Quản Trị Hệ Thống Y Tế
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Các chủ đề y tế
- Quản trị hệ thống y tế
Quản trị hệ thống y tế là việc đưa ra các quy tắc, chuẩn mực và hành động để chỉ đạo hệ thống y tế, cũng như xác định các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống để đạt được các mục tiêu của ngành và đẩy nhanh tiến độ Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC). Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc quản trị này – đồng thời đảm bảo sự tham gia và hợp tác đa ngành trong quá trình hoạch định và phát triển chính sách y tế. Các bên liên quan chính bao gồm: ủy ban nhân dân tỉnh và địa phương, đại diện của cộng đồng dân cư và các nhóm dân cư thiệt thòi ví dụ như các tổ chức xã hội dân sự, và khu vực tư nhân. Việc tăng cường quản trị hệ thống y tế ở các quốc gia là cốt lõi của toàn bộ hệ thống y tế , làm nền tảng cho sự phát triển của Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Hệ thống chính quyền tại Việt Nam được tổ chức dựa trên bốn cấp – trung ương, tỉnh, quận/huyện và xã/phường. Trong hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, có ba cấp độ dịch vụ chính - cấp cơ sở với tuyến huyện và xã, cấp tỉnh với các bệnh viện tuyến tỉnh và cấp trung ương với các bệnh viện trung ương thuộc sự quản lý của chính phủ trung ương. Kế hoạch 5 năm 2016-2020 của ngành y tế bắt đầu tiến hành cải cách chi tiết trong cơ cấu ngành, từ cấp trung ương đến địa phương, bao gồm hợp nhất bệnh viện huyện và trung tâm y tế huyện thành một đơn vị, chuyển trung tâm y tế dự phòng tỉnh thành trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) cùng với việc chuyển chức năng khám chữa bệnh sang cho bệnh viện, và hợp nhất các đơn vị kiểm soát chất lượng thực phẩm và thuốc.
Tại tuyến trung ương, trong năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2017/NDCP nhằm phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế giai đoạn 2016-2020. Ở tuyến tỉnh, Nghị định số 51/2015/TTLTBYT-BNV đã được Bộ Y tế và Bộ Nội vụ phối hợp ban hành năm 2015 để hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các sở y tế tỉnh và phòng y tế huyện.
Việt Nam là một trong những quốc gia cam kết tham gia Hiệp hội bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân 2030 (ban đầu là Hiệp hội y tế quốc tế, hay IHP+). Hiệp hội này giúp xây dựng các nguyên tắc để phát triển ngành y tế một cách hiệu quả . Một nhóm Đối tác Y tế được thành lập năm 2004, cũng đã và đang hỗ trợ đối thoại chính sách y tế cấp cao giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, đối tác phát triển và các tổ chức phi chính phủ.
Technical links
- Data
- Country planning cycle database (Viet Nam)
Sở Y tế
Việt Nam có 63 tỉnh, mỗi tỉnh có một sở Y tế giám sát 700 quận/huyện và hơn 11.000 xã/phường
Các trung tâm y tế
Các trung tâm y tế quận/huyện và trạm y tế xã/phường hay “hệ thống y tế cơ sở” cung cấp dịch vụ y tế ban đầu.
-Tin tức nổi bật
Tất cả → 19 May 2021 Tin tức mớiWHO hoan nghênh Việt Nam thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia
28 November 2016 Tin tức mớiViệt Nam: Chung sức chống tình trạng kháng thuốc kháng vi sinh vật mạnh mẽ hơn nữa
Tin tức mớiCơ hội mở rộng kiến thức về COVID-19 qua phương thức học từ xa ở Việt Nam
Videos
Sắp trình chiếu!
Ấn phẩm
Tất cả →Regional action agenda on achieving the sustainable development goals in the Western Pacific
27 February 2017 | DownloadLiên kết liên quan
Chương trình toàn cầu về quản trị hệ thống y tế
Chiến lược ưu tiên
Thông tin thêm về công việc của WHO Việt Nam và phát triển hệ thống y tế
Trở lại các chủ đề y tếTừ khóa » Sở đồ Hệ Thống Y Tế Việt Nam
-
Đại Cương Về Hệ Thống Y Tế Và Tổ Chức Mạng Lưới Y Tế Việt Nam
-
[PDF] TỔ CHỨC HỆ THỐNG Y TẾ ViỆT NAM
-
[PDF] TỔ CHỨC HỆ THỐNG Y TẾ ViỆT NAM
-
Tổ Chức Mạng Lưới Y Tế Việt Nam - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Hệ Thống Tổ Chức Y Tế Dự Phòng - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Hệ Thống Tổ Chức Y Tế Dự Phòng - Cục Y Tế Dự Phòng
-
8.1.2014 He Thong To Chuc Y Te Vn - SlideShare
-
Hệ Thống Y Tế Việt Nam được Tổ Chức Như Thế Nào?
-
Trang Chủ - Cổng Thông Tin Bộ Y Tế
-
Sơ đồ Tổ Chức Cơ Quan Sở Y Tế
-
Cơ Cấu Tổ Chức - Cổng Thông Tin Bộ Y Tế
-
Sơ đồ Tổ Chưc - Sở Y Tế
-
Nếu Vẫn Duy Trì Tình Trạng Này Thì Hệ Thống Y Tế Không Thể Nào Trụ được