Quản Trị Rủi Ro Và Những điều Doanh Nghiệp Cần Biết - Cloudify
Có thể bạn quan tâm
Quản trị doanh nghiệp
12/04/2021 8 Phút đọc Quản trị rủi ro và những điều doanh nghiệp cần biết- Người viết Thảo Lê
Không một doanh nghiệp nào có thể đảm bảo điều kiện và môi trường kinh doanh luôn trong trạng thái ổn định. Hoạt động của doanh nghiệp sẽ luôn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của môi trường vi mô và vĩ mô cũng như các nhân tố thuộc chủ quan và khách quan. Để kinh doanh không bị gián đoạn, thay vì bị động thì doanh nghiệp nên chủ động chuẩn bị kế hoạch giải pháp dựa trên cơ sở dự báo rủi ro. Đó chính là hoạt động quản trị rủi ro trong doanh nghiệp? Quản trị rủi ro như thế nào? Hoạt động này mang lại lợi ích gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- Quản trị rủi ro là gì?
- Các loại rủi ro trong doanh nghiệp
- Quản trị rủi ro mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Quản trị rủi ro là gì?
Đây là một quy trình được tiến hành bởi những người giữ vị trí quan trọng trong doanh nghiệp như giám đốc điều hành, các phó giám đốc và cố vấn,..để dự báo các tình huống có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong tương lai dựa trên tiền đề thực tiễn. Sau khi xác định được vấn thì lên kế hoạch và hành động để ngăn chặn và hạn chế mức độ ảnh hưởng của rủi ro để không không làm gián đoạn việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Các loại rủi ro trong doanh nghiệp
Rủi ro chiến lược
Đây là loại rủi ro xuất phát từ hoạt động quản trị và môi trường kinh doanh trong quan hệ với khách hàng, đối tác và nhà đầu tư. Ví dụ như rủi ro trong việc sáp nhập, thoái vốn hay kế hoạch phân bổ nguồn lực. Rủi ro chiến lược bao gồm việc đưa ra chiến lược không phù hợp, thực hiện không theo mục tiêu đề ra và không kịp điều chỉnh chiến lược khi một trong các yếu tố môi trường kinh doanh thay đổi.
Rủi ro tài chính
Rủi ro về tài chính có nguồn gốc từ các giao dịch mua bán, liên quan đến các khoản đầu tư và cho vay để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Ví dụ như rủi ro về lãi suất, thuế, tỷ giá và tín dụng,...
Doanh nghiệp cần phải xem xét những yếu tố rủi ro
Rủi ro hoạt động
Loại rủi ro này thuộc hoạt động sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp về con người, quy trình, quản lý thông tin dữ liệu và môi trường,…
Xem thêm: Hao hụt ngân sách doanh nghiệp và những lý do ít ai ngờ đến
Rủi ro tuân thủ
Rủi ro tuân thủ liên quan đến việc tuân thủ các quy định của doanh nghiệp, luật pháp và các chính sách của nhà nước, các vấn đề pháp lý trong hợp đồng/cam kết giữa các doanh nghiệp với nhau.
Quản trị rủi ro mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp đề phòng được những cản trở tới quá trình hoạt động, đảm bảo kinh doanh không gián đoạn và tránh lãng phí ngân sách để giải quyết sự cố không đáng có.Ngoài ra còn một số lợi ích khác như:
Hạn chế sử dụng lãng phí dòng tiền trong hoạt động đầu tư
Quản trị rủi ro có thể phát hiện những chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư của doanh nghiệp. Đồng thời, thông qua hoạt động quản trị rủi ro, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc về ngân sách để tránh đầu tư thừa thãi và hạn chế bất lợi xảy ra về vấn đề tài chính.
Công cụ hiệu quả trong việc đầu tư và phát triển kinh doanh
Khi quản trị rủi ro hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ hạn chế được các vấn đề có thể ảnh hưởng xấu mà còn tạo ra những công cụ hữu ích, những nguồn doanh thu mới cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, góp phần tăng tỷ lệ thành công của các dự án và bảo đảm các giá trị cho doanh nghiệp.
Tìm hiểu ngay: Cloud ERP – Phần mềm quản lý hiệu quả dành cho doanh nghiệp
Lợi ích của việc quản trị rủi ro dối với doanh nghiệp
Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp
Quản trị rủi ro sẽ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị bằng cách cung cấp thông tin tới cơ quan đầu não về các rủi ro và đề xuất giải pháp cần thực hiện để giảm mức độ thiệt hại.
Một trong những mục tiêu của quản trị doanh nghiệp là đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững và quản trị rủi ro có thể giúp thực hiện điều nó một cách dễ dàng hơn.
Hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đề ra
Doanh nghiệp cần phải xác định rõ những rủi ro có thể gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp.Từ đó hỗ trợ các bộ phận cấp dưới thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả, đồng thời giảm thiểu tối đa các tác động tới doanh thu lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp.
Việc lập kế hoạch hành động ứng phó với các rủi ro là doanh nghiệp cũng đang tự giúp mình thoát khỏi những rào cản mà môi trường kinh doanh và những thay đổi khách quan ảnh hưởng tới doanh doanh nghiệp.
Đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư
Hiện nay, các doanh nghiệp có thể phải thông báo khả năng rủi ro cho các nhà đầu tư để họ đánh giá mức độ tương quan giữa lợi nhuận thu về và rủi ro có thể gặp phải để quyết định có nên đầu tư cho dự án hay không.
Nếu doanh nghiệp quản trị rủi ro hiệu quả, xử lý tổ các vấn đề xuất hiện trong hoạt động kinh doanh, không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển mà còn sẽ thu hút hấp dẫn nhiều nhà đầu tư hơn.
Để hoạt động kinh doanh phát triển có nhiều yếu tố nhưng hoạt động quản trị rủi ro giữ vai trò trọng yếu. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải thực hiện thường xuyên hoạt động nay để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp.
Xem thêm
Top 3 phần mềm ERP Việt Nam doanh nghiệp nên lựa chọn SaaS ERP và những thông tin cơ bản doanh nghiệp cần biết Cloud ERP – Phần mềm quản lý hiệu quả dành cho doanh nghiệp Top các phần mềm quản lý kho tốt nhất hiện nay cho doanh nghiệp
0/5 (0 Reviews)Từ khóa » Các Loại Quản Trị Rủi Ro Trong Doanh Nghiệp
-
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP | SLEADER
-
Các Loại Rủi Ro Trong Doanh Nghiệp | Trí Phúc |Tư Vấn Quản Lý Hệ Thống
-
Điểm Mặt 20 Loại Rủi Ro Trong Kinh Doanh Thường Gặp Nhất - MISA AMIS
-
Quản Trị Rủi Ro Trong Doanh Nghiệp - SlideShare
-
Quản Trị Rủi Ro: Chiến Lược & Quy Trình Trong Thời đại Mới - VNCMD
-
Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Của Doanh Nghiệp - Cách Nhận Diện Và Kiểm ...
-
Quản Trị Rủi Ro Là Gì? Quy Trình Quản Trị Rủi Ro Và Kiểm Soát Nội Bộ
-
Quy Trình Quản Trị Rủi Ro Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp? - Emime
-
Cách Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Cho Doanh Nghiệp - Velotrade Blog
-
Quản Trị Rủi Ro Là Gì? Quy Trình 7 Bước Quản Trị Doanh Nghiệp
-
Các Loại Chính Của Các Rủi Ro Kinh Doanh - Business
-
[PDF] Quản Lý Rủi Ro Doanh Nghiệp (Enterprise Risk Management - ERM) Là
-
[PDF] QUẢN TRỊ RỦI RO - Topica
-
Một Số Vấn đề Về Quản Trị Rủi Ro Trong Doanh Nghiệp - Tạp Chí Tài Chính