Quản Trị Chiến Lược-Công Ty Tân Hiệp Phát
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 2 1.1 Khái niệm chiến lược. 2 1.2 Phân loại chiến lược. 2 1.3 Cách tiếp cận chiến lược. 6 1.4 Quy trình áp dụng hoạch định chiến lược. 7 1.5 Các cấp chiến lược của doanh nghiệp. 12 1.5.1 Cấp công ty. 12 1.5.2 Cấp SBU. 12 1.5.3 Cấp tác nghiệp hoặc chức năng. 13 CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TM-DV TÂN HIỆP PHÁT 15 2.1 Tổng Quan về Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát. 15 2.1.1 Thông tin chung. 15 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển. 15 2.1.3 Hoạt động của công ty. 16 2.1.4 Tầm nhìn. 17 2.1.5 Sứ mệnh. 17 2.1.6 Mục tiêu. 17 2.1.7 Giá trị cốt lõi. 18 2.18 Logo. 18 2.1.9 Cơ cấu tổ chức. 18 2.1.10 Các sản phẩm của công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát. 19 2.2 Giới thiệu chiến lược. 20 2.2.1 Ma trận SWOT. 20 2.2.1.1 Khái niệm. 20 2.2.1.2 Mục đích. 20 2.2.1.3 Cấu trúc. 20 2.2.2 Quy trình áp dụng ma trận SWOT vào doanh nghiệp. 21 2.2.3 Vận dụng ma trận SWOT vào trong doanh nghiệp. 22 CHƯƠNG III. KẾT LUẬN 25 3.1 Nhận Xét Chung. 25 3.2 Nhìn nhận và góp ý cho Công ty. 26 3.3 Đề xuất một số giải pháp. 28 3.3.1 Sản phẩm. 28 3.3.2 Về nghiên cứu phát triển. 28 3.3.3 Giá cả. 28 3.3.4 Tập trung vào khách hàng mục tiêu. 29 3.3.5 Về nhân lực. 29 LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong một thế giới mới, thế giới toàn cầu hóa với những thay đổi lớn, đa dạng và phức tạp. Mỗi sự kiện diễn ra trên phạm vi toàn cầu đều có ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và bất cứ doanh nghiệp nào. Trong xu thế phát triển toàn diện, toàn cầu hóa như hiện nay, xã hội loài người đã có những bước đi, bước tiến vượt thời đại. Không chỉ riêng những nước tiên tiến, hiện đại bậc nhất thế giới như Mỹ, Pháp, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc .chịu sự ảnh hưởng của nó mà cả Việt Nam cũng đã có nhiều biến chuyển phức tạp, ngày càng hòa nhịp với nhịp đập với nền kinh tế thế giới. Chính vì thế, một yêu cầu lớn đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là cần phải thay đổi, hòa nhịp với nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp Việt phải thoát khỏi những chiếc “gối êm” để tiến hành cải cách, cải tổ doanh nghiệp, trực tiếp tranh đua cùng đối thủ, chạy đua với nền kinh tế trong nước, kinh tế thế giới. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đối với các doanh nghiệp, việc hoạch định chiến lược là vô cùng quan trọng để có thể phát triển kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận, giữ vững uy tín và vị thế trên thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường hội nhập vẫn đang tìm hướng đi đúng đắn cho mình và khẳng định thương hiệu trước sự cạnh tranh quyết liệt của các công ty đa quốc gia. Nhiều doanh nghiệp đã thất bại, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của mình, trong đó Tân Hiệp Phát với chiến lược sản phẩm Trà Thảo Mộc Dr. Thanh và Trà Xanh Không Độ là một ví dụ điển hình nhất. Nhờ chiến lược kinh doanh đúng đắn và sự đầu tư đúng mức vào hoạt động Marketing, ngay từ khi tung sản phẩm vào cuối năm 2008, Tân Hiệp Phát đã tạo nên một cơn sốt thật sự đối với người tiêu dùng. Nếu hỏi bất kỳ một người dân nào tại TP.HCM và khu vực lân cận xem họ đã từng uống, nghe đến, từng biết Trà Thảo Mộc Dr. Thanh và Trà Xanh Không Độ chưa thì chắc chắn câu trả lời hầu như là “Có”. Vậy điều gì đã tạo nên thành công trong chiến lược kinh doanh của công ty Tân Hiệp Phát? Những bài học gì có thể rút ra để những thương hiệu Việt Nam khác có thể học hỏi và có được những thành công tương tự? Với mong muốn những thương hiệu Việt sẽ có nhiều thành công hơn nữa, chúng tôi đã thực hiện tiểu luận phân tích “Chiến lược kinh doanh của công ty Tân Hiệp Phát”. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của Thầy và các bạn để tiểu luận có thể hoàn chỉnh và phong phú hơn. Xin chân thành cảm ơn CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1.1 Khái niệm chiến lược. Chiến lược là phương hướng và phạm vi hành động của một tổ chức về dài hạn để nhằm mục tiêu đạt được lợi thế kinh doanh thông qua việc xác định nguồn lực hiện có thể sử dụng trong môi trường kinh doanh xác định để nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và đảm bảo lợi ích cho tất cả các Tác nhân liên quan (stakeholder). 1.2 Phân loại chiến lược.
Chiến lược kinh doanh có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau, việc xem xét phân chia này sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc và toàn diện hơn về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Ta có thể chia chiến lược theo hai căn cứ chủ yếu sau: v Căn cứ vào phạm vi chiến lược Trong kinh doanh căn cứ vào phạm vi của chiến lược người ta chia chiến lược ra làm hai loại cơ bản sau: – Chiến lược chung: thường đề cập những vấn đề quan trọng nhất, bao quát nhất và có ý nghĩa lâu dài, quyết định vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Chiến lược này liên quan hướng phát triển chủ yếu về hình ảnh tương lai của doanh nghiệp. – Chiến lược bộ phận: nhằm giải quyết từng vấn đề trong sản xuất, trong kinh doanh để thực hiện chiến lược tổng quát, thông thường gồm có: + Chiến lược sản xuất. + Chiến lược phân phối. + Chiến lược khuyến mãi. + Chiến lược cạnh tranh. + Chiến lược tổ chức nhân sự. + Chiến lược kinh doanh quốc tế. + Chiến lược tài chính. + Chiến lược thị trường. + Chiến lược marketing. + Chiến lược sản phẩm. v Căn cứ vào hướng tiếp cận thị trường Sự hình thành các loại chiến lược theo căn cứ này trong thực tế rất đa dạng và phong phú tuỳ theo trạng thái của mỗi doanh nghiệp mà triển khai chiến lược của mình. Tuy nhiên các chiến lược này thường được xây dựng và mô phỏng theo các chiến lược chuẩn. Hiện nay có các loại chiến lược chuẩn sau: – Chiến lược tăng trưởng tập trung: là các chiến lược chủ đạo đặt trọng tâm vào việc cải thiện các sản phẩm, dịch vụ hoặc thị trường hiện có mà không thay đổi bất kỳ yếu tố nào khác. Khi theo đuổi chiến lược này doanh nghiệp cần hết sức cố gắng để khai thác mọi cơ hội có được về các sản phẩm hiện đang sản xuất hoặc các thị trường hiện đang tiêu thụ bằng cách thực hiện tốt hơn các công việc mà họ đang tiến hành. Lợi thế của chiến lược tăng trưởng tập trung là cho phép doanh nghiệp tập hợp mọi nguồn lực vào các hoạt động sở trường và truyền thống của mình để khai thác điểm mạnh. Chiến lược tăng trưởng tập trung có thể triển khai theo 3 hướng sau: – Chiến lược thâm nhập thị trường: là tìm cách tăng trưởng các sản phẩm hiện đang sản xuất trong khi vẫn giữ nguyên thị trường hiện đang tiêu thụ và công nghệ hiện đại. Chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải thông qua các nỗ lực mạnh mẽ về marketing như chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách khuyến mãi nhằm tăng sức mua của khách hàng hiện có và tăng thêm khách hàng mới. Tuy nhiên, chiến lược này chỉ áp dụng đạt kết quả khi thị trường hiện tại chưa bão hoà, thị phần của các đối thủ cạnh tranh đang giảm sút và doanh nghiệp hiện đang có một lợi thế cạnh tranh, đồng thời tốc độ của doanh thu phải cao hơn tốc độ tăng chi phí tối thiểu. Với chiến lược này có thể giúp doanh nghiệp tăng sức mua sản phẩm của khách hàng hoặc lôi kéo khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. – Chiến lược phát triển thị trường: là tìm cách tăng trưởng bằng con đường thâm nhập vào các thị trường mới để tiêu thụ các sản phẩm hiện đang sản xuất tại doanh nghiệp. Hướng chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống kênh phân phối năng động và hiệu quả, đặc biệt là phải có đầy đủ nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động này như vốn, nhân lực, đồng thời doanh nghiệp cũng phải có năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường mới.
Share this:
Related
Từ khóa » Swot Tân Hiệp Phát
-
Phân Tích SWOT Của Tân Hiệp Phát: S: - Tài Liệu Text - 123doc
-
Phân Tích SWOT. - Tài Liệu Text - 123doc
-
Swot Tân Hiệp Phác .pdf Tải Xuống Miễn Phí!
-
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC ... - Scribd
-
Phân Tích Chiến Lược Khác Biệt Hóa Của Tập đoàn Tân Hiệp Phát
-
Swot Analysis Of Tan Hiep Phat Free Essays - StudyMode
-
Đề Tài Phân Tích Quá Trình Xây Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu Trà ...
-
Tiểu Luận: Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Tân Hiệp Phát
-
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ 6507 NHÓM 8 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH ...
-
[PDF] TÂN HIỆP PHÁT 2010-2020 - TaiLieu.VN
-
Chiến Lược Kinh Doanh Của Tập đoàn Tân Hiệp Phát - StuDocu
-
Marketing Và Chiến Lược Marketing-mix Của Công Ty Tân Hiệp Phát
-
W 1 Quy Mô Sản Xuất Kinh Doanh Của Tân Hiệp Phát Là Tương đối
-
(PDF) Tieu Luan Dr Thanh Final 5996 | Trinh Nguyen
-
Phan Tich Chien Luoc Marketing Cua Cty Tnhh Tm Dv Thp - SlideShare
-
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Sản Phẩm Mới Cho Tập Đoàn Tân ...
-
Tiểu Luận: Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Tân Hiệp Phát