Quản Trị Rủi Ro Là Gì? Các Phương Pháp Quản Trị Rủi Ro

Với những ai bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh mà không thực hiện quản lý rủi ro thì dự án đó khó mà thành công. Vậy thực chất quản trị rủi ro là gì mà có tầm quan trọng như vậy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

  1. Khái niệm

Quản trị rủi ro là việc dự kiến các yếu tố rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai và đề xuất các biện pháp kiểm soát các rủi ro đó nhằm loại bỏ, giảm nhẹ hoặc chuyển chúng sang một tác nhân kinh tế khác. Việc quản trị rủi ro sẽ giúp chúng ta chủ động đề phòng chúng, giảm tối đa nguồn lực phát sinh thêm.

  • Mục đích của việc quản trị rủi ro

Dự tính được những rủi ro có thể xảy ra để có thể đề phòng, giảm số lần xảy ra và hạn chế mức độ nghiêm trọng cũng như thiệt hại do rủi ro đó gây ra.

Quản trị rủi ro sẽ phân tích và ước tính tác động nghiêm trọng hay không, tần suất xảy ra nhiều hay ít của các rủi ro và từ đó thấy được phản ứng của rủi ro và bắt đầu ưu tiên giải quyết các rủi ro có tác động nghiêm trọng trước.

  • Vai trò của việc quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp

Giúp doanh nghiệp lên kế hoạch và chiến lược kinh doanh đúng đắn: Các nhà quản trị chịu trách nhiệm dự báo tất cả các rủi ro có thể xảy ra một cách chính xác nhất, xem xét khả năng giải quyết của doanh nhiệp mình, từ đó đưa ra những quyết định giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất có thể nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Giúp doanh nghiệp chủ động đối phó với những rủi ro đã lường trước: Hoạt động đầu tư kinh doanh là một quá trình lâu dài và có rất nhiều điều bất ngờ khác sẽ đến, do đó việc quản lý rủi ro là cách tốt nhất để doanh nghiệp chủ động cho các tình huống có thể sẽ xảy ra, tránh rơi vào thế bị động gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Tối ưu hóa nguồn lực cho doanh nghiệp: Quản trị rủi ro cũng dự tính ra những khoản chi phí phát sinh để giải quyết rủi ro đó. Đối với những rủi ro có thể né tranh hoặc dịch chuyển được, doanh nghiệp có thể kiểm soát nguồn vốn trong đầu tư, kinh doanh và loại bỏ chi phí không cần thiết.

  • Những sai lầm mắc phải khi quản trị rủi ro

Dựa vào các sự kiện đã xảy ra để dự tính rủi ro cho tương lai. Tuy không sai hoàn toàn nhưng áp dụng một cách máy móc sẽ không chính xác cho tương lai bởi thị trường luôn biến động.

Xem các dự án có cùng đặc điểm, tính chất mà quản trị rủi ro như nhau. Vì chưa chắc các rủi ro này xảy ra vào cùng thời điểm, cùng mức độ tác động, do đó biện pháp giải quyết sẽ không giống nhau.

Chỉ quản trị rủi ro ở giai đoạn đầu dự án. Rủi ro phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh mà ngoại cảnh thì luôn biến đổi linh hoạt. Vì vậy các dự kiến về rủi ro cũng phải luôn cập nhật theo thời gian để có thể quản lý hiệu quả nhất.

  • Các phương pháp để quản lý rủi ro

Né tránh rủi ro: là việc loại bỏ khả năng xảy ra của rủi ro đó và né tránh chúng.

Ngăn ngừa thiệt hại: là hoạt động làm giảm mức độ thiệt hại khi rủi ro đó xuất hiện.

Giảm bớt thiệt hại: là việc các chuyên gia sử dụng các phương pháp đo lường, phân tích, đánh giá lại rủi ro một cách thường xuyên và xây dựng các kế hoạch để đối phó, làm giảm mức thiệt hại khi nó xảy ra.

Chấp nhận rủi ro: trong trường hợp rủi ro đó hoàn toàn biết trước và cũng lường được hậu quả của nó nhưng sẵn sàng chấp nhận thiệt hại nếu nó xuất hiện. Việc chấp nhận này áp dụng khi mức độ thiệt hại không lớn.

Chuyển giao rủi ro: là việc chuyển dịch các rủi ro đến các bên liên quan khác hoặc tổ chức khác để cùng chịu rủi ro.

Tài trợ rủi ro: Đây là phương pháp tự khắc phục rủi ro bằng cách tự thanh toán các tổn thất. Hoặc chuyển giao các rủi ro bằng cách mua bảo hiểm và khi xảy ra khi xảy ra rủi ro, có thể khiếu nại để đòi bồi thường.

Trên đây là bài quản trị rủi ro là gì?, mục đích, vai trò của quản trị rủi ro, những sai lầm thường mắc phải khi thực hiện quản lý rủi ro và các phương pháp giúp khắc phục rủi ro. Hi vọng các bạn sẽ hiểu và ứng dụng vào hoạt động đầu tư kinh doanh của mình. Chúc các bạn thành công!

Từ khóa » Các Biện Pháp Né Tránh Rủi Ro