi.+ cường độ thoát hơi nướcCường độ thoát hơi nước là lượng hơi nước tính bằng gam thoát hơi từ1cm2 diện tích lá trong một đơn vị thời gian (g/ cm2 phút). Cường độ thoát hơinước cũng có thể tính đổi ra số tấn nước thoát hơi từ 1 ha trong 1 phút, 1 giờv.v Hoặc bề dày lớp nước do thoát hơi trong một đơn vị thời gian(milimet/phút hay milimet/giờ v.v )+ hệ số thoát hơi nướcHệ số thoát hơi nước (hay hệ số sử dụng nước) là số gam nước cần thiết đểhình thành 1 gam chất khô của thực vật (k). lượng nước thoát hơi k = lượng chất khô được hình thànhTrong điều kiện ôn đới, hệ số thoát hơi nước của cây rừng dao động trongkhoảng 200 đến 500, ở vùng nhiệt đới - từ 500 đến 1300.Ngoài các yếu tố khí tượng ảnh hưởng đến cường độ thoát hơi nước baogồm các yếu tố chủ yếu sau:+ loài câyPhần lớn các loài cây mọc nhanh là những lòai có cường độ thoát hơi nướccao. Chúng thường là những loài ưa ẩm sống trong điều kiện được cung cấpnước đầy đủ. Cũng có thể là các loài chịu được đất khô hạn, nhưng có hệ rễ rấtphát triển, ăn sâu.14+ tuổi câyỞ tuổi non và trung niên, cường độ trao đổi chất của cây cao, do đó thoáthơi nước cũng mạnh hơn tuổi thành thục và quá thành thục. Nếu tính cho cảquần thụ thì tuổi trung niên là tuổi có cường độ thoát hơi nước lớn nhất, phù hợpvới sinh trưởng lớn nhất của lâm phần.+ thời gian trong ngày và trong nămHàng ngày phù hợp với biến trình của điều kiện bức xạ và nhiệt độ, hoạtđộng trao đổi chất của thực vật tăng lên vào các giờ ban ngày, giảm đi vào cácgiờ ban đêm. Do đó cường độ thoát hơi nước cũng tăng lên vào các giờ banngày, đạt cực đại vào buổi trưa, và giảm dần về chiều. Ban đêm cường độ thoáthơi giảm rất thấp, trong nhiều trường hợp xấp xỉ 0.Hàng năm cường độ thoát hơi nước tăng lên vào mùa sinh trưởng. Ở nơi cómùa đông lạnh hoặc mùa khô, thoát hơi nước của thực vật có thể giảm đi đángkể. Trong một số trường hợp, thực vật rụng lá và gần như ngừng thoát hơi nước.+ vị trí tương đối của lá hoặc tán câyNhững cành lá phía trên hoặc cây có tán cao chịu ảnh hưởng trực tiếp củađiều kiện khí tượng trên tán rừng: bức xạ gay gắt, nhiệt độ cao và gió mạnh.Chúng có cường độ thoát hơi mạnh hơn các cành lá hoặc tán cây nằm ở phầndưới. Vì vậy, khi xác định lượng thoát hơi và cường độ thoát hơi bằng phươngpháp cân nhanh người ta phải xác định cho các phần khác nhau của tán cây, chotừng loài cây trong quần thụ.+ Điều kiện cung cấp nước cho thực vậtKhi được cung cấp nước đầy đủ, họat động trao đổi chất được tăng cường,thoát hơi của thực vật cũng tăng. Trong điều kiện hạn, sinh trưởng của cây bịgiảm yếu, thoát hơi nước rất hạn chế.- yêu cầu và nhu cầu về nước của thực vậtngười ta phân biệt yêu cầu và nhu cầu nước của thực vật.+ yêu cầu nước của thực vậtYêu cầu nước của thực vật là khái niệm dùng để chỉ đòi hỏi về điều kiệnmôi trường. Có những loài cần được sống trong điều kiện ngập nước như lúa,cói, sen, súng, rong, tảo, v.v , có loài cần được ngập nước định kỳ, như đước,mấm, có loài cần đất thoát nước như thông, mỡ, bồ đề, v.v Căn cứ vào yêu cầuvề nước, thực vật được chia thành 3 nhóm:(1) thực vật ưa ẩm là những loài chỉ sinh trưởng, phát triển trong điều kiệnthường xuyên ẩm ướt.(2) thực vật chịu hạn là những loài có thể sống được trong điều kiện khôhạn.15(3) thực vật trung sinh là những loài có yêu cầu trung bình về nước. phầnlớn cây rừng là các loài cây trung sinh. Chúng chỉ cho năng suất cao trong điềukiện đất thoát nước, đủ ẩm.Trong thực tế giữa các thực vật đại diện cho ba nhóm trên là cả loạt các loàitrung gian. Theo yêu cầu về nước có thể xếp chúng thành dãy liên tục, không córanh giới rõ rệt từ các loài ưa ẩm đến chịu hạn cực đoan. Ngoài ra, yêu cầu vềnước cũng thay đổi trong phạm vi nhất định phụ thuộc vào giai đoạn phát triểncủa thực vật. Ở tuổi non, các cơ quan đồng hóa chưa phát triển hoàn thiện, khảnăng hút nước từ môi trường còn yếu, trong khi đó cường độ thoát hơi nước lạicao, nên thực vật đòi hỏi đất tương đối ẩm ướt. Ở tuổi thành thục yêu cầu vềnước giảm đi.+ nhu cầu về nước của thực vậtNhu cầu về nước của thực vật là khái niệm dùng để chỉ lượng nước cầnthiết để thực vật chi phí cho bốc hơi và hình thành năng suất. Trong thực tế cóthể xem nhu cầu nước bằng lượng nước cần thiết cho thoát hơi. Vì so với đạilượng này thì lượng nước cần thiết để xây dựng các tổ chức tế bào, hình thànhsinh khối là không đáng kể.Nhu cầu về nước của thực vật không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của loàimà còn phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của thực vật. Nhu cầu về nước củathực vật tăng dần theo sự gia tăng của khối lượng các cơ quan đồng hóa vàcường độ trao đổi chất của thực vật. Nói chung, nhu cầu nước tăng dần theo tuổicủa thực vật đến giai đoạn rừng sào, rừng trung niên, sau đó lại giảm dần. Đểgiảm cạnh tranh về nước, cải thiện điều kiện sinh trưởng của cây rừng, người tathường tỉa thưa ở những giai đoạn mà nhu cầu nước của lâm phần tăng đến cựcđỉnh.Nhu cầu về nước của thực vật cũng tăng, giảm theo nhịp điệu của thời tiếttrong ngày, trong năm. Hàng ngày nhu cầu về nước của thực vật tăng lên vàocác giờ ban ngày phù hợp với cực đại của phản ứng quang hợp và điều kiện khítượng. Hàng năm nhu cầu về nước tăng lên trong mùa nóng và khô. Trongtrường hợp xảy ra hạn trong mùa nóng nhu cầu về nước của thực vật có giá trịrất lớn và có thể vượt xa lượng thoát hơi thực tế.Yêu cầu và nhu cầu về nước là những chỉ tiêu sinh thái quan trọng cần phảitính đến khi xác định loại cây trồng, mùa trồng, các biện pháp kỹ thuật nhằmđảm bảo thỏa mãn điều kiện nước cho thực vật. Vì yêu cầu và nhu cầu về nướccủa các loài không giống nhau, nên việc đánh giá tiềm năng ẩm của một địaphương cần phải tiến hành cho từng loài hoặc nhóm loài nhất định.Khi xác định đặc điểm chế độ nước ở một địa phương, trong lâm nghiệpngười ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:+ lượng mưa năm16+ lượng mưa trong mùa sinh trưởng+ tính phân mùa của mưa + tính biến động của mưa+ bốc hơi tiềm năng và bốc hơi thực tế+ Độ ẩm tương đối của không khí.1.1.4. Gió và thực vật rừngGío là nhân tố sinh thái quan trọng trong đời sống thực vật rừng. Nhờ gíomà không khí giàu hơi ẩm và oxy được vận chuyển ra khỏi mặt lá, thay thế bằngkhông khí khô và giàu CO2 hơn, duy trì quá trình trao đổi chất và năng lượng ởphần lá cây. gío còn có vai trò của tác nhân thụ phấn và phát tán hạt giống chonhiều loài cây. phấn hoa và hạt giống có thể nhờ gío đưa đi xa cây mẹ đến hàngchục, hàng trăm kilomet. Gío cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến hình dạng và cấu trúc thân cây.Những kết quả nghiên cứu cho thấy để tăng sức chống đỡ, thân cây thường pháttriển mạnh hơn về phía đối diện với hướng gío thịnh hành, gây nên hiện tượnglệch tâm, ở những vùng núi cao thường xuyên có gío mạnh, chiều cao cây giảmđi, tỷ lệ của đường kính thân so với chiều cao tăng lên làm cây có dạng lùn.Nhiều tác giả cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do gió. Để chống chịu với giómạnh, phần gốc cây được phát triển, còn chiều cao giảm đi, ngoài ra gío còn làmtăng thoát hơi nước ở các cành lá trên cao, gây ra mất cân bằng nước thườngxuyên, đặc biệt ở các chồi và lá non, khiến chúng không thể phát triển được.Gió mạnh có thể làm tổn hại đến rừng thông qua hiện tượng đổ cây, gẫycành. Thường gió từ cấp 7, cấp 8 trở lên có khả năng gây hiện tượng gẫy cành,cấp 10 trở lên có thể làm đổ cây. Tổn hại này đặc biệt nghiêm trọng khi có mưato làm tăng trọng lượng cành, lá, lỏng gốc cây.Những vùng ven biển ở nước ta từ quảng ninh đến quảng nam - Đà nẵngthường xuyên chịu ảnh hưởng của bão và gặp phải những thiệt hại đáng kể dođổ cây gẫy cành.sức chống chịu với gió mạnh của các loài cây không giống nhau. Các loàicó rễ ăn sâu, tán hẹp, gỗ mịn, dẻo dai thường chịu đựng tốt hơn với gió bão.Sức chống chịu với gió mạnh còn phụ thuộc vào cấu trúc của rừng. rừnghỗn giao có khả năng chống chịu tốt hơn rừng thuần loài. Ngay với rừng thuầnloài khi các hàng cây được trồng song song với hướng gió sự chống chịu gíomạnh cũng tăng lên. Vì vậy để tăng sức chống chịu với gió mạnh của rừng,ngoài việc chọn loài cây, người ta phải nghiên cứu, xây dựng rừng, tạo ra cấutrúc hợp lý.Ngoài ảnh hưởng của gió mạnh, ở một số vùng nước ta, rừng còn chịu táchại của gió khô nóng (gío lào) vào mùa gió tây nam. Nhiệt độ trong gío lào có17thể tăng đến 40, 450c, còn độ ẩm giảm thấp đến 15 ( 20%. gío khô nóng khôngchỉ làm tổn hại đến thực vật thông qua hạn không khí, hạn đất dẫn đến mất cânbằng nước trong cây, mà còn trực tiếp gây vết bỏng trên thân lá. gió khô nóngcũng làm khô nhanh các thảm mục, thảm tươi cây bụi, giảm hàm lượng nước vàtăng nhiệt độ của tất cả vật liệu cháy trong rừng, tăng nguy cơ cháy rừng v.v Khi nghiên cứu chế độ gió như một nhân tố sinh thái quan trọng trong lâmnghiệp thường chú ý những chỉ tiêu sau đây.+ hướng gió và hướng gió thịnh hành,+ biến động của tốc độ và hướng gió theo thời gian,+ xác suất xuất hiện gío mạnh ở những thời điểm khác nhau.1.2. Ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố khí hậu đến thực vậtrừng1.2.1. Những quy luật chung nhất về ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đến rừng.- các yếu tố khí tượng ảnh hưởng đến thực vật một cách tổng hợpNhững quá trình diễn ra trong cơ thể chịu ảnh hưởng cùng lúc của tất cảcác yếu tố khí tượng và toàn bộ các nhân tố ngoại cảnh nói chung. Không thểhình dung sự sống của cơ thể tách khỏi một yếu tố nào trong tổng hợp môitrường sinh thái. Ảnh hưởng của một yếu tố đến cơ thể phụ thuộc vào giá trị củatất cả các yếu tố khác. Cùng một lượng mưa, trong trường hợp nhiệt độ khôngkhí thấp có thể xem là đủ nước cho thực vật, nhưng trong trường hợp nhiệt độkhông khí cao có thể xem là rất thiếu nước. Hiệu quả sử dụng ánh sáng có thểtăng lên hoặc giảm đi trong trường hợp đất được bón phân, tưới nước đầy đủhoặc đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn v.v Nói chung, khi đánh giá vai trò cuảmột nhân tố nào đó cần xét nó trong mối quan hệ với các yếu tố khác của toànbộ môi trường sinh thái.- các yếu tố khí tượng không thể thay thế cho nhauTuy nhiên chúng có thể tăng cường hoặc hạn chế tác dụng của nhau. Chẳnghạn, nhiệt độ thấp thường làm giảm hiệu lực của mưa. Nếu mùa mưa trùng vớimùa lạnh thì lượng mưa ảnh hưởng ít tới sinh trưởng thực vật. Nhưng nếu mùamưa trùng với mùa nóng thì lượng mưa đuợc sử dụng một cách tối đa, làm tănghiệu lực của mưa v.v Do đó có thể khắc phục một phần sự bất lợi của yếu tốnày bằng cách cải thiện những yếu tố khác. Chẳng hạn, tưới nước để giảm táchại của nhiệt độ cao, bón phân để khắc phục tình trạng thiếu ánh sáng hay nhiệtđộ thấp.v.v - yếu tố khí tượng chủ đạoTrong những trường hợp cụ thể, vai trò của các yếu tố khí tượng khôngngang nhau, có yếu tố là chủ đạo, có yếu tố không phải là chủ đạo. Yếu tố chủ18đạo là yếu tố mà sự thay đổi của nó kéo theo sự thay đổi của hàng loạt yếu tốkhác. Tùy từng trường hợp mà yếu tố chủ đạo có thể là yếu tố này hoặc yếu tốkhác. Dưới tán rừng, ánh sáng có thể là yếu tố chủ đạo. Sự thay đổi cường độchiếu sáng gây lên thay đổi toàn bộ hoàn cảnh tiểu khí hậu ở đây. Ở đầm lầy hayđồi trọc nước có thể là yếu tố chủ đạo. làm khô đầm lầy hoặc tưới nước cho đấtđồi trọc có thể dẫn đến thay đổi hoàn toàn điều kiện nhiệt, ẩm của khu vực. Xácđịnh được nhân tố chủ đạo cho phép lựa chọn đúng biện pháp kỹ thuật cần thiếtđể cải tạo hoàn cảnh khí tượng và điều kiện môi trường nói chung cho thực vật.- yếu tố khí tượng giới hạn sinh trưởng của thực vậtNếu một yếu tố khí tượng nào đó nằm gần giới hạn chịu đựng của thực vậtthì những biến đổi nhỏ của nó có thể kéo theo những biến đổi đáng kể trong sinhtrưởng của thực vật. Yếu tố đó được gọi là yếu tố khí hậu giới hạn sinh trưởngcủa thực vật. Thông thường, ở những khu vực khô hạn nước là yếu tố khí hậu giới hạn, ởnhững vùng lạnh nhiệt độ là yếu tố khí hậu giới hạn, ở những vùng cao có mâymù thường xuyên hay trong hoàn cảnh rừng có tán dày thì ánh sáng là yếu tố khíhậu gới hạn v.v. Xác định được yếu tố khí hậu giới hạn sinh trưởng cho phép tìmđược biện pháp kỹ thuật thích hợp để nâng cao năng suất thực vật. 1.2.2. phân bố các vùng thực vật và điều kiện khí hậuVới tính cách là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái khíquyển và toàn bộ các tính chất vật lý của nó ảnh hưởng một cách sâu sắc đến đờisống sinh quyển, trong đó có thực vật rừng. Chế độ khí tượng, hay điều kiện khíhậu, là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự tồn tại, sinhtrưởng, phát triển, năng suất và tính ổn định của hệ sinh thái rừng.Điều kiện khí hậu phân hóa một cách mạnh mẽ theo không gian trên tráiđất. Nó kéo theo sự phân hóa toàn bộ đặc điểm của lớp thảm thực vật và hìnhdáng cảnh quan.- phân hóa của thảm thực vật rừng theo hướng vĩ tuyếnBức xạ mặt trời phân bố không đều theo hướng vĩ tuyến là nguyên nhân cơbản của sự phân hóa khí hậu và các kiểu rừng. Dựa vào phân tích phân bố cáckiểu rừng theo hướng vĩ tuyến và điều kiện khí hậu tương ứng, các nhà khí hậuvà địa thực vật đã xác định được những ranh giới khí hậu của các kiểu rừng.Chúng ta tham khảo chỉ tiêu phân định của bergơ - một nhà địa thực vật nổitiếng.Theo ông có 8 kiểu thảm thực vật ứng với 8 kiểu điều kiện khí hậu:(1) Đài nguyên: nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất không vượt quá 10( 120c nhưng cao hơn 00c.(2) rừng tai ga: mùa hè ẩm, mùa đông rất lạnh. Nhiệt độ mùa đông có thểtới vài chục độ dưới không.19(3) rừng lá rộng ôn đới: mùa hè nóng, mùa đông không quá lạnh. (4) rừng á nhiệt đới: mùa hè nóng, mùa đông ấm, nhiệt độ tháng lạnh nhấtcao hơn 20c.(5) sa mạc ôn đới: mùa đông lạnh, mùa hè khô, nóng.(6) sa mạc nhiệt đới: khô và nóng quanh năm.(7) thảo nguyên rừng thưa nhiệt đới: nhiệt độ tháng lạnh nhất không dưới180c, lượng mưa cao nhưng có mùa khô găy gắt.(8) rừng mưa nhiệt đới: nhiệt độ cao và ổn định, nhiệt độ tháng lạnh nhấtkhông dưới 18oc, lượng mưa cao, mùa khô không có hoặc ngắn. nếu so sánh cách phân chia này, rừng dưới thấp của nước ta thuộc hai kiểu:+ rừng mưa nhiệt đới, bao gồm phần lớn lãnh thổ. + thảo nguyên rừng thưa nhiệt đới, bao gồm một phần tây nguyên, mộtphần tỉnh thuận hải.- phân hóa của thảm thực vật theo độ caoSự phân hóa mạnh mẽ của điều kiện khí hậu theo độ cao đã kéo theo sựphân hóa các đặc điểm của thảm thực vật. Nhiều nhà nghiên cứu đã đi đến kếtluận rằng khi độ cao tăng lên 100m, điều kiện khí hậu thay đổi tương đương vớiviệc dịch chuyển về phương bắc 1 vĩ độ.Do đặc điểm của khí hậu núi cao ở tây bắc nước ta, thảm thực vật có nhiềunét của rừng á nhiệt đới với sự hiện diện của các loài cây như đỗ quyên, hoàngđàn, pơ mu v.v Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng có nhiều khác biệt giữa khí hậu núi caovà khí hậu phương bắc. Không thể không tính đến những khác biệt ấy trongnghiên cứu cũng như trong các họat động của thực tiễn sản xuất. Sự khác biệtthể hiện chủ yếu ở những mặt sau:+ cường độ bức xạ, tỷ lệ các tia bức xạ sóng ngắn ở núi cao lớn hơn so vớiở phương bắc do đường đi của tia sáng trong khí quyển ngắn hơn.+ biến động của độ dài ngày ở các miền núi cao hoàn toàn mang đặc điểmcủa vĩ độ địa phương.+ biến trình hàng ngày và hàng năm của điều kiện khí tượng ở các miền núicao hoàn toàn mang đặc điểm của vĩ độ địa phương201.3. Ảnh hưởng của rừng đến tiẻu khí hậu và điều kiện khíhậu lãnh thổ1.3.1. Tiểu khí hậu rừng Với tính cách một hệ sinh thái khổng lồ có tán dày, rậm và cấu trúc tầngthứ phức tạp, rừng đã tạo ra hoàn cảnh rất độc đáo dưới tán - hoàn cảnh tiểu khíhậu rừng. Dưới đây sẽ lần lượt tìm hiểu các yếu tố của tiểu khí hậu rừng. - thành phần không khí trong rừngTán rừng tạo thành một lớp có tác dụng ngăn cản sự trao đổi của không khítrong rừng với không khí bên trên, làm chậm qúa trình khuếch tán các chất khímà rừng đã sản sinh vào khí quyển tự do. Vì vậy, thành phần không khí trongrừng có những đặc điểm khác với không khí ngoài nơi trống.Trước hết, hàm lượng CO2 trong rừng thường cao hơn ngoài nơi trống. Nóđược sản sinh trong quá trình hô hấp của thực vật, động vật, vi sinh vật, trongquá trình phân giải các tàn tính hữu cơ. Hàm lượng CO2 tăng dần từ tán câyxuống mặt đất rùng. Trong những ngày gió yếu hoặc không có gió, hàm lượngCO2 dưới mặt đất có thể đạt tới 0.6%, cá biệt tới 0.1%. Ở tán rừng hàm lượngCO2 xấp xỉ với hàm lượng của nó trong khí quyển tự do (0.03%). Ở đây hàmlượng CO2 có thể cao hơn 1 chút vào ban đêm, còn ban ngaỳ khi trời lặng gío,quang hợp có thể làm CO2 ở vùng giữa tán giảm xuống 0.02%.Hàm lượng CO2 cao trong rừng có ý nghĩa quan trọng với đời sống cây convà cây tái sinh. Nó bù lại một phần cho hoàn cảnh thiếu ánh sáng dưới tán rừng.Hàm lượng oxy có chiều hướng biến đổi ngược với CO2. oxy là nguyênliệu của quá trình hô hấp. Trong đất và ở không khí sát mặt đất, hàm lượng oxyđạt giá trị thấp nhất. Trong một số trường hợp, sự thiếu hụt O2 có thể làm giảmcường độ hoạt động của rễ cây và vi sinh vật đất, làm chậm quá trình phân giảiyếm khí tạo nên như H2S, CH4, v.v Sự thiếu hụt oxy đặc biệt nghiêm trọng ởđất lầy, than bùn, trong đất rừng nơi có độ dốc thấp và vào mùa mưa v.v Sự khác biệt chút ít về hàm lượng oxy ở phần không khí dưới hoặc trongtán rừng thường không có ảnh hưởng đáng kể đến đời sống thực vật rừng. Vì dùcó bị giảm đi, hàm lượng O2 vẫn luôn ở mức dư thừa so với yêu cầu của thựcvật.Trong rừng không khí luôn có hàm lượng lớn các chất phitonxid. Đó lànhững chất hữu cơ dễ bay hơi do thực vật tiết ra. phần lớn các chất này có tácdụng diệt khuẩn, làm trong lành khí quyển.Lượng bụi trong rừng đặc biệt thấp so với ngoài nơi trống. Cảm giác yêntĩnh và trong sạch của không khí trong rừng được tạo ra bởi tác dụng “ lọc” rấtcao của rừng.21trong rừng, do thoát hơi nước của thực vật, bốc hơi từ mặt đất ẩm v.v Hàm lượng hơi nước thường cao hơn ngoài nơi trống. Theo các quan trắc củagaiger (Đức), chênh lệch độ ẩm giữa không khí trong và ngoài rừng có thể đạt 5đến 6% vào những giờ ban ngày, còn ban đêm chênh lệch là không đáng kể.Nhìn chung sự chênh lệch về thành phần không khí trong rừng với nơitrống thay đổi phụ thuộc vào cấu trúc rừng, tuổi rừng, mùa sinh trưởng và tìnhtrạng thời tiết. Ở rừng thường xanh, hỗn loài, nhiều tầng trao đổi của không khítrong rừng đồng tuổi một tầng hoặc rụng lá v.v Ở các rừng sào, rừng trungniên quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh, do đó, chênh lệch về thành phầnkhông khí giữa, trong rừng và ngoài nơi trống tăng lên so với những ngày giólớn, trời râm v.v - chế độ bức xạ trong rừngTán rừng có khả năng hấp thụ 75 đến 85% bức xạ mặt trời chiếu đến. Hệ sốan -be - đô đo được dao động trong phạm vi từ 15 đến 25% tùy thuộc vào thànhphần loài cây, giai đoạn phát triển, mùa sinh trưởng v.v Lượng bức xạ lọt qua tán rừng được quyết định chủ yếu bởi độ tàn che. Khiđộ tàn che cao tán rừng trở thành mặt hoạt động chính. Nó giữ lại phần lớnlượng bức xạ trước khi đến mặt đất, do đó, hình thành chế độ nhiệt ẩm khác xavới nơi trống. Khi độ tàn che thấp (dưới 0.3) mặt đất trở thành mặt hoạt độngchính, điều kiện khí tượng mang nhiều đặc điểm của nơi trống, hoàn cảnh rừngmất dần.Cường độ bức xạ trực tiếp đo được ở mặt đất thường chỉ chiếm từ 5 đến 10% so với ngoài nơi trống. Trong rừng mưa nhiệt đới cường độ bức xạ trực tiếpkhông vượt quá 5% ngay cả lúc giữa trưa - khi mặt trời ở đỉnh đầu. Ở mặt đấtdưới tán rừng các vệt nắng thường xuất hiện vào khoảng 9 đến 10 giờ sáng, tănglên vào lúc giữa trưa, sau đó giảm đi và mất hẳn vào 2 đến 3 giờ chiều. Cườngđộ và thời gian xuất hiện bức xạ mặt trời trực tiếp ở mặt đất rừng phụ thuộc vàođộ tàn che, kết cấu tầng thứ của rừng.Độ tàn che càng lớn, kết cấu tầng thứ càng phức tạp thì bức xạ lọt đến mặtđất càng ít, thời gian tồn tại các vệt nắng càng ngắn.Một đặc điểm quan trọng của chế độ bức xạ trong rừng là sự giảm yếunhanh chóng của nó theo chiều cao. Với rừng đồng tuổi một tầng bức xạ lúc đầugiảm nhanh qua lớp tán cây, sau đó tương đối ổn định hơn ở phần không giandưới tán. Với rừng nhiều tầng thì đường biểu diễn cường độ bức xạ theo chiềucao là đường bậc thang.Bức xạ khuếch tán trong rừng có ý nghĩa quan trọng. Ở những lớp dướithấp bức xạ khuếch tán thường chiếm thành phần chủ yếu trong tổng bức xạ.Trong nhiều trường hợp nó là năng lượng cơ bản cho quang hợp của thực vât ởtầng lâm hạ. Thành phần quang phổ của bức xạ khuếch tán trong rừng cũng khácbiệt nhiều với nơi trống. Tỷ lệ các tia tử ngoại giảm mạnh, còn tỷ lệ các tia lục22được tăng lên đáng kể. Sự khác biệt của bức xạ khuếch tán trong và ngoài rừnglà do nguồn gốc khác nhau. Bức xạ khuếch tán trong rừng bao gồm các tia sángxuyên qua lá cây, các tia đã được phản xạ và khuếch tán nhiều lần khi gặp phảicành, lá, thân cây và không khí trong rừng.Trong lâm học hiện nay, để thay đổi hoàn cảnh rừng, biện pháp chủ yếuđược áp dụng là thay đổi độ tàn che, qua đó điều chỉnh lượng bức xạ lọt xuốngtầng lâm hạ và mặt đất rừng. Hiệu quả của biện pháp này phụ thuộc rất nhiềuvào hiểu biết về mối liên hệ giữa các chỉ tiêu cấu trúc rừng và điều kiện khítượng trong rừng, về đặc điểm sinh thái của thực vật rừng. Chừng nào còn chưahiểu biết đầy đủ về môi trường và đặc điểm sinh thái cây, thì chừng đó các biệnpháp kỹ thuật còn mang tính chất cầu may.- nhiệt độ trong rừng* nhiệt độ đất rừngDo được tán cây che phủ nên chế độ nhiệt của đất rừng khác với nơi trốngở nhiều đặc điểm: + biên độ nhiệt nhỏ. Ban ngày mặt đất được tán rừng che phủ, nhiệt độ tăngchậm. Ban đêm tán rừng ngăn cản bức xạ của đất, làm giảm bức xạ hiệu dụngcủa mặt đất, do đó, nhiệt độ giảm chậm hơn ngoài nơi đất trống. Tương tự nhưvậy, vào mùa hè giá trị cực đại của nhiệt độ đất trong rừng luôn nhỏ hơn nơi đấttrống, còn cực tiểu luôn lớn hơn.Chênh lệch về biên độ nhiệt độ đất trong rừng và ngoài nơi đất trống phụthuộc nhiều vào cấu trúc của rừng. Độ tàn che lớn, tán dày, rậm, tấng thứ nhiềusẽ làm chênh lệch tăng lên. Mức chênh lệch thay đổi theo loài cây, tuổi cây, mậtđộ, mùa sinh trưởng và đặc điểm của đất.Trong rừng thưa hoặc ở những khoảng trống trong rừng có thể thấy quyluật ngược lại do trao đổi nhiệt giữa mặt đất và không khí phía trên bị cây rừngngăn cản, nên ban ngày nhiệt độ đất trong rừng hoặc ở khoảng trống trong rừngtràn xuống thấp hơn so với ngoài nơi đất trống. Đây là nguyên nhân giải thíchhiện tượng sương muối thường xuất hiện ở rừng thưa và những khoảng trốngtrong rừng. + cực đại của nhiệt độ đất rừng thường xảy ra muộn hơn ở nơi trống chừng1 đến 2 giờ, tức là vào khoảng 14 giờ. Vì tán rừng là mặt hoạt động chính, khinhiệt độ tán rừng đã bắt đầu giảm xuống, nhưng vẫn cao hơn nhiệt độ mặt đấtrừng, do đó, nhiệt độ mặt đất vẫn tiếp tục được tăng lên. Chỉ khi nhiệt độ tán vàcác lớp không khí trong rừng nhỏ hơn nhiệt độ mặt đất thì nhiệt độ mặt đất mớibắt đầu giảm đi.+ nhiệt độ đất rừng rất ổn định ở các độ sâu. Do được che phủ bởi tán rừng,lớp thảm tươi, cây bụi và thảm mục rừng, nhiệt độ đất rừng rất ổn định. Trongrừng mưa nhiệt đới có độ tàn che cao độ sâu có nhiệt độ hàng ngày không đổi23chừng 15 đến 20cm, còn độ sâu có nhiệt độ hàng năm không đổi vào khoảng 3đến 5m.* nhiệt độ không khí trong rừngKhi rừng có độ tàn che cao, các tán cây liên kết với nhau tạo thành mặthoạt động chính. Mọi trao đổi về nhiệt giữa rừng và khí quyển được diễn ra chủyếu ở mặt trên của tán rừng. quy luật nóng lên và lạnh đi của nó cũng tương tựnhư mặt đất hoặc các mặt hoạt động khác.Ban ngày năng lượng bức xạ đựơc tán rừng hấp thụ chuyển phần lớn thànhnăng lượng nhiệt. Tán rừng nóng lên, nó truyền nhiệt cho các lớp không khí bêntrên và bên dưới. Vì vậy nhiệt độ có xu hướng giảm dần từ tán rừng lên phía trêncũng như xuống dưới mặt đất rừng.Ban đêm tán rừng bị bức xạ, lạnh đi, nhiệt lại được truyền từ các lớp khôngkhí bên trên và bên dưới cho tán rừng. Vì vậy, nhiệt độ có xu hướng giảm dần từmặt đất lên tán rừng. Tuy nhiên, vì tán rừng chi phí nhiều năng lượng cho thoát hơi, cho trao đổinhiệt bằng loạn lưu và đối lưu của tán rừng và khí quyển, mà nhiệt độ tán rừngban ngày thấp hơn nhiều so với mặt đất nơi trống.Như vậy, do ảnh hưởng của tán rừng, ban ngày nhiệt độ không khí trongrừng thấp hơn ngoài nơi trống, còn ban đêm lại cao hơn. Những quan trắc chothấy chênh lệch về nhiệt độ của không khí trong rừng và ngoài nơi trống ở độcao 2m dao động trong khoảng 1 - 20c. Trong khi đó chênh lệch của nhiệt độ đấtcó thể đến vài chục độ.Do ảnh hưởng của tán cây mà phân bố theo chiều cao của nhiệt độ khôngkhí trong rừng cũng khác so với nơi trống. Có hai dạng cơ bản của phân bố nhiệtđộ không khí trong rừng.+ ban ngày nhiệt độ không khí giảm liên tục từ tán xuống mặt đất rừng.+ ban đêm nhiệt độ tăng từ mặt đất lên tán rừng.Những quy luật khác biệt của nhiệt độ trong rừng và nơi trống như đã trìnhbầy trên đây có thể bị nhiễu loạn bởi các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Chẳnghạn, trong thời tiết mưa, bão, trời nhiều mây, u ám, mưa phùn kéo dàiv.v những khác biệt giữa nhiệt độ trong rừng và ngoài nơi trống trở nên khôngđáng kể. 1.3.2. rừng và thành phần khí quyểnẢnh hưởng của rừng đến khí hậu trước hết thể hiện ở vai trò ổn định thànhphần không khí. Trong quá trình hoạt động sống, rừng lấy CO2 của khí quyển đểtổng hợp nên các hợp chất hữu cơ đồng thời cũng giải phóng oxy vào khí quyển.Khi tạo ra 1 tấn gỗ khô, cây rừng đã giải phóng ra từ 1.39 đến 1.42 tấn O2. Tùytừng loài. Với lượng tăng trưởng hàng năm chừng 70 x 109 tấn, rừng hành tinh24đã đưa vào khí quyển khoảng 100 tỷ tấn oxy tự do và hấp thụ khoảng 130 - 140tỷ tấn CO2. rừng như một “nhà máy” khổng lồ “chế tạo” oxy từ carbonic. Nhờđó rừng có vai trò đặc biệt trong ổn định thành phần không khí của khí quyển.Phá rừng mạnh mẽ trong 200 năm gần đây đã dẫn đến thay đổi các chất khícủa khí quyển quyển, mà chủ yếu là tăng nồng độ CO2. Ở đầu thế kỷ này nồngđộ CO2 chừng 0.028%. Còn hiện nay là 0.03%. Tính chất hấp thụ chọn lọc củaCO2 và một số chất khí khác trong khí quyển (NH3, NO2, H2O, v.v ) làm chokhí quyển có khả năng gây hiệu ứng nhiệt giống như các nhà kính. Nó cho bứcxạ sóng ngắn của mặt trời đi qua lọt vào mặt đất, nhưng lại ngăn cản bức xạsóng dài từ mặt đất trở lại không gian vũ trụ. Do đó mà khí quyển có tác dụnggiữ nhiệt cho mặt đất, làm tăng nhiệt độ của hệ thống mặt đất và khí quyển.Chính vì vậy người ta nói khí quyển có hiệu ứng lồng kính. Khi hàm lượng CO2tăng lên, hiệu ứng lồng kính của khí quyển cũng tăng lên. Kết quả làm cho tráiđất nóng hơn. rừng như một môi trường đệm đặc biệt làm ổn định hàm lượngCO2 bằng cách cố định nó trong các hợp chất hữu cơ hoặc giải phóng nó khi hôhấp, phân giải các tàn tích thực vật. phá rừng tức là phá hủy môi trường đệm,làm cho hàm lượng CO2 tăng lên không ngừng cùng với quá trình hô hấp của visinh vật, phân hủy các tàn tích hữu cơ, sự đốt cháy nhiên liệu của các hoạt đôngcông nghiệp, phương tiện giao thông, gia tăng của hỏa hoạn, hoạt động của núilửa v,v Nếu rừng tiếp tục bị phá, hàm lượg CO2 tiếp tục tăng và nhiệt độ khíquyển diễn biến như hiện nay, thì những hậu quả sẽ là sự dâng cao của mựcnước biển, sự gia tăng của bão, của lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, phát triển nhữngdịch bệnh v.v Trong thực tế con người vẫn chưa lường hết được những gì sẽxẩy ra khi nhiệt độ trái đất đang không ngừng gia tăng.Vai trò đặc biệt của rừng trong việc hình thành môi trường khí quyển cầnthiết cho sự sống còn thể hiện ở chỗ tham gia duy trì màn ozon. Vì như chúng tabiết ozon được hình thành chủ yếu từ những phân tử oxy có nguồn gốc quanghợp.Rừng cũng có khả năng làm giảm nồng độ các chất khí độc H2S, NO2, CH4,CO, v.v Một ha rừng thành phố có thể hấp thụ 8 kg CO2 trong 1 giờ, tức làlượng CO2 do 200 người tạo ra. Một ha rừng trong một ngày hấp thụ được 220 -280 kg CO2, đồng thời đưa vào khí quyển 180 đên 200 kg oxy. Rừng có vai trò cực kỳ lớn lao trong việc làm sạch khí quyển. Nó hấp thụcác chất độc trong khí quyển, đặc biệt là oxytcarbon và oxyt chì. Các loài cây gỗvà cây bụi có thể tích lũy 100 - 1000mg oxyt chì trong 1 kg lá khô. 1 héc ta rừngcó thể hấp thụ được 40 kg H2S, 100 kg hcl, 20 - 25 kg CH4 v.v Tán rừng như một “máy lọc xanh” có khả năng hấp phụ tro, khói, bụi, cảntrở sự lan truyền của chúng trong không gian. 1 ha rừng có thể giữ được 50 đến70 tấn bụi trong năm, giảm 30 đến 40% lượng bụi, trong khí quyển. Nhiều thựcvật có khả năng đồng hóa các chất trong khí quyển, chẳng hạn các chất thơm,hợp chất carbon, ete, tinh dầu, phe non, v.v 25
Trích đoạn
- Cỏc phương phỏp phõn tớch đặc điểm sinh thỏi khớ hậu của thực vật rừng
- Cỏc phương phỏp đỏnh giỏ điều kiện khớ tượng thuỷ văn trong lõm nghiệp
Tài liệu liên quan
- Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn
- 35
- 915
- 3
- Cung cấp thông tin, tư liệu khí tượng thuỷ văn
- 6
- 525
- 1
- Tài liệu Ứng dụng máy tính trong lưu trữ và xử lý số liệu khí tượng thuỷ văn vùng đồng bằng sông Cửu Long pptx
- 1
- 769
- 1
- Tài liệu Biểu mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu khí tượng thuỷ văn, môi trường nước và không khí ppt
- 10
- 641
- 1
- Tài liệu Đánh giá chất lượng tư liệu khí tượng thuỷ văn docx
- 3
- 515
- 4
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông hồng - Tính toán xử lý số liệu khí tượng thuỷ văn và ô nhiễm nguồn nước
- 120
- 795
- 0
- tài liệu Khí tượng thủy văn rừng
- 56
- 4
- 28
- Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ
- 123
- 650
- 6
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ
- 123
- 229
- 0
- tìm hiểu về cơ cấu tổ chức chức năng nhiệm vụ của trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn
- 35
- 320
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(992.5 KB - 56 trang) - tài liệu Khí tượng thủy văn rừng Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Thủy Văn Rừng Là Gì
-
Từ điển Tiếng Việt "thuỷ Văn Rừng" - Là Gì?
-
[PDF] ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG TRỒNG ...
-
Quản Lý Lưu Vực - (bài 6) Thủy Văn Lưu Vực - Tài Liệu Text - 123doc
-
Vai Trò Của Cây Xanh Và Rừng Trong Việc điều ... - Báo điện Tử Chính Phủ
-
[PDF] Chương VII. VAI TRÒ SINH THÁI CỦA RỪNG - Website Giáo Viên
-
Vai Trò Của Cây Xanh Và Rừng Trong Việc điều Hòa Khí ... - Báo Đắk Lắk
-
Một Số Khái Niệm Khí Tượng Thủy Văn
-
[PDF] TÍNH CHẤT THỦY VĂN THEO ĐỊA HÌNH VÀ MÙA TẠI KHU SINH ...
-
[PDF] Phương Pháp đánh Giá Nhanh Thủy Văn (RHA) - World Agroforestry
-
[PDF] ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA RỪNG ĐẾN DÒNG CHẢY VÀ XÓI MÒN ...
-
[PDF] Min ơi! Cậu Có Biết Tại Sao Môi Trường Sống Của Chúng Ta Ngày Càng ...
-
(PDF) Thủy Văn Môi Trường | Gà Rừng
-
Rừng Ngập Mặn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vai Trò Của Rừng - Xin đừng Thờ ơ Với Rừng