QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU - PHẦN MỀM ORACLE ERP

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ công ty, do công ty đã bán chịu hàng hóa và dịch vụ cho họ. Bán chịu là hình thức tín dụng thương mại, theo đó các doanh nghiệp bán hàng là tổ chức cấp tín dụng cho khách hàng. Bán chịu là hình thức khuyến mãi, nếu bán chịu hàng hóa với thời gian dài thì doanh thu sẽ tăng do thu hút được nhiều khách hàng nhưng chi phí cũng tăng. Như vậy, quản trị nợ phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuậnrủi ro.

Khối lượng tín dụng thương mại mà công ty cấp cho các khách hàng của mình là lớn hay nhỏ phụ thuộc vào các yếu tố như: tiềm lực tài chính của công ty, tình hình cạnh tranh, tình hình thu nợchính sách bán chịu của công ty. Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất. Công ty cần xây dựng một chính sách hợp lý để gia tăng doanh thu nhưng vẫn kiểm soát được các chi phí liên quan đến nợ phải thu. Chính sách bán chịu bao gồm các yêu tố cơ bản sau:

  • Tiêu chuẩn bán chịu (Credit standards): những tiêu chuẩn tối thiểu về uy tín và sức mạnh tài chính (tỷ số nợ, tỷ số thanh toán, tỷ số khả năng trả lãi …) để khách hàng được mua hàng hóa của doanh nghiệp.
  • Điều khoản bán chịu (Credit terms): điều khoản xác định thời hạn bán chịu và thời gian chiết khấu.Trong điều khoản chiết khẩu bao gồm thời gian thanh toán được hưởng chiết khấu và tỷ lệ chiết khấu.
  • Chính sách thu tiền: những cách thức mà doanh nghiệp sử dụng để xử lý những khoản nợ đã quá hạn thanh toán như: gửi thư, gọi điện nhắc nhở, chuyển việc thu hồi nợ cho các đơn vị trung gian thu hộ, khởi kiện …

Để rút ngắn thời gian thu tiền bán hàng, nhà quản trị phải theo dõi và giám sát chặt chẽ các khoản nợ phải thu, phải thực hiện việc phân tích và đánh giá thực trạng của nợ, trên cơ sở đó mà xem xét hiệu quả của chính sách thu tiền bán hàng. Hai phương pháp cơ bản được sử dụng là phân tích tuổi nợthời gian thu tiền bán chịu bình quân.

  • Thời gian thu tiền bán chịu bình quân cho biết thời gian trung bình để thu hồi 01 khoản bán chịu là bao nhiêu ngày được tính theo công thức:

Thời gian thu tiền bán chịu bình quân = Nợ phải thu bình quân / Doanh thu bán chịu bình quân ngày

Thời gian thu tiền bán chịu bình quân là chỉ tiêu đơn giản để giám sát nợ phải thu. Tuy vậy, chỉ tiêu này cũng có những hạn chế cần lưu ý đó là: nợ phải thu bình quân chỉ được xác định bằng trung bình cộng của nợ phải thu đầu kỳ và cuối kỳ, trong khi nợ phải thu biến động từng ngày, mức chênh lệch sẽ càng cao ở các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ

  • Phân tích tuổi của nợ phải thu: phương pháp này nợ phải thu được khách hàng tại thời điểm cuối kỳ được phân thành từng nhóm tuổi và tính tỷ trọng của từng nhóm trong tổng nợ cuối kỳ. Tuổi của khoản nợ được tính từ lúc nợ phát sinh tới thời điểm phân tích, từ đó phân tích xác định chất lượng nợ phải thu.

Nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt hơn các khoản phải thu hiện tại, phân hệ quản lý bán hàng trong hệ thống ORACLE ERP sẽ giúp cho doanh nghiệp có được các thông tin dữ liệu real-time một cách kịp thời chính xác để có thể phân tích theo các nhu cầu quản trị của doanh nghiệp.

Click to rate this post! [Total: 1 Average: 5]

Từ khóa » Chính Sách Bán Chịu Là Gì