Quản Lý Sản Xuất Là Gì? Tổng Quan | Mô Tả Công Việc, Kỹ Năng Người ...

Quản lý sản xuất là hoạt động đóng vai trò cực kỳ quan trọng tại mỗi doanh nghiệp hiện nay. Đối với mọi nhà máy, hoạt động này tác động trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận và cũng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vận hành, phát triển bền vững. Đồng thời, với những mô hình quản lý tối ưu sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và các chi phí phát sinh không đáng có.

Xem thêm

  • NG là gì ? Quy trình xử lý hàng lỗi NG trong sản xuất
  • 4M trong sản xuất là gì và các phương pháp cải tiến 4M
  • Kế hoạch sản xuất là gì? Cách lập kế hoạch sản xuất hiệu quả

Chương 1 – Quản lý sản xuất là gì – Tổng quan về Quản lý sản xuất

Tổng quan chung về quản lý sản xuất

Tổng quan chung về quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất (QLSX) là gì?

Quản lý sản xuất (Production Management) là một giai đoạn nằm trong chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các nhà máy, phân xưởng của doanh nghiệp; tham gia trực tiếp vào việc lập kế hoạch, giám sát khu vực nhà máy nhằm bảo đảm việc sản xuất hàng hoá đáp ứng được các yêu cầu về Q (Chất lượng) – C (Chi phí) – D (Tiến độ).

Bên cạnh đó, công việc quản lý sản xuất cũng giúp doanh nghiệp tối ưu các nguồn lực sẵn có trong khu vực nhà máy (như hàng hoá tồn kho, thiết bị, nhân lực,…), cùng các vấn đề về chất lượng quy trình sản xuất nhằm đảm bảo mọi hoạt động luôn diễn ra trơn tru, đạt hiệu quả.

Nhà quản trị nắm vai trò tổ chức, điều phối và giám sát mọi hoạt động đang diễn ra trong nhà máy sản xuất. Tùy vào chất lượng hoạt động quản lý sản xuất của doanh nghiệp mà các thông số chi tiết của nhà máy, phân xưởng sẽ được cung cấp nhanh hay chậm, vào thời gian thực hay theo giai đoạn.

Xem thêm: 5 Mẫu báo cáo quản lý sản xuất hiệu quả bằng Word & Excel

Mục tiêu của quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất có mối quan hệ mật thiết với thành công của mỗi doanh nghiệp. Bởi lẽ, nếu được thực hiện hiệu quả, nó sẽ giúp doanh nghiệp có được vị thế đáng gờm trước đối thủ cạnh tranh, đưa hoạt động sản xuất lên một tầng cao mới. Dưới đây là mục tiêu quản lý sản xuất:

  • Đáp ứng yêu cầu quản lý toàn diện khu vực sản xuất, từ đó rút ngắn việc hoàn thành đơn hàng cho khách hàng mà vẫn đảm bảo số lượng và chất lượng.
  • Thông qua lập kế hoạch, điều phối, tổ chức, chỉ đạo và giám sát hoạt động sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp có thể thiết lập và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Tạo ra tính linh động, khả năng dự báo, cải tiến không ngừng nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh.
  • Sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có trong khu vực nhà máy, thực hiện tốt việc thúc đẩy nâng cao năng suất sản xuất, tạo ra lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.

Ý nghĩa của quản lý sản xuất

  • Quản lý sản xuất giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chiến lược bằng cách sản xuất hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Gia tăng uy tín doanh nghiệp nhờ vào việc đảm bảo khách hàng luôn hài lòng với sản phẩm nhận được.
  • Quy trình quản lý sản xuất hiệu quả đảm bảo rằng nguồn lực được sử dụng một cách thận trọng, tối ưu hoá, ít lãng phí và tạo ra sản phẩm tốt.
  • Quản lý sản xuất tốt giúp khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó, hình ảnh và giá trị thương hiệu doanh nghiệp trong mắt khách hàng sẽ được cải thiện.

Phương pháp quản lý sản xuất

Phương pháp quản lý sản xuất đóng vai trò là “mắt xích” quan trọng của mô hình kinh doanh tổng thể tại mỗi nhà máy, phân xưởng. Cùng tìm hiểu thêm một vài phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả ngay dưới đây:

  • Tổ chức dây chuyền: Sản xuất dây chuyền muốn đảm bảo tính liên tục, cần phải chia nhỏ quy trình sản xuất thành từng bước theo trình tự hợp lý liên quan tới thời gian sản xuất. Mỗi bộ phận được phân công chuyên trách một bước nhất định và được trang bị máy móc, thiết bị chuyên dùng để hình thành một hoạt động chuyên môn hóa cao.
  • Sản xuất theo nhóm: Đặc điểm của phương thức này là không thiết kế các quy trình công nghệ, bố trí dụng cụ, máy móc để sản xuất từng chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm. Những chi tiết trong cùng một nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.
  • Sản xuất đơn chiếc: tổ chức sản xuất theo từng chiếc một hay theo từng đơn hàng nhỏ. Với phương pháp này người ta không thiết kế quy trình công nghệ một cách chi tiết cho từng sản phẩm mà chỉ quy định những công việc chung.

Cách quản lý sản xuất hiệu quả

Để quản lý sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình quản lý sản xuất dưới đây:

Bước 1: Xác định nhu cầu sản xuất kinh doanh 

Nhu cầu sản xuất được xác định từ kế hoạch sản xuất do Bộ phận sản xuất lập ra theo từng kỳ (năm/quý/tháng/tuần) hoặc theo kế hoạch kinh doanh của công ty hay đơn hàng khách đặt. Đối với đơn hàng của khách, mặt hàng có thể thay đổi thường xuyên theo nhu cầu nên thường không lên kế hoạch sản xuất trước được.

Bước 2: Lập kế hoạch sản xuất

Để lập kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp cần nắm được thông tin về FC: Dự báo tiêu thụ hàng hóa từ bộ phận bán hàng; PO( Purchase Order): Đơn đặt hàng; DO ( Delivery Order): Lịch giao hàng cũng như xác định hàng tồn kho và nguồn lực tại nhà máy để lên kế hoạch sản xuất. 

Bước 3: Sắp xếp lịch sản xuất chi tiết

Người quản lý sản xuất vạch ra bản kế hoạch chi tiết về công tác triển khai sản xuất hàng hóa trên các dây chuyền sản xuất.

Bước 4: Phát hành Lệnh sản xuất

Ở bước này, yêu cầu sản xuất sẽ được chia cho từng công đoạn/tổ/dây chuyền để thực hiện. Phân công máy nào, ca nào, ngày nào thực hiện lệnh sản xuất.

Bước 5: Thống kê sản xuất, hoàn thành và đóng lệnh sản xuất

Ở công đoạn này, người quản lý sản xuất cần phải có số liệu thống kê chi tiết các nội dung sau:

  • Lượng sản phẩm, phế phẩm, phế liệu, nguyên liệu đã sử dụng.
  • Nhập lại nguyên liệu thừa.
  • Hoàn thành và đóng lệnh sản xuất

Mỗi lệnh sản xuất sau khi hoàn thành (có thể là sản xuất xong hoặc ngừng giữa chừng) đều phải tiến hành tổng kết, kiểm tra và đóng để xác nhận hoàn thành. 

Đọc thêm: Quy trình quản lý sản xuất “hiệu quả” dành cho 6 ngành trọng điểm

Các mô hình tổ chức của bộ phận quản lý sản xuất

Dựa vào quy mô, đặc thù ngành của từng doanh nghiệp mà mô hình tổ chức của bộ phận quản lý cũng khác nhau. Dưới đây là một vài mô hình tổ chức quản lý sản xuất hiện nay:

Mô hình quản lý sản xuất cơ bản

  • Bộ phận quản lý: Bao gồm giám đốc, các trưởng – phó phòng sản xuất đóng vai trò là đầu não của sản xuất. Họ có nhiệm vụ đưa ra kế hoạch khai thác tối đa hệ thống thiết bị máy móc công nghệ, bố trí nguồn lực đảm bảo thực hiện các mục tiêu sản xuất. Ngoài ra, bộ phận quản lý còn có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc hoạch định năng lực sản xuất, đem lại quá trình vận hành nhà máy, phân xưởng trơn tru, hiệu quả.
  • Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm. Tại đây nguyên vật liệu sau khi chế biến sẽ trở thành sản phẩm thành quả của doanh nghiệp.
  • Bộ phận sản xuất phụ trợ: Bộ phận này có nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động của bộ phận sản xuất chính luôn liên tục và đạt hiệu quả cao.
  • Bộ phận sản xuất phụ: Thường đây là bộ phận tận dụng các phế phẩm từ quá trình sản xuất chính để tạo ra các sản phẩm phụ.
  • Bộ phận phục vụ sản xuất: Tại bộ phận này, việc cung ứng, bảo quản, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm…được đảm bảo và thực hiện.

Mô hình quản lý sản xuất theo chức năng

  • Bộ phận quản lý sản xuất: Tại phòng quản lý sản xuất, hoạt động lập lịch sản xuất, phân tích hiệu suất sản xuất, quản lý các công đoạn sản xuất hay hoạch định quy trình sản xuất sẽ được diễn ra.
  • Bộ phận quản lý kho: Bộ phận này có chức năng quản lý nguyên vật liệu, kho thành phẩm và các bán thành phẩm, cùng với đó là quản lý tồn trên các công đoạn sản xuất cho doanh nghiệp.
  • Bộ phận quản lý chất lượng: Quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra, đầu vào và quản lý chất lượng trong cả quá trình sản xuất chính là nhiệm vụ của bộ phận này. Tại đây quá trình sản xuất sẽ được đảm bảo vận hành trơn tru, hiệu quả, tránh sai sót không đáng có.
  • Bộ phận quản lý bảo trì, bảo dưỡng thiết bị: Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ thiết bị, vật tư, phụ tùng. Việc theo dõi trạng thái thiết bị từ đó lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng cũng do bộ phận này đảm nhận.
  • Bộ phận quản lý hiệu suất thiết bị tổng thể: Tại đây, năng suất và hiệu quả vận hành của hệ thống thiết bị máy móc sẽ được tổng hợp, thống kê và đo lường từ đó xác định được thời gian sản xuất hiệu quả cũng như đề ra kế hoạch khắc phục vấn đề còn tồn đọng.

Quản lý sản xuất là làm gì?

Người quản lý sản xuất có trách nhiệm giám sát các hoạt động hàng ngày của sản xuất. Họ phối hợp, lập kế hoạch và quán xuyến, giám sát, đảm bảo mọi hoạt động, cơ sở dữ liệu, vật chất trong cơ sở sản xuất được hoạt động trơn tru, hiệu quả. Cụ thể, công việc của là:

  • Nhận đặt hàng từ bộ phận kinh doanh, phân tích số liệu, lập kế hoạch – lịch trình sản xuất.
  • Quyết định cách tốt nhất để sử dụng công nhân và thiết bị của nhà máy để đáp ứng các mục tiêu sản xuất
  • Đảm bảo rằng sản xuất đúng tiến độ và trong ngân sách
  • Theo dõi quá trình xuất, nhập kho, quá trình sản xuất để đưa ra những phương hướng, đề xuất phát triển phù hợp.
  • Theo dõi, giám sát đội ngũ nhân công trong xưởng sản xuất. Hỗ trợ phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhóm, từng bộ phận, cá nhân trong xưởng sản xuất.
  • Điều phối công việc, lên kế hoạch xuất nhập kho, xuất nhập hàng hóa, thành phẩm,…
  • Khắc phục các sự cố trong sản xuất
  • Viết báo cáo sản xuất

Như vậy, công việc của người quản lý sản xuất phải chịu áp lực từ hai phía, có sức tác động và ảnh hưởng rất lớn đến công việc của cả hệ thống, doanh nghiệp. Chính vì thế, yêu cầu của một người quản lý sản xuất cũng rất lớn.

Kỹ năng cần có của công việc quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất công nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng với bất kỳ nhà quản trị nào, một người quản lý sản xuất giỏi sẽ luôn nắm được bức tranh toàn cảnh của nhà máy trong mọi hoạt động. Vậy kỹ năng giám sát và quản lý sản xuất yêu cầu những gì? Tham khảo 7 kỹ năng cần có công việc quản lý sản xuất dưới đây:

  • Thiết lập kế hoạch và tổ chức sản xuất: Để quá trình sản xuất có thể vận hành hiệu quả, năng suất thì việc tổ chức sao cho tối ưu là vô cùng quan trọng. Người quản lý cần là người nắm bắt được những yêu cầu, chỉ tiêu sản xuất, đặc trưng của sản phẩm để có kế hoạch tổ chức sản xuất hợp lý nhất.
  • Xây dựng và phân bổ lao động phù hợp: Đối với mỗi bộ phận hay công đoạn sản xuất, việc phân công và tổ chức sản xuất luôn được chú trọng. Người quản lý cần hiểu rõ đặc trưng của từng giai đoạn, từng khu vực sản xuất để có kế hoạch chi tiết cũng như đưa ra yêu cầu cụ thể tới các đội vận hành.
  • Hoạch định lịch trình sản xuất: Một nhà máy vận hành tốt là nhà máy có lịch trình sản xuất khoa học và hiệu quả. Việc sản xuất chỉ có thể vận hành tốt khi người quản lý có khả năng hoạch định lịch trình sản xuất cho doanh nghiệp của mình.
  • Kiểm tra và giám sát quá trình sản xuất: Người quản lý cần có hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó phát triển kỹ năng kiểm tra và giám sát mọi công đoạn của quá trình sản xuất, giúp nhà máy vận hành trơn tru, linh hoạt.
  • Thành thạo máy móc, thiết bị dùng cho quá trình sản xuất: Bên cạnh sự hiểu biết về lĩnh vực sản xuất, thì việc thành thạo máy móc, thiết bị dùng cho quá trình sản xuất cũng là điều cần thiết với mỗi nhà quản lý. Điều này làm tăng khả năng kiểm soát, giám sát việc sản xuất của nhà quản lý.
  • Kỹ năng đánh giá hiệu quả sản xuất: Người quản lý sản xuất cần trang bị cho mình kỹ năng đánh giá vấn đề nhanh nhạy, chính xác. Việc kiểm soát hiệu quả sản xuất tức thời giúp đưa nhà máy vận hành trở lại nhanh chóng khi xảy ra sự cố bất ngờ.
  • Kỹ năng kiểm soát thời gian: Thời gian là điều mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng cần lưu tâm. Người quản lý luôn phải kiểm soát tốt thời gian cũng như không ngừng tìm phương hướng tối ưu hoá thời gian sản xuất của nhà máy, mang lại năng suất cao cho doanh nghiệp.

Đọc thêm: Kinh nghiệm quản lý sản xuất

Chương 2 – Kinh nghiệm quản lý vận hành sản xuất

Kinh nghiệm vận hành sản xuất hiệu quả

Kinh nghiệm vận hành sản xuất hiệu quả

Lập kế hoạch sản xuất tự động trong quá trình quản lý sản xuất

Kế hoạch sản xuất chính là bức tranh toàn cảnh về nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Một bản kế hoạch chi tiết, đảm bảo tối ưu mọi nguồn lực, thời gian, công suất máy móc cũng như mang lại hiệu quả tối ưu về doanh thu.

Trong quá trình lập kế hoạch cho sản xuất, bộ phận sản xuất cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác (kho, bán hàng,…) để thống kê và phân tích các dữ liệu trong đó có các thông tin về dự báo tiêu thụ, đơn đặt hàng, lịch giao hàng, tồn kho, tình trạng nhân sự, nguồn lực máy móc…Từ đó, người quản lý sản xuất sẽ tính được số lượng vật tư cần đặt thêm, cần bao nhiêu thời gian sản xuất, bộ phần nào cần tăng năng suất, liệu các đơn hàng có thể đáp ứng kịp thời không?

Thực tế rằng, hiện nay việc lập kế hoạch theo phương thức truyền thống đó là sử dụng Excel vẫn được sử dụng tại một vài doanh nghiệp sản xuất. Điều này gây lãng phí nhiều thời gian và nhân lực trong việc thống kê, tổng hợp dữ liệu, và dễ gây sai sót không đáng có trong quá trình làm việc, gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.

Giờ đây ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn ứng dụng các giải pháp phần mềm tiên tiến như phần mềm ERP (Hệ thống quản lý doanh nghiệp) để nâng cao hiệu quả lập kế hoạch sản xuất. ERP có thể tổng hợp toàn bộ dữ liệu cần thiết cho quá trình này với thuật toán tự động cho phép đạt tới sự chính xác tính theo từng ngày.

Khám phá ngay hệ thống 3S ERP hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất tự động, loại bỏ hoàn toàn những nhược điểm của phương pháp truyền thống cho doanh nghiệp của bạn.

Lập lịch và quản lý sản xuất hiệu quả

Lập lịch sản xuất là toàn bộ các hoạt động điều phối, phân công sản xuất, vận hành cho mọi bộ phận, cá nhân theo thứ tự công việc ưu tiên nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ dựa trên khả năng của nhà máy. Nếu lịch sản xuất không được chú trọng và thực hiện chuẩn xác sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu, tiến độ thực hiện công việc không đảm bảo, trễ đơn hàng,…

Hiện nay, những công cụ cơ bản như Excel không còn là phương pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập lịch sản xuất hiệu quả. Trong sự vận hành không ngừng của nền công nghệ 4.0, mọi quy trình, giai đoạn đều cần được trực quan hoá và tự động hoá nhằm mang lại hiệu quả vận hành sản xuất cao nhất cho doanh nghiệp. Từ đó việc ứng dụng những phần mềm lập kế hoạch sản xuất tốt như MES (Hệ thống điều hành thực thi sản xuất) chính là giải pháp bổ trợ tối ưu nhất cho mỗi người quản lý lúc này.

Với phần mềm 3S MES do chính ITG xây dựng và phát triển, người điều hành có thể dễ dàng quản lý sản xuất và lập lịch sản xuất một cách hoàn toàn tự động, trực quan, tối ưu ngay tại thời gian thực. Không còn các công đoạn thủ công, quy trình lập lịch trình sản xuất giờ đây có thể đơn giản hoá thông qua 3S MES. Từ đây hệ thống sẽ hỗ trợ tự động lập lịch trình sản xuất dựa trên các thông tin được kế thừa chặt chẽ từ liên phòng ban, bộ phận và truyền dữ liệu ngay tức thời đến bộ phận sản xuất sau khi được duyệt.

Các bước trong quy trình quản lý sản xuất doanh nghiệp

Các bước trong quy trình quản lý sản xuất doanh nghiệp

Cách giảm thời gian chết (Downtime) trong quản lý sản xuất

Downtime được hiểu là thời gian mà nhà máy không được vận hành, hay đơn giản hơn đây chính là thời gian chết trong sản xuất. Điều này gây ra hệ luỵ to lớn như sụt giảm sản lượng sản xuất, gây lãng phí nguồn lực và giảm lợi nhuận.

Để có thể loại bỏ tình trạng Downtime trong nhà máy, doanh nghiệp cần đẩy mạnh khả năng “dự báo” thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả. Theo đó, doanh nghiệp có thể cải thiện điều này nhờ vào 3 phương pháp sau:

  • Sử dụng Học máy (Machine learning) để cập nhật các điều kiện thực tế của nhà máy, cho phép kích hoạt các cảnh báo khi có sự cố xảy ra tới nhân viên theo dõi.
  • Tích hợp mạng lưới cảm biến IoT với các phần mềm quản lý từ xa hoặc cục bộ. Hỗ trợ nhà quản trị giám sát các trục trặc sắp xảy ra thông qua những dữ liệu được trực quan hoá.
  • Triển khai hệ thống thực thi sản xuất MES để có thể vừa triển khai hoạt động trong nhà máy, vừa có thể giám sát dữ liệu trực quan. Hệ thống MES hỗ trợ kiểm soát tình trạng vận hành của các máy móc và thiết bị, cho phép xây dựng kế hoạch bảo trì để doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn lực trong sản xuất.
Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, sự xuất hiện của những công nghệ mới như AI, Big Data, IoT, Machine Learning,… được dự đoán sẽ thiết lập lại “bản đồ ngành sản xuất”. Đây chính là lý do ITG cho ra mắt cuốn Ebook “Quản lý sản xuất 4.0” để gợi ý cho doanh nghiệp cách quản trị sản xuất hiệu quả trong giai đoạn này và giới thiệu chi tiết các công nghệ, giải pháp đang được ứng dụng trong nhà máy thông minh hiện nay. Cùng đón đọc!

Chương 3 – Quản lý sản xuất hiệu quả bằng phần mềm

Sử dụng phần mềm để kiểm soát sản xuất hiệu quả hơn

Sử dụng phần mềm để kiểm soát sản xuất hiệu quả hơn

Tại sao cần ứng dụng phần mềm trong quản lý sản xuất

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, “cá nhanh sẽ nuốt cá chậm”. Hoạt động sản xuất nếu không được đầu tư để đẩy nhanh tốc độ ra sản phẩm, cải thiện chất lượng cũng như thời gian giao hàng, doanh nghiệp sẽ sớm bị thụt lùi trên thị trường.

Với sự bùng nổ của các giải pháp công nghệ 4.0, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất để giải quyết những rào cản khó khăn mà phương thức quản lý thủ công truyền thống đang gặp phải. Có thể kể đến như:

  • Sự đứt gãy thông tin giữa tầng quản trị và tầng vận hành. Các bộ phận hoạt động rời rạc, không có sự kết nối.
  • Thiếu tính chính xác trong các số liệu thống kê
  • Năng suất lao động không cao và chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ, phụ thuộc vào tay nghề người lao động.
  • Báo cáo chậm trễ (thường là cuối ca, cuối ngày, cuối tháng)
  • Khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên nhân lỗi hỏng để cải thiện năng suất lao động và tình trạng vận hành của máy móc

Khi ứng dụng công nghệ phần mềm, doanh nghiệp sẽ không chỉ quản lý mà còn vận hành hiệu quả hơn. Dưới đây là một số lợi ích của phần mềm quản lý sản xuất:

  • Quản trị tối ưu toàn bộ khu vực sản xuất: Giải pháp quản lý sản xuất cho phép doanh nghiệp giám sát và kết nội mọi nghiệp vụ từ thiết lập đơn hàng tới lập kế hoạch hay giám sát tiến độ, truy xuất nguồn gốc cũng như quản lý chất lượng…
  • Xóa bỏ tình trạng gián đoạn sản xuất: Nhờ việc kiểm soát chất lượng sản phẩm ngay trên chuyền sản xuất cũng như đưa ra các cảnh báo nếu có trục trặc xảy ra… doanh nghiệp hoàn toàn chủ động hơn tại chính khu vực sản xuất cũng như giảm tối đa các tổn thất do tình trạng gián đoạn gây nên.
  • Tự động hóa quy trình quản trị sản xuất: Nhờ có giải pháp công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp có thể chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ theo các tiêu chuẩn quốc tế, giúp quy trình được tinh gọn, tự động hóa, gia tăng mức độ chính xác và hiệu quả trong hoạt động quản lý vận hành.

Các chức năng cần có trong phần mềm quản lý sản xuất

7 chức năng cần có của phần mềm quản lý sản xuất

7 chức năng cần có của phần mềm quản lý sản xuất

  • Thiết lập lịch sản xuất

Phần mềm cho phép thiết lập lịch sản xuất cho từng máy móc, chuyền sản xuất trong nhà máy. Đây là khâu quan trọng, giúp giảm thiểu các sự cố diễn ra cũng như tránh tình trạng phân bổ không đều các nguồn lực.

  • Quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Xây dựng định mức nguyên vật liệu cho các sản phẩm, quản lý toàn bộ quá trình thay đổi định mức, ban hành các version sản phẩm mới. Hệ thống cho phép xây dựng và quản lý BOM nhiều cấp, xác định các công đoạn sản xuất và các nguồn lực tương ứng sử dụng trong từng công đoạn đối với từng sản phẩm.

  • Theo dõi tiến độ sản xuất

Phần mềm quản lý sản xuất cho phép ghi nhận thực trạng của bán thành phẩm, thành phẩm, tỉ lệ lỗi hư hỏng tại từng ca, từng chuyền, từng phân xưởng.

  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất

Kiểm soát chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm hỏng, tỷ lệ hỏng cho phép và thống kê hao hụt, sản phẩm hỏng thực tế đồng thời ghi nhận nguyên nhân làm cho sản phẩm hỏng từ đó cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm.

  • Thiết lập kế hoạch bảo trì bảo trì bảo dưỡng

Thiết lập kế hoạch bảo dưỡng máy móc thiết bị phù hợp với kế hoạch sản xuất. Mặt khác phần mềm có thể hỗ trợ cảnh báo nhu cầu bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo thời gian hoạt động hoặc tần suất sử dụng máy.

  • Hỗ trợ công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Phần mềm cho phép ghi nhận công đoạn sản xuất sản phẩm từ nguyên vật liệu đến quy trình sản xuất, các công đoạn QC sẽ được và cho phép truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi cần. Điều này góp phần gia tăng niềm tin của khách hàng do thông tin về nguồn gốc sản phẩm, quá trình hình thành sản phẩm đều được minh bạch.

  • Tạo ra các báo cáo tức thời và tin cậy:

Giúp lãnh đạo có cái nhìn bao quát về hoạt động sản xuất, năng lực làm việc của nhân viên, năng lực máy móc, tiến độ sản xuất từ đó có được những định hướng mang tính chiến lược phát triển hoạt động sản xuất một cách tối ưu nhất.

Xem chi tiết các Module cần có trong phần mềm quản lý sản xuất giúp đáp ứng toàn diện nhu cầu quản trị sản xuất của doanh nghiệp.

Giải pháp phần mềm quản lý sản xuất “cần phải có” trong doanh nghiệp

Trên thị trường hiện nay có nhiều phần mềm riêng lẻ giúp các doanh nghiệp cải thiện các hoạt động quản lý và vận hành trong sản xuất. Tiêu biểu như phần mềm ERP (giúp lập kế hoạch sản xuất), phần mềm quản lý quy trình sản xuất, phần mềm quản lý kho, phần mềm quản lý thiết bị,…

Tuy nhiên, những phần mềm rời rạc này khó tích hợp với nhau để giải quyết toàn diện các bài toán trong sản xuất. Chính vì thế, hệ thống điều hành và thực thi sản xuất MES (Manufacturing Execution System) ra đời chính là lời giải đem đến bức tranh sản xuất tổng thể cho doanh nghiệp. Phần mềm MES hiện nay đang được các chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá là phần mềm “cần phải có” trong nhà máy sản xuất.

  • Hệ thống MES – Trái tim của nhà máy thông minh

Hệ thống quản lý sản xuất của nhà máy MES là chìa khóa cho tiến trình xây dựng mô hình smart factory, nơi các nhà máy trở nên thông minh hơn, hoạt động có hiệu quả hơn. Trong mô hình này, hệ thống điều hành và thực thi sản xuất MES trở thành trung tâm cầu giữa tầng tự động hóa (IIoT Platform) với tầng hoạch định (ERP) và chiến lược (BI).

Nhờ việc kết nối với các thiết bị IIoT hoặc SCADA, phần mềm MES có thể thu thập dữ liệu theo thời gian thực về quá trình sản xuất một cách đầy đủ và nhanh chóng. Các dữ liệu thu thập được sẽ giúp không chỉ công nhân nâng cao năng suất lao động, mà còn giúp các nhà quản lý cập nhật hoạt động sản xuất tức thời thay vì phải chờ đến khi kết thúc ca/công đoạn theo phương thức truyền thống.

Xem thêm: Các bước triển khai hệ thống MES cho doanh nghiệp sản xuất

  • Hệ thống MES – Tối ưu OEE hiệu quả

Phần mềm MES cũng là công cụ tuyệt vời giúp tối ưu chỉ số OEE (Overall Equipment Effectiveness – Chỉ số Hiệu suất Thiết bị Tổng thể). Trong sản xuất, chỉ số này được coi là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp sản xuất cải thiện được hiệu xuất thiết bị, tiết kiệm được tối đa chi phí vận hành. MES sẽ kiểm soát chặt chẽ tình trạng vận hành trang thiết bị, từ đó có thể xây dựng kế hoạch bảo trì phù hợp, giúp doanh nghiệp chủ động nguồn lực sản xuất cũng như tối ưu giám sát thiết bị máy móc.

Bài viết cùng chủ đề:

  1. Trực quan hóa và tự động hóa lập lịch sản xuất
  2. Các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp hệ thống MES trong sản xuất

Lựa chọn nhà cung cấp phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp

Thị trường giải pháp phần mềm quản lý sản xuất hiện nay có hai loại chính, đó là: phần mềm MES đóng gói (COTS) và phần mềm tùy chỉnh (Customized). Vì thế lựa chọn hệ thống phần mềm sản xuất MES sao cho phù hợp với mô hình sản xuất của mình là nỗi băn khoăn không chỉ của riêng doanh nghiệp nào.

Là một giải pháp quản lý sản xuất tùy chỉnh, phần mềm 3S MES do ITG Technology phát triển đang được nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn tin tưởng lựa chọn. 3S MES không chỉ được thiết kế chuyên sâu theo đặc thù doanh nghiệp mà còn được tích lũy tri thức và mô hình quản trị thành công của nhiều doanh nghiệp tiêu biểu trong các lĩnh vực: điện tử, cơ khí chế tạo, đúc nhựa, in ấn – bao bì, nội thất – vật liệu xây dựng, dược phẩm…

Mục tiêu của 3S MES hướng đến giải quyết các vấn đề hàng đầu mà mỗi doanh nghiệp sản xuất quan tâm: Nâng cao chất lượng sản phẩm (Quality) – Tối ưu các chi phí (Cost) – Tăng khả năng đáp ứng đơn đặt hàng nhà máy (Delivery).

Các chức năng của phần mềm quản lý điều hành sản xuất 3S MES

Các chức năng của phần mềm quản lý điều hành sản xuất 3S MES

Một số chức năng nổi bật của phần mềm điều hành và thực thi sản xuất 3S MES:

  • Quản lý vận hành theo thời gian thực hoạt động sản xuất
  • Bảng điều khiển trung tâm cho phép hiển thị cảnh báo tức thời cho các vấn đề bất thường trong quá trình sản xuất
  • Thiết lập công thức cho phép tự động lập lịch sản xuất
  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm nguyên vật liệu từ đầu vào, trên từng công đoạn sản xuất và khi trở thành thành phẩm
  • Quản lý kho theo QR code
  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
  • Giao diện hiển thị trực quan, đầy đủ thông tin, được nghiên cứu, thiết kế thân thiện với người dùng cuối
  • Điểm đặc biệt nhất của phần mềm 3S MES là khả năng tích hợp mạnh mẽ với IIoT hoặc SCADA, hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP và ứng dụng báo cáo thông minh BI tạo nên nền móng công nghệ vững chắc hình thành nhà máy thông minh. Tính năng mở rộng này sẽ cho phép doanh nghiệp theo đuổi các kế hoạch dài hơi của mình và khẳng định vị thế vững chắc trên thương trường.

Bài viết ”Giải pháp phần mềm quản lý sản xuất nào hiệu quả cho doanh nghiệp” sẽ giúp doanh nghiệp có được lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp.

Kết luận

Quản lý sản xuất hiệu quả góp phần tối ưu hóa nguồn lực, qua đó giảm giá thành, nâng cao hiệu quả chất lượng và tăng năng suất cho doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết trên, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động này. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần một phương pháp quản lý toàn diện hoạt động sản xuất, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua Hotline: 092.6886.855 để được đồng hành và tư vấn.

Từ khóa » Cách Quản Lý Công Ty Sản Xuất