Quản Trị Rủi Ro Là Gì? Yếu Tố Quan Trọng để Phát Triển Dài Lâu

1. Khái niệm quản trị rủi ro là gì?

quản trị rủi ro là gì
Rủi ro trong doanh nghiệp 

1.1. Rủi ro trong doanh nghiệp

Thuật ngữ rủi ro được dùng để chỉ những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố gây nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Trong doanh nghiệp rủi ro có thể là các tình huống, sự kiện xảy ra có ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến việc phát triển và các hoạt động đang thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra của một doanh nghiệp.      

1.2. Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro là việc doanh nghiệp phát hiện rủi ro có khả năng xảy rồi xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình các hoạt động kinh doanh dịch vụ sau đó tổ chức, điều hành, triển khai và thực hiện chiến lược, chính sách và các quy trình đó để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Trong hệ thống quản trị doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh, quản trị rủi ro là vấn đề quan trọng, cốt lõi cần được quan tâm đồng thời cùng với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Quản trị rủi ro phân loại theo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành 4 loại:

- Rủi ro chiến lược: Là các rủi ro phát sinh từ vấn đề quản trị, từ môi trường kinh doanh và các đối tượng liên quan đến chiến lược kinh doanh như khách hàng, đối thủ, nhà đầu tư,… Rủi ro chiến lược có thể phát sinh trong quá trình thực hiện chiến lược là việc thực hiện không đúng chiến lược, hoạt động của chiến lược không được thay đổi kịp thời với thay đổi của môi trường hoặc cũng có thể do đối thủ cạnh tranh thực hiện hành vi xấu làm thay đổi chiến lược kinh doanh ban đầu và cũng có thể rủi ro gây ra ngay từ việc đưa ra chiến lược sai lầm. 

- Rủi ro tài chính: Những rủi ro xuất phát từ các giao dịch liên quan đến tài chính công ty bao gồm các hoạt động mua – bán, các khoản đầu tư và cho vay,…Ví dụ rủi ro về lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa, thuế, cấu trúc vốn, tính thanh khoản, tín dụng,… 

- Nguy cơ hoạt động: Đây là những nguy cơ liên quan đến việc tận dụng hiệu quả nguồn lực trong các hoạt động hàng ngày hoặc tác động của các sự kiện bên ngoài: quy trình, con người, quản lý thông tin, an toàn – sức khỏe – môi trường,… 

- Rủi ro tuân thủ: Đây là những rủi ro liên quan đến việc chấp hành các quy định/nội quy của doanh nghiệp, các luật và văn bản pháp lý khác của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng/cam kết.

Việc làm quản trị kinh doanh

Ngoài ra rủi ro trong doanh nghiệp có thể được phân thành: Rủi ro mang tính chủ quan, rủi ro khách quan hoặc rủi ro bên trong, bên ngoài doanh nghiệp,… Trong mỗi loại rủi ro này lại có nhiều loại rủi ro nhỏ khác. 

2. Tại sao phải quản trị rủi ro trong doanh nghiệp?

tại sao phải quản trị rủi ro là gì
Quản trị rủi ro mang lại cho doanh nghiệp lợi ích gì? 

Chỉ vài năm trước đây, nhận thức về vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp của các nhà lãnh đạo còn được đánh giá thấp bởi khi đó tình trạng doanh nghiệp thua lỗ, thất bại trong các dự kinh doanh, đầu tư và quản trị xảy ra với tỷ lệ cao,… Trước tình trạng đó lợi ích của quản trị rủi ro mang lại cho doanh nghiệp được nhận ra. Một số doanh nghiệp tư nhân lớn, các tập đoàn Nhà nước đã dần triển khai công tác quản trị rủi ro, tuy vẫn phải sử dụng dịch vụ thuê ngoài nhưng hiệu quả mang lại nhiều tín hiệu đáng mừng. 

- Các doanh nghiệp thực hiện quản trị rủi ro để giảm thiểu sự lãng phí dòng tiền đầu tư bởi hoạt động này giúp doanh nghiệp phát hiện được những chi phí phát sinh thêm trong quá trình đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Đồng thời khi thực hiện quản trị rủi ro doanh nghiệp có thể loại bỏ được sự dư thừa và hạn chế bất lợi khi có cái nhìn tổng thể về hoạt động đầu tư – kinh doanh.

- Để doanh nghiệp đầu tư hiệu quả phát triển kinh doanh: Quản trị rủi ro trở thành công cụ hữu ích cho doanh nghiệp để họ lường trước được bất lợi trong hoạt động này tạo ra giá trị kinh doanh mới từ những hoạt động khác, nhận lại nguồn doanh thu mới. Bên cạnh đó, quản trị rủi ro làm hạn chế rủi ro tăng tỷ lệ thành công trong các dự án, bảo toàn giá trị cho doanh nghiệp 

- Để tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp: Thực hiện quản trị rủi ro giúp ích rất nhiều trong công tác quản trị doanh nghiệp của ban lãnh đạo công ty khi họ được cung cấp thông tin về rủi ro chủ yếu để họ xác định biện pháp cần thực hiện. Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, lâu dài, trong quá trình kinh doanh đạt kết quả cao về tài chính, thị phần, thương hiệu,… 

Việc làm tài chính doanh nghiệp

- Để hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu chiến lược đề ra: Từ khi đề ra mục tiêu, doanh nghiệp lên chiến lược thực hiện đồng thời dự báo rủi ro có thể xảy đến trong quá trình hoạt động hướng tới mục tiêu. Doanh nghiệp xác định rủi ro không phải là tập trung vào rủi ro cụ thể mà là tìm ra nguyên nhân gây nên rủi ro gây thiệt hại cho doanh nghiệp, hỗ trợ ban lãnh đạo đưa ra đề xuất cải thiện hiệu quả hoạt động để giảm thiểu các nguyên nhân đó không để tình trạng bị động khi rủi ro xảy ra. 

- Để phục vụ kỳ vọng của các nhà đầu tư: Doanh nghiệp muốn thu hút đầu tư, mở rộng kinh doanh, phát triển vững mạnh họ phải khiến các nhà đầu tư tin tưởng vào thành công của dự án kinh doanh mới  mang lại cho nhà đầu tư nhiều lợi ích. Việc này cần tới nhiều đóng góp của hoạt động quản trị rủi ro bằng việc công bố rủi ro cùng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để nhà đầu tư an tâm đầu tư có lời. Đương nhiên doanh nghiệp sẽ rất thu hút nhà đầu tư nếu quản trị rủi ro tốt, các vấn đề được xử lý hiệu quả, chủ động đối phó với rủi ro mới xuất hiện để đảm bảo hoạt động kinh doanh có kết quả tích cực nhất.

3. Những lưu ý để quản trị rủi ro trong doanh nghiệp được thực hiện tốt nhất

lưu ý quản trị rủi ro là gì
Lưu ý để quản trị rủi ro trong doanh nghiệp 

- Kết quả trong quá khứ không dùng để quản trị rủi ro ở hiện tại và tương lai: Hôm qua là quá khứ, hôm nay là hiện tại và ngày mai là tương lai. Những gì hôm qua xảy ra, hôm nay sẽ không lặp lại và tương lai cũng vậy. Mỗi thời điểm lại đối mặt với tác động khác nhau điều đó có nghĩa doanh nghiệp không thể không thể sử dụng kết quả nghiên cứu những sự kiện xảy ra trong quá khứ để quyết định phương án dự phòng ở hiện tại và tương lai. 

Dù quá khứ và hiện tại có cùng điều kiện, cùng đối tượng tác động nhưng chưa chắc rủi ro xảy ra là như nhau và cách giải quyết sẽ là khác nhau. Việc nghiên cứu rủi ro trong quá khứ chỉ hữu ích khi nhà quản trị dùng nó để so sánh với rủi ro có thể xảy ra ở hiện tại chứ không dùng biện pháp quá khứ để áp dụng vào hiện tại. 

- Không có câu trả lời cố định cho các rủi ro, nó sẽ có sự thay đổi theo thời gian tùy vào điều kiện, môi trường, thời thế,… Bởi vậy các dự đoán về rủi ro có thể thay đổi ngay sát thời điểm rủi ro đó có thể xảy ra 

- Đón nhận lời khuyên “không nên” như bí quyết để phòng ngừa rủi ro: Rủi ro xảy ra từ những điều không nên đó, bởi vậy quản trị rủi ro tốt để tìm ra nguyên nhân gây rủi ro cần tập trung lắng nghe những điều “không nên” 

Tìm việc làm

4. Văn hóa quản trị rủi ro là gì? 

văn hóa quản trị rủi ro là gì
Văn hóa quản trị rủi ro là gì? 

Khái niệm về văn hóa quản trị rủi ro là các tiêu về hành vi của các cá nhân và cộng đồng trong một tổ chức. Nó quyết định khả năng tổng hợp để phân tích và nhận biết, thảo luận cởi mở và hành động phản ứng đối với các rủi ro hiện tại và tương lai của tổ chức đó. Theo đó văn hóa quản trị rủi ro ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp tại mọi cấp độ trong doanh nghiệp, thông qua các quyết định này thể hiện các giá trị của tổ chức đó. 

Văn hóa quản trị rủi ro đặc biệt quan trọng đối với ban lãnh đạo, với những người quản lý, nhân viên kinh doanh, người chịu trách nhiệm quản trị rủi ro trong trường hợp họ không thường xuyên đo lường rủi ro một cách có chủ đích hay đơn giản chỉ thực hiện những hành động đã quen thuộc trong chu kỳ kinh doanh hàng ngày. Nó ảnh hưởng tới các quyết định của người quản lý và người lao động, thậm chí họ không thực hiện việc đo lường rủi ro và lợi ích một cách có ý thức. Hiểu biết về văn hóa rủi ro là rất quan trọng đối với ban lãnh đạo vì nó ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định của lãnh đạo cấp cao. Một nền văn hóa quản trị rủi ro mạnh có thể được xây dựng trong một thời kỳ tuy nhiên văn hóa cần được duy trì và thường xuyên được khích lệ. 

Vì thế để đối mặt với thách thức của việc tạo ra được quy trình ổn định và hiệu quả trong quản lý rủi ro hoạt động, các doanh nghiệp cần xây dựng một nền văn hóa quản trị rủi ro trong đó quan trọng phải nhấn mạnh được vai trò của quản trị rủi ro đối với hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp cho tất cả nhân viên để quản trị rủi ro trở thành một việc song song trong hoạt động thường ngày. 

Người tìm việc

Thông qua việc tìm hiểu quản trị rủi ro là gì? Mong rằng nhận thức về vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp sẽ được các nhà quản trị chú trọng thực thi song song với các dự án, các hoạt động,… để nâng cao tỷ lệ thành công, duy trì sự tồn tại và phát triển trong lâu dài của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp tới độc giả nhiều kiến thức bổ ích. Độc giả hãy thường xuyên truy cập trang web để không bỏ lỡ nhiều nguồn thông tin mới được cập nhật mỗi ngày trên Timviec365.vn nhé!

Từ khóa » Khái Niệm Về Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh