Quản Lý Sản Xuất Là Gì? Mô Tả Công Việc Quản Lý Sản Xuất
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết các nhà máy, xí nghiệp đều có bộ phận chịu trách nhiệm quản lý sản xuất. Vì nó quyết định quá trình hoạt động của đơn vị có diễn ra trơn tru và hiệu quả hay không? Nếu bạn quan tâm đến vị trí công việc này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, để nắm rõ hơn về thông tin mô tả công việc quản lý sản xuất nhé!
Quản lý sản xuất là gì?
Quản lý sản xuất là một giai đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các khu nhà máy, phân xưởng trong doanh nghiệp. Được biết, công việc quản lý sản xuất này rất quan trọng trong các nhà máy. Bởi nó trực tiếp giám sát, điều phối và đảm bảo sản xuất kịp tiến độ theo kế hoạch mà doanh nghiệp đã đề ra.
Hoạt động quản lý sản xuất có vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp
Hiện nay có 3 phương pháp quản lý sản xuất được các doanh nghiệp sản xuất áp dụng:
- Phương pháp đơn chiếc: Đây là phương pháp hướng đến sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng nhỏ (từng chiếc). Vì quy mô nhỏ lẻ, nên người ta không lập quy trình công nghệ một cách tỷ mỷ cho từng sản phẩm, mà chỉ quy định những công việc chung chung.
- Phương pháp quản lý sản xuất theo nhóm: Áp dụng thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc, dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt. Chúng được làm chung cho cả nhóm, dựa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Các chi tiết trong cùng nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.
- Phương pháp quản lý tổ chức dây chuyền: Đặc điểm chủ yếu của sản xuất dây chuyền chính là tính liên tục. Do đó, để đảm bảo tính liên tục đơn vị cần chia nhỏ quá trình sản xuất theo một trình tự hợp lý nhất. Mỗi nơi làm việc được phân công sẽ chuyên trách một bước công việc nhất định.
Phương pháp quản lý sản xuất theo dây chuyền
Mô tả công việc quản lý sản xuất
Tùy từng quy mô doanh nghiệp, phương pháp sản xuất áp dụng mà thông tin mô tả công việc quản lý sản xuất sẽ khác nhau. Dưới đây là một trong số những mô tả công việc của người quản lý sản xuất cơ bản:
- Thuê, đào tạo và đánh giá nhân viên. Theo dõi quá trình làm việc của công nhân tại nhà máy, nhằm đảm bảo đạt hiệu suất làm việc và yêu cầu về an toàn
- Ước tính, thỏa thuận và chốt ngân sách, khung thời gian sản xuất với khách hàng và các tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Việc này sẽ đảm bảo hoạt động sản xuất đúng lịch trình và nằm trong ngân sách.
- Chịu trách nhiệm thỏa thuận lại khung thời gian sản xuất khi có thay đổi về việc lựa chọn, đặt hàng hay mua nguyên vật liệu
- Phân tích dữ liệu sản xuất, lập kế hoạch, lên lịch trình sản xuất, đánh giá các yêu cầu dự án và nguồn lực.
- Theo dõi tiến độ sản xuất, nắm vững các hiện tượng bất thường, điều hoà và kịp thời thông báo tin tức bất thường lên cấp trên và phòng kinh doanh. Viết báo cáo sản xuất theo ngày, tháng, quý,…
- Phụ trách giám sát công việc của các phòng ban, các xưởng sản xuất, bồi dưỡng và điều hoà mối quan hệ giữa các phòng ban
- Xác định những máy móc mới cần thiết hoặc tăng ca khi cần thiết. Tổ chức việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị sản xuất của nhà máy, xí nghiệp.
- Quản lý sản xuất phát hiện lỗi sản phẩm, xác định nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm và giải quyết vấn đề để khắc phục lỗi đó một cách hiệu quả.
- Tổ chức cải tiến kỹ thuật và điều hành toàn bộ quá trình sản xuất.
- Phân tích năng suất tiềm năng của các thiết bị sản xuất. Đồng thời, căn cứ vào tình hình nguyên liệu lập ra kế hoạch sản xuất ngày hoặc thay đổi kế hoạch sản xuất
- Tiếp nhận tin tức, lệnh sản xuất từ phòng kinh doanh, kiểm tra tồn kho, lập phiếu theo công sản xuất hay sắp xếp kế hoạch xuất hàng.
- Bố trí chức vụ, công việc cho nhân viên trực thuộc và tổ chức kiểm tra tay nghề
- Đặt ra mục tiêu chất lượng cho phòng sản xuất và kịp thời tiến hành đánh giá, giám sát một cách rõ ràng, minh bạch. Bao gồm cả việc thưởng phạt nghiêm minh.
Thông thường, nhân viên quản lý sản xuất phải làm việc toàn thời gian cố định. Tuy nhiên, nếu đơn hàng, công việc phát sinh đột xuất họ vẫn phải tăng ca để đảm bảo tiến độ và chất lượng sản xuất. Một số công ty, tập đoàn lớn, hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, thì vị trí này cần có nhiều quản lý làm việc theo ca. Vậy nên, không có gì khó hiểu nếu một doanh nghiệp có nhiều quản lý sản xuất.
Sử dụng phần mềm để công việc quản lý sản xuất được hiệu quả
Hiện nay, để tiết kiệm thời gian làm việc và đạt hiệu quả cao trong việc quản lý. Các doanh nghiệp đã dần thay thế phương thức truyền thống thủ công, bằng các phần mềm hiện đại hỗ trợ. Trong đó, phần mềm quản lý nhân sự HrPro7 được xem là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho vấn đề này.
Mọi thông tin cần tư vấn, hướng dẫn sử dụng,… quý khách vui lòng truy cập https://quantrinhansu-online.com. Thông tin chia sẻ tại website sẽ giúp bạn nắm rõ mô tả công việc quản lý sản xuất, cũng như có được giải pháp hữu hiệu cho công tác quản lý bộ phận này!
Từ khóa » Cách Quản Lý Công Ty Sản Xuất
-
6 Bước Quy Trình Quản Lý Sản Xuất Trong Doanh Nghiệp 2022
-
Làm Thế Nào để Quản Lý Sản Xuất Hiệu Quả? - ERPViet
-
5 Kinh Nghiệm "xương Máu" Trong Quản Lý Xưởng Sản Xuất - 1Office
-
Quản Lý Sản Xuất Là Gì – Phương Pháp Quản Lý Sản Xuất Hiệu Quả
-
Bật Mí Về Một Số Kinh Nghiệm Quản Lý Xưởng Sản Xuất
-
Những Bí Quyết Về Cách Quản Lý Công Nhân Hiệu Quả Dành Cho Nhà ...
-
Nhà Quản Lý Sản Xuất Cần Có Những Kỹ Năng Nào? - OOC DigiiMS
-
Kinh Nghiệm Quản Lý Xưởng Sản Xuất Những Khó Khăn đặt Ra Và Giải ...
-
Quản Lý Sản Xuất: Mô Tả Công Việc, Kỹ Năng Và Việc Làm - HRchannels
-
Mách Bạn Kinh Nghiệm Quản Lý Sản Xuất Ngành May Hiệu Quả
-
Quản Lý Sản Xuất Là Gì? Tổng Quan | Mô Tả Công Việc, Kỹ Năng Người ...
-
Quản Lý Sản Xuất Là Gì? Các Phương Pháp Quản Lý Sản Xuất Hiệu Quả
-
Nhà Quản Lý Sản Xuất: 4 Kỹ Năng Mềm Cần Có - IZISolution
-
Mô Tả Công Việc Quản Lý Sản Xuất - Những điều Bạn Cần Biết - Cloudify