Quản Trị Rủi Ro: Chiến Lược & Quy Trình Trong Thời đại Mới - VNCMD

Quản trị rủi ro là trách nhiệm của ai?

Khác với quản lý chiến lược, trọng tâm của quản lý rủi ro là những ảnh hưởng xấu, các mối đe dọa và khả năng thất bại – đi ngược lại với khẩu hiệu “anything is possible”. Nhiều nhà lãnh đạo có xu hướng quá tự tin vào tương lai, khi mà rủi ro tiềm ẩn chưa thể hiện rõ. Bên cạnh đó, họ muốn tập trung nhân sự cho việc phát triển hoạt động kinh doanh, thay vì phân tán nguồn lực vào những việc họ cho là không quá cần thiết. Một số thậm chí còn không ủng hộ chiến lược quản lý rủi ro đối với chính chiến lược đã giúp đưa doanh nghiệp đến thành công.

Vì những lý do nêu trên, hầu hết doanh nghiệp cần đến một phòng ban riêng biệt để xử lý các chiến lược và quản lý rủi ro từ bên ngoài. Quy mô của bộ phận quản lý rủi ro giữa các công ty không giống nhau, nhưng chung quy vẫn được quản lý bởi các cấp có thẩm quyền cao hơn. Bồi dưỡng mối quan hệ chặt chẽ với ban lãnh đạo cấp cao là nhiệm vụ quan trọng nhất của bộ phận này – khả năng vượt qua khó khăn của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mức độ quan tâm của lãnh đạo khi doanh nghiệp đó đối mặt với rủi ro.

Đọc thêm: 8 vai trò của người lãnh đạo thời đại mới

vai trò của người lãnh đạo

Lời kết

Quản trị rủi ro trong kinh doanh là điều không hề đơn giản. Muốn công tác này đảm bảo tính chủ động và hiệu quả về mặt chi phí, nhà quản lý cần vạch ra nhiều khả năng và suy nghĩ về chúng một cách có hệ thống – để từ đó đưa ra chiến lược phù hợp riêng đối với từng loại. Tuy nhiên, việc này sẽ góp phần cải thiện góc nhìn và kỹ năng nhà lãnh đạo, giúp họ nhìn thấy những gì bản thân cần thấy – chứ không chỉ những điều họ muốn thấy.

Chúng tôi hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ cung cấp cho cấp lãnh đạo – quản lý doanh nghiệp hiểu biết nền tảng để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty. Nếu quý doanh nghiệp quan tâm và muốn học hỏi thêm về kỹ năng lãnh đạo từ các chuyên gia của chúng tôi, vui lòng tham khảo các khóa đào tạo quản lý của ITD, hoặc liên hệ qua hotline/email để được tư vấn chi tiết hơn.

Từ khóa » Các Loại Quản Trị Rủi Ro Trong Doanh Nghiệp