Quản Lý Phát Triển Xã Hội Trong Bối Cảnh Hiện Nay - Học Viện Dân Tộc

Trong nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xã hội Việt Nam đang có những biến đổi mạnh mẽ. Biến đổi xã hội rõ nhất là biến đổi cấu trúc xã hội, phân hóa xã hội và biến đổi về giá trị, chuẩn mực, lối sống xã hội... Các vãn bản chính thức của Đảng, Nhà nước cũng như thực tiễn đã xác lập mô hình mục tiêu phát triển tổng quát của Việt Nam là: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong đó mục tiêu cốt lõi hướng đến là: con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công; có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện. Song, để thực hiện thành công, một trong những điều kiện tiên quyết là phải tính đến sự quy định của bối cảnh xã hội. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nhận định: Tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu câu mới to lớn, phức tạp hơn đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thô của Tô quốc. Quả thực, thế giới ngày nay đã và đang diễn ra đồng thời nhiều quá trình vận động, đan xen rất phức tạp, vừa hợp tác vừa đấu tranh, có ảnh hướng quyết định đến sự phát triển của nhân loại và từng quốc gia dân tộc, như: biến đổi khí hậu, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, vai trò của các nước lớn, xung đột tranh chấp lãnh thổ, khủng bố và cách mạng công nghiệp lần thứ tư...

Các quá trình này đã và đang tác động khôn lường, bất định theo cả hai chiều cạnh: thuận lợi và khó khăn, trước mắt và lâu dài đối với tiến trình đổi mới và phát triển của Việt Nam.

Hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới mà nội hàm cụ thể là thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa; phát triển kinh tế thị trường; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; hội nhập quốc tế; đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội; tái cấu trúc nền kinh tế... Đây chính là nhân tố tác động mạnh mẽ đến nội dung, phương thức, nhiệm vụ và mục tiêu xây dựng đất nước, xã hội và con người Việt Nam trong toàn bộ tiến trình đổi mới. Có thể khẳng định Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo. Song, bên cạnh đó có rất nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập đòi hỏi phải có giải pháp kịp thời, đồng bộ, khoa học và thực hiện quyết liệt nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tể - xã hội: nhanh, hài hòa và bền vững hơn. Chẳng hạn, chúng ta đang cùng lúc phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt ngân sách và nợ công, năng suất lao động thấp, tham nhũng, phân tầng xã hội và xung đột xã hội gia tăng; đồng thời lại phải ứng phó với nhiều khó khăn mới chưa lường trước được, như: nạn hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt, dịch bệnh chưa từng có; sự cố ô nhiễm môi trường, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên...

Việc nghiên cứu, phân tích các quá trình mang tính bối cảnh quốc té và trong nước như nêu trên có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam. Các chủ thể tham gia quản lý phát triển xã hội cần phải đặt trong mối quan hệ tương tác và chịu áp lực chi phối của bối cảnh quốc tế liên quan đến nhu cầu, trách nhiệm, năng lực và phẩm chất của các chủ thể quản lý; đến mục tiêu phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường. Từ đó có những căn cứ để giải thích quy mô rộng lớn, hệ thống và tính chất phức tạp của những biến đổi xã hội, phát triển xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, đòi hỏi phải có năng lực quản lý phát triển xã hội tốt hơn để phát triển dân tộc và hiện đại hoá xã hội Việt Nam. Bối cảnh biến đổi khí hậu đặt ra yêu cầu bức thiết cho hoạt động quản lý phát triển xã hội của Việt Nam. Biến đổi khí hậu đang làm giảm hoặc mất đi các nguồn lực, điều kiện để phát triển bình thường; là nguyên nhân gia tăng xung đột xã hội, thúc đẩy biến đổi xã hội theo chiều hướng tiêu cực, gia tăng nhiều vấn đề xã hội... Do vậy, quá trình biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường ở Việt Nam cần phải trờ thành một chủ đề, mục tiêu quan trọng của quản lý phát triển xã hội. Và để đạt được hiệu quả, chúng ta không thể chỉ giải quyết bằng những hành động đơn lẻ, cục bộ.

Bối cảnh thế giới và trong nước đặt ra yêu cầu đối với hoạt động quản lý phát triển xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, đòi hỏi phải tuân thủ những thông lệ và chuẩn mực quốc tế; tính tới mối quan hệ và những tác động của thế giới, nhất là các nước lớn và khu vực ASEAN. Neu đặt quản lý phát triển xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tức là quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam phải tính đến việc tiếp cận, ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, sự tích hợp dữ liệu khổng lồ và kết nối chia sẻ thông tin. Đồng thời, nếu lấy bối cảnh đất nước là phát triển kinh tể thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế làm nền tảng cốt lõi, rõ ràng Việt Nam càn phải xây dựng mô hình tổ chức, phương thức quản lý phát triển xã hội và mục tiêu của quản lý phát triển xã hội tương thích, về mặt đường lối định hướng, những vấn đề này đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận diện thông qua việc xác lập các mục tiêu của phát triển đất nước. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định: (1) Nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của phát triển xã hội bền vững và quản lý phát triển xã hội đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; (2) Xây dựng, thực hiện các chính sách phù hợp với các giai tầng xã hội; (3) Có các giải pháp quản lý hiệu quả để giải quyết hài hoà các quan hệ xã hội, ngăn chặn, giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc, những mâu thuẫn có thể dẫn đến xung đột xã hội. Như vậy, có thể khẳng định, quản lý phát triển xã hội tức là góp phần đảm bảo tính định hướng và sự thành công của mục tiêu xây dựng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể hiện thực hóa chúng kịp thời, sáng tạo và hiệu quả nhất? vấn đề đặt ra là Việt Nam cần phải tăng cường nghiên cứu và thực hành quản lý phát triển xã hội.

Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn hon 30 năm đổi mới, đã rút ra nhiều bài học quý giá, nhưng cũng còn nhiều hạn chế và khuyết điểm trong nhiều mặt công tác, các vấn đề xã hội phát sinh phức tạp như: khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội; tình trạng thiếu việc làm; di dân tự phát; bất ổn và xung đột xã hội gia tăng; dân trí và quan trí hạn chế; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe yếu kém; đời sống văn hóa có nhiều biểu hiện tiêu cực, xuống cấp, năng lực quản lý phát triển xã hội, kết cấu hạ tầng thấp kém; môi trường bị ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động... Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đó là nhận thức về quản lý phát triển xã hội chưa đầy đủ. Trước những tình hình trên, Nhà nước ta đang có những đổi mới trong quản lý phát triển xã hội, Đảng ta đang đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, toàn bộ hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế, xã hội đang đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của mình. Nhưng rõ ràng, về mặt lý luận chúng ta chưa có những câu trả lời thỏa đáng và còn thiếu những những nghiên cứu khoa học bằng chứng, có tính hệ thống, cung cấp những cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chính sách và triển khai thực hiện chính sách trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Cuốn sách Quản lý phát triển xã hội trong bối cảnh hiện nay: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm góp phần nghiên cứu, triển khai thành công mô hình quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt, quản lý phát triển xã hội cần được hiện thực hóa thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Đồng thời, cần chủ động và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao nhận thức, cập nhật kiến thức về phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội cho cán bộ, đảng viên nói chung và nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nói riêng.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Từ khóa » Các Vấn De Xã Hội Hiện Nay 2019