QUẦN THỂ DI TICH LỊCH SỬ VAN HOA Ở CU LAO PHỐ

QUẦN THỂ DI TICH LỊCH SỬ VAN HOA Ở CU LAO PHỐProfile image of Anh  NguyenAnh Nguyenvisibility

description

18 pages

link

1 file

1. Tổng quan và thực trạng của hệ thống di tích Cù Lao Phố, nay là xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nằm ở trung tâm thành phố Biên Hòa, bốn bề sông nước vây quanh, cách trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Biên Hòa khoảng 2 km đường chim bay. Phía Bắc và Đông Bắc là các phường Quyết Thắng, Thống Nhất, Tân Mai; Phía Đông và Đông Nam là các phường Tam Hiệp, An Bình; Phía Nam và Tây Nam là các phường Tân Vạn, Bửu Hòa. Cù Lao Phố rộng khoảng 600 ha (6,6 km 2 ). Cù lao có hình dạng chiếc chuông chùa treo nghiêng, đỉnh chuông ở xóm Bình Tự nằm về phía Đông Bắc. Hướng Tây Nam lên Đông Bắc là dòng chảy của Rạch Cát (tên chữ: Sa Hà) uốn vòng tạo thành hình thân chuông. Dòng chính Đồng Nai chảy thẳng hướng Tây Bắc -Đông Nam tạo thành hình đáy chuông. Tuyến đường sắt xuyên Việt và Quốc lộ 1 băng qua mỏm phía Tây Cù Lao (khóm Thành Hưng) bởi hai chiếc cầu rạch Cát và cầu Ghềnh (Gành) được xây vào năm 1903, nối đôi bờ sông Đồng Nai. Các đường giao thông huyết mạch này giúp cho Cù Lao Phố nối liền với Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây và các tỉnh thành trong cả nước. Hệ thống kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương giữa Cù Lao Phố và các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và sông Đồng Nai. Sau cuộc hôn nhân lịch sử giữa công chúa Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chay Chetta II năm 1620, người Việt bắt đầu di dân vào vùng đất phương Nam, tiến hành công cuộc khai hoang mở cõi. Cho đến nay, số người tiên phong mở cõi vào vủng đất Cù Lao Phố bắt đầu từ thời điểm nào, số lượng bao nhiêu vẫn chưa được tìm thấy ở bất cứ tài liệu lịch sử nào. Tuy nhiên, có thể nhận định rằng, những người Việt di dân đến Cù Lao Phố diễn ra với nhiều đợt khác nhau.

See full PDFdownloadDownload PDF

Từ khóa » Thuyết Minh Cù Lao Phố