Quản Trị Mục Tiêu Là Gì? Phương Pháp Quản Trị Mục Tiêu MBO - 1Office

Quản trị mục tiêu là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong kinh doanh online, hỗ trợ quản trị mục tiêu phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp. Vậy cụ thể quản trị theo mục tiêu là gì? Có tác dụng ra sao trong quản trị doanh nghiệp? Cùng 1office.vn tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây.

quản trị mục tiêu dễ dàng
Quản trị theo mục tiêu là gì? Phương pháp quản trị mục tiêu MBO

Mục lục

  • I- Quản trị mục tiêu là gì?
  • II- Quy trình của phương pháp quản trị mục tiêu MBO
    • Xác định mục tiêu 
    • Kế hoạch hành động
    • Kiểm soát quá trình
    • Đánh giá hiệu quả quản trị mục tiêu
    • Ghi nhận, kết quả thành tích đạt được
  • III. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp MBO
    • Ưu điểm của phương pháp quản trị mục tiêu
    • Nhược điểm của phương pháp quản trị mục tiêu

I- Quản trị mục tiêu là gì?

Quản trị mục tiêu (tên tiếng anh: Management By Objectives – Viết tắt MBO) là phương pháp quản lý xác định mục tiêu cho từng cá nhân, bộ phận. Giúp ghi nhận và giám sát các công việc mục tiêu trong khoảng thời gian để có sự điều chỉnh phù hợp nhất.

– Quản trị theo mục tiêu được phát triển vào năm 1954 trong cuốn sách “Thực hành quản trị” của tác giả Peter Drucker

– Phương pháp quản trị MBO giúp mỗi cá nhân nhân viên có thể đo lường chất lượng công việc dựa trên kế hoạch của doanh nghiệp.

– Triển khai MBO, các doanh nghiệp sẽ cái nhìn tổng quan về hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân. Từ đó, có sự điều chỉnh kịp thời để hướng tới mục tiêu đề ra,

Management By Objectives thúc đẩy nhân viên đẩy mạnh quá trình làm việc để đạt được mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.

Xem thêm: 3 Mô hình quản trị hiện đại 4.0 và xu hướng quản trị nổi bật nhà lãnh đạo cần biết

II- Quy trình của phương pháp quản trị mục tiêu MBO

Bản chất của mô hình quản trị mục tiêu là thiết lập ra mục tiêu của tổ chức, sau đó đưa ra chiến lực thực hiện cho mỗi cá nhân, bộ phận, tổ chức. MBO được xây dựng trên 4 bước cơ bản:

quản trị mục tiêu chuyên nghiệp
Quy trình của phương pháp MBO

Xác định mục tiêu 

Ban lãnh đạo công ty cần đưa ra các mục tiêu cụ thể liên quan đến tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược kinh doanh dài hạn và ngắn hạn. Sau khi xác định được mục tiêu chung, doanh nghiệp cần tách nhỏ mục tiêu cho từng cá nhân, bộ phận.

Kết quả mục tiêu chung của doanh nghiệp đạt hay không phụ thuộc vào từng nhân viên trong công ty. Bởi vậy, lãnh đạo công ty cần có sự kiểm soát chi tiết, kỹ năng quản trị doanh nghiệp để có sự điều phối kịp thời. 

Kế hoạch hành động

Kế hoạch hành động hiểu đơn giản là các bước thực hiện để đạt được mục tiêu. Mỗi cá nhân, bộ phận cần lên rõ bản kế hoạch, quy trình phát triển mục tiêu. Đồng thời tuân thủ và thực hiện nghiêm ngặt các mục tiêu đã đề ra.

Kiểm soát quá trình

Kiểm soát quá trình hoạt động là cách giúp cá nhân, doanh nghiệp nắm bắt được tình hình triển khai mục tiêu. Từ đó, có sự điều chỉnh và thay đổi hợp lý khi cần thiết.

Đánh giá hiệu quả quản trị mục tiêu

Sau khi kết thúc quá trình thực hiện công việc. Mỗi cá nhân, doanh nghiệp cần so sánh kết quả với mục tiêu ban đầu đặt ra. Nếu kết quả của bạn cách xa với mục tiêu đề ra, bạn cần xem xét lại quy trình làm việc của mình để rút ra được bài học, kinh nghiệm cho những lần sau. Bạn có thể tham khảo thêm về cách chinh phục mục tiêu giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu đã đề ra dễ dàng.

Ghi nhận, kết quả thành tích đạt được

Với những cá nhân, bộ phận hoàn thành đúng mục tiêu đề ra. Doanh nghiệp nên có sự ghi nhận để tạo động lực phát triển toàn bộ nhân viên trong công ty.

III. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp MBO

Ưu điểm của phương pháp quản trị mục tiêu

MBO là giải pháp được nhiều doanh nghiệp ứng dụng, mang lại nhiều lợi ích trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp

– Đánh giá chính xác năng lực, hiệu quả làm việc của từng cá nhân, bộ phận

– Là tiền đề giúp nhân viên hiểu hơn về công việc của mình.  Từ đó, có chiến lược phát triển và hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.

– MBO giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hiệu quả: Mỗi cá nhân đều hiểu được vai trò nhiệm vụ của mình. Đây là yếu tố liên kết giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị lớn trong quản trị mục tiêu chung.

– Tạo môi trường làm việc cởi mở, phát triển hơn: Mỗi cá nhân đều cố gắng phấn đấu để hoàn thành mục tiêu của mình. Từ đó, giúp nhân viên phát triển năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm của mình trong kế hoạch hướng đến mục tiêu chung.

Nhược điểm của phương pháp quản trị mục tiêu

– Nhân viên có thể cảm thấy stress, áp lực với khối lượng công việc được đặt ra.

– MBO chỉ phụ thuộc với các mục tiêu ngắn hạn. Do tính định lượng không phù hợp với kế hoạch dài hạn.

– Hệ thống MBO có đạt kết quả hay không phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ của các cấp quản lý.

– Cần theo dõi, giám sát thường xuyên để có sự cải thiện, thay đổi kịp thời khi cần thiết.

– Khó duy trì sự kết nối giữa các cá nhân, bộ phận vì ai cũng hướng đến mục tiêu riêng của mình.

– Mô hình MBO khiến doanh nghiệp của bạn hoạt động cứng nhắc và không có sự kết nối.

– Để triển khai phương pháp quản trị hiệu quả cho doanh nghiệp cần họp bàn và lên kế hoạch nhiều lần, tiêu tốn nhiều thời gian.

MBO là phương pháp quản trị mục tiêu mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Hy vọng với nội dung chia sẻ của 1office.vn sẽ giúp bạn tìm được giải pháp để quản lý và phát triển doanh nghiệp vượt trội nhất.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng xem tại:

Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA

Từ khóa » Mục Tiêu Quản Trị Tổ Chức Là Gì