QUAN NIỆM "THỜI TRUNG ĐẠI" - Cao Học Văn 16

Trang

  • HOME
  • THÀNH VIÊN
  • SÁNG TÁC
  • NGHIÊN CỨU
  • TƯ LIỆU
  • LIÊN LẠC
  • TIN TỨC
  • ALBUM
  • ĐỘC GIẢ

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

QUAN NIỆM "THỜI TRUNG ĐẠI"

Tranh củathầy Huỳnh Chương Hưng
I. Quan niệm Thời trung đại về mặt lịch sử 1. Khái niệm “Thời trung đại” là khái niệm mà các nhà nhân đạo chủ nghĩa châu Âu thế kỉ XV dùng để chỉ thời đại lịch sử ở giữa thời cổ đại, tính từ khi chế độ đế quốc Tây La Mã sụp đổ vào thế kỉ thứ V cho đến thời đại Phục hưng vào thế kỉ XV. Đó là thời kỳ mà sử gia phương Tây gọi là “đêm trường trung cổ” với sự ngự trị tuyệt đối của thần quyền, quân quyền. Đó là khi tòa án giáo hội đưa lên giàn thiêu bất cứ ai nghi ngờ chân lí, giáo lí nhà thờ, có tư tưởng tự do hoặc tìm tòi khoa học. Thoạt đầu người ta dùng cụm từ “thời trung đại” với ý khinh miệt, để chỉ một thời tăm tối, không có ánh sáng của lí tính và khoa học, đầy chết chóc, hận thù, định kiến, để sau đó là thời Phục hưng, làm sống lại các giá trị nhân văn thời cổ đại, giải phóng cá tính, phát triển tự do và sáng tạo của con người. Nhưng dần dần sử học đã phát hiện ý nghĩa khoa học đích thực của khái niệm này, xua tan những xuyên tạc định kiến về nó, trả lại cho nó nội dung lịch sử, văn hóa, văn học mang nội dung nhân văn. Thời trung đại cũng như các thời kì khác, đều lí thú và có ý nghĩa mà thời khác không thể thay thế được. 1.1.Về mặt thời đại Thời trung đại là thời kỳ sau khi tan rã chế độ chiếm hữu nô lệ cổ đại cùng với các đế chế hùng mạnh cổ đại. các đế quốc bị chia nhỏ ra, bị phong kiến hóa.Các sử gia Mác-xít cho rằng lịch sử trung đại về cơ bản là lịch sử chế độ phong kiến, một hình thái kinh tế xã hội tiếp theo chế độ chiếm hữu nô lệ mà niên đại đánh dấu sự kết thúc của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Tây Âu là năm 476, năm đế quốc Tây Rôma diệt vong. Còn sự kiện đánh dấu sự kết thúc thời trung đại và mở đẩu cho thời kì cận đại là cuộc cách mạng tư sản Anh bắt đầu bùng nổ năm 1642. 1.2.Về mặt văn hóa Thời trung đại không giản đơn là một bước lùi trong tiến trình văn minh mà là một bước tiến. Đó là thời đại văn hóa lớn trong lịch sử nhân loại, thời đại ra đời của những quốc gia châu Âu, những nhà nước hiện đại hình thành, những ngôn ngữ dân tộc đa dạng cũng có dịp phát triển và hiện vẫn đang sử dụng. Đó cũng là thời đại hình thành các giá trị truyền thống có ảnh hưởng đến hôm nay. Đối với các quốc gia phương Đông như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản… thì thời trung đại là thời hình thành toàn bộ di sản thành văn của mình. 1.3.Về mặt thời gian Nhìn chung, về mặt thời gian, các sử gia chia thời trung đại châu Âu làm ba giai đoạn. Giai đoạn sơ kì từ thế kỉ V đến thế kỉ XI, giai đoạn trung kì khi chế độ phong kiến phương Tây đạt đến mức toàn thịnh, từ đầu thế kỉ XII đến thế kỉ XV; giai đoạn mạt kỳ khi chế độ phong kiến suy tàn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII. Độ dài cụ thể của thời trung đại trong từng khu vực, từng quốc gia có xê xích đáng kể. Với những đặc điểm như trên, khái niệm thời trung đại có thể được vận dụng vào lịch sử phương Đông trong tương quan với các yếu tố đặc thù về khu vực và dân tộc.Theo ý kiến của N. Côn rát, B.L Riptin…thời trung đại của Trung Quốc bắt đầu từ Ngụy Tần Nam Bắc triều vào thế kỉ IV TCN. Nhìn chung, vào thế kỉ III, một số nước Trung Á cũng bước vào thời trung đại. Đối với Việt Nam, nếu theo truyền thuyết đã có thời đại Hùng Vương phát triển rực rỡ, thì thời đại đó đã chấm dứt bởi sự áp đặt ách thống trị quận huyện từ đời Hán vào đầu Công nguyên, và từ đời Hán đến đời Đường, đất nước đắm chìm trong 10 thế kỉ Bắc thuộc theo mô hình phong kiến Trung Hoa. Sau đại thắng Bạch Đằng vào thế kỉ X, xây dựng nhà nước Việt Nam độc lập đến thế kỉ XIV, XV, hình thành tiếng Việt mà cho đến nay chúng ta vẫn sử dụng và phát triển, cũng như hình thành nhiều truyền thống quý báu khác cho đến khi chịu sự xâm nhập của tư bản phương Tây và ách đô hộ của thực dân Pháp, thì có thể nói thời kì lịch sử từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX mang đầy đủ các đặc điểm quan trọng của khái niệm trung đại – thời kì hình thành quốc gia, nhà nước, hình thành tiếng nói hiện đại, chữ viết dân tộc và các truyền thống văn học, văn hóa khác. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng thời kì phong kiến ở Việt Nam chấm dứt năm 1945 cùng với sự chấm dứt hoàn toàn của một thời đại hơn mười thế kỉ. Thời trung đại Việt Nam không phải là “đêm trường trung cổ” như quan niệm của một số sử gia châu Âu, mà là thời đại phát triển rực rỡ của dân tộc. Đây là thời kì mà hầu hết các truyền thống quý báu của dân tộc đều hình thành, nhân cách và tâm hồn Việt Nam được khẳng định. Không thể hiểu được văn hóa, văn học và con người Việt Nam hiện đại mà không nghiên cứu kĩ lưỡng thời kì văn học này. 2.“ Thời cận đại” – thời kỳ chuyển hóa từ trung đại sang hiện đại Thời trung đại chuyển sang thời cận đại bằng hàng loạt sự kiện văn hóa, khoa học. Các phát kiến địa lý làm thay đổi quan niệm về thế giới. Thế giới rời rạc, phân tán trước đó được nối liền. Những phát kiến lịch sử làm sống lại churnghiax nhân văn cổ điển, ý thức tôn giáo lung lay, ý thức cá nhân trỗi dậy. Người phương Đông nhận biết được thế giới chủ yếu do tư bản phương Tây tuyền đạo và giao thương. Ở Trung Quốc, thời cận đại được đánh dấu rõ rệt bằng chiến tranh nha phiến 1840. Ở Việt Nam, nó đánh dấu bằng sự xâm lược của thực dân Pháp năm 1858. Ở châu Âu, có khi người ta tính từ thế kỉ XVI- XVII, là giai đoạn mạt kỳ thời trung đại. Tuy nhiên, xét sâu hơn vào quá trình phát triển kinh tế thì thời cận đại có dấu hiệu sớm hơn ở mỗi quốc gia, khu vực, và nó kéo dài đến đâu thì vẫn còn nhiều ý kến chưa thống nhất. Tuy nhiên, thời kỳ cận đại giữ vai trò quan trọng trong quá trình biến chuyển của lịch sử , nó đánh dấu quá trình quá độ, chuyển hóa từ trung đại sang hiện đại trên cả lĩnh vực lịnh sử lẫn văn học. I.Quan niệm thời trung đại về mặt văn học 1.Khái niệm “văn học trung đại” Một trong những lĩnh cần nghiên cứu về thời trung đại là lĩnh vực văn học. Văn học trung đại là nền văn học tồn tại trong lòng xã hội trung đại, là sản phẩm của hình thái xã hội phong kiến, mang những nét đặc trưng của thế giới quan, quan niệm thẩm mĩ phong kiến. Ở Việt Nam, nếu xét riêng về hệ thống văn học thì có thể xem văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX thuộc phạm trù trung đại. Mặc dù đến cuối thế kỉ XIX có những hiện tượng văn học quốc ngữ xuất hiện, nhưng về cơ bản, văn học Việt Nam vẫn mang tính chất trung đại. Việc vận dụng phạm trù trung đại – một phạm trù của lịch sử phương Tây vào lịch sử phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và ý kiến bất đồng. Việc vận dụng phạm trù “thời trung đại” sẽ đem đến một kiểu phân kỳ mới và nhận thức mới trong nghiên cứu văn học Việt Nam. 2.Vấn đề phân kỳ văn học trung đại Cách phân kỳ văn học Việt nam đầu tiên tìm thấy trong Việt âm thi tập của Phan Phu Tiên (thế kỷ XV), trong đó văn học được xếp theo triều đại Trần, Lê. Các tác giả sách giáo khoa về lịch sử văn học Việt Nam năm 40- 50 cũng phân kỳ theo triều đại. Từ các tập văn học sử sau năm 1957 các tác giả phân kỳ theo thế kỷ trên cơ sở phân tích quá trình phát triển từ thịnh đến suy của chế độ phong kiến Việt Nam, và gần đây thì đã chú ý phân kỳ theo loại hình văn học – trung đại, hiện đại. Đó là một bước tiến quan trọng trong việc nhận thức loại hình văn học. Các tác giả Hợp tuyển thơ văn Việt Namchia văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII là một giai đoạn lớn, từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX là một giai đoạn lớn. Cách chia này khá phù hợp với tiến trình tự ý thức của con người trong văn học. Nhìn chung, vấn đề phân kỳ văn học nói chung và văn học trung đại nói riêng vẫn đang được quan tâm và có ý nghĩa trong việc tìm hiểu quy luật chung của từng thời kỳ và toàn bộ nền văn học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nhiều tác giả (2010), Về vấn đề cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, NXB Giáo dục. 2.Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 3. Dạy và học văn học trung đại Việt Nam, đôi điều suy nghĩ, http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/ Học viên Lê Thị Kim Cương Lê Tấn Cường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

TÌM KIẾM

LIÊN HỆ

LIÊN HỆ Mọi bài vở, thư từ CỘNG TÁC, trao đổi xin gửi về hộp thư điện tử caohoc.van16@gmail.com hoặc viết vào phần NHẬN XÉT của bất cứ bài đăng nào. Xin lưu ý : Không viết tắt; cuối bài xin đề rõ tên họ, địa chỉ để tiện liên lạc.

TIÊU ĐIỂM

  • TRIẾT LÍ TÀI MỆNH TƯƠNG ĐỐ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DU
  • SỰ GẶP GỠ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO VÀ SÊ KHỐP
  • Tiểu luận : KẾT CẤU CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM
  • HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG VĂN XUÔI 45 - 75
  • QUAN NIỆM "THỜI TRUNG ĐẠI"
  • ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
  • "SỐ PHẬN CON NGƯỜI" VÀ "NỖI BUỒN CHIẾN TRANH" DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH
  • QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
  • HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN NGHÈO TRONG MỘT SỐ SÁNG TÁCCỦA NAM CAO VÀ GORKI
  • ẢNH HƯỞNG CỦA THƠ CA PHƯƠNG TÂY TRONG BÀI THƠ VỘI VÀNG (XUÂN DIỆU)

CHUYÊN MỤC

  • Ảnh với Thầy cô (20)
  • BÀI IN BÁO CHÍ (4)
  • BÀI IN SÁCH (2)
  • BÁO CHÍ (2)
  • BẢO VỆ LUẬN VĂN (20)
  • Bùi Tiên Phúc (2)
  • DỊCH THUẬT (7)
  • Dương Thu Vân (11)
  • ĐỘC GIẢ (31)
  • Hà Hoài Phương (20)
  • HÌNH ẢNH (158)
  • Hồ Thu Hảo (13)
  • KỈ NIỆM GẶP MẶT (19)
  • Lê Bích Vân (9)
  • Lê Kim Cương (13)
  • Lê Kim Hoa (2)
  • LỄ NHẬN BẰNG THẠC SĨ (9)
  • Lê Tấn Cường (1)
  • Lê Thanh Mai (2)
  • Lê Văn Định (2)
  • LIÊN LẠC (4)
  • NGHIÊN CỨU (25)
  • Nguyễn Minh Tuyền (7)
  • Nguyễn Thế Thạnh (3)
  • Nguyễn Thị Mai (2)
  • Nguyễn Thụy Đồng (3)
  • Nguyễn Thùy Nhân (20)
  • Nguyễn Trúc Ly (3)
  • Phạm Anh Tuấn (5)
  • Phạm Tuấn Vũ (18)
  • SÁNG TÁC (33)
  • THÀNH VIÊN (20)
  • Tiêu Viết Hải (5)
  • TIN TỨC (89)
  • Trang viết Thầy Cô (5)
  • Trần Hồng Uyên (3)
  • Trần Loan Phụng (10)
  • Trần Ngọc Lê (2)
  • Trần Thị Yến (10)
  • Trương Mai Hương (21)
  • TƯ LIỆU (53)
  • Văn học trong nhà trường (1)
  • Võ Thị Hiền (5)

BÀI VIẾT NGẪU NHIÊN

  • SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT...
  • ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
  • TRIẾT LÍ TÀI MỆNH TƯƠNG ĐỐ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DU
  • HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN NGHÈO TRONG MỘT SỐ SÁNG TÁCCỦA NAM CAO VÀ GORKI
  • HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG VĂN XUÔI 45 - 75
  • KHÁI QUÁT VỀ THI PHÁP HỌC
  • QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
  • ẢNH HƯỞNG CỦA THƠ CA PHƯƠNG TÂY TRONG BÀI THƠ VỘI VÀNG (XUÂN DIỆU)
  • Tiểu luận : KẾT CẤU CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM
  • KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG NGÂM KHÚC

BLOG THẦY CÔ

  • Thầy Lê Văn Lợi
  • Thầy Chu Mộng Long
  • Thầy Huỳnh Chương Hưng
  • Thầy Lê Minh Kha
  • Thầy Nguyễn Đình Thu
  • Ngữ văn Quy Nhơn
  • Thầy Mai Xuân Miên
  • Thầy Trần Xuân Toàn
  • Thầy Võ Minh Hải
  • Thầy Lê Nhật Ký
  • Thầy Nguyễn Quốc Khánh

BLOG BẠN BÈ

  • Cao học Văn 17
  • Lớp Sp Văn 28
  • Lớp Sp Văn 32
  • Ng. Anh Nghiệp - Ngôn ngữ 17
  • Nguyễn Pháp - Ngôn ngữ 16
  • Nguyễn Văn Trang - Ngôn ngữ 15
  • Phan Đình Phùng - Văn 18
  • Phạm Tuấn Vũ - Văn 16
  • Trường Đăng - Ngôn ngữ 16
  • Tổng hợp Văn 28
  • Vân Phi - Văn 18
  • Vũ Thành Nguyện - Ngôn ngữ 16

TRỰC TUYẾN

LƯỢT XEM

Từ khóa » Cổ đại Và Trung đại Là Gì