Quản Trị Sản Xuất: Các Nhân Tố ảnh Hưởng Tới Năng Suất - ERPViet

ErpViet Logo
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Đăng ký dùng thử
ErpViet Logo
  • Giới thiệu
  • Giải pháp
    • ERP cho chuỗi cửa hàng, siêu thị
    • ERP cho doanh nghiệp thương mại
    • ERP cho doanh nghiệp sản xuất
    • ERP cho doanh nghiệp dịch vụ
  • Dịch vụ
    • Đào tạo sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp ERPViet
    • Triển khai trọn gói phần mềm quản trị doanh nghiệp ERPViet
    • Tùy chỉnh phần mềm quản trị doanh nghiệp theo yêu cầu
    • Dịch vụ cho thuê Cloud ERP
  • Báo giá
  • Blog
    • Kiến thức Quản trị doanh nghiệp
    • Kiến thức phần mềm Quản trị doanh nghiệp
    • Hoạt động - Sự kiện ERPViet
  • Tài liệu
  • Liên hệ
Tìm kiếm Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP Quản trị sản xuất: Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất

Năng suất sản xuất là yếu tố sống còn trong quản trị sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất luôn tìm kiếm các phương pháp cải tiến mới nhằm gia tăng năng suất sản xuất. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng suất, nhưng đặt trọng tâm vào cải tiến yếu tố nào thì lại tùy thuộc vào quyết định của mỗi doanh nghiệp.

Quản trị sản xuất gắn liền với việc nâng cao năng suất và đánh giá năng suất đạt được của từng khâu, từng bộ phận cũng như của toàn bộ dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Năng suất là tiêu chuẩn phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả của hoạt động quản lý sản xuất và tác nghiệp. Năng suất trở thành nhân tố quan trọng nhất đánh giá khả năng cạnh tranh của hệ thống sản xuất trong mỗi doanh nghiệp, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển của các doanh nghiệp, các quốc gia. Về mặt toán học, năng suất là tỷ số giữa đầu ra và những yếu tố đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó. Đầu ra có thể là tổng giá trị sản xuất hoặc giá trị gia tăng, hoặc khối lượng hàng hoá tính bằng đơn vị hiện vật. Đầu vào được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra, đó là lao động, nguyên vật liệu, thiết bị máy móc,... Việc chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo ra các mô hình đánh giá năng suất khác nhau. ➡️ Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý sản xuất Odoo ERPViet Năng suất được sử dụng để đánh giá chung cho tất cả các yếu tố và cho từng yếu tố đầu vào. Nó được lượng hoá thông qua những con số cụ thể, phản ánh mức hiệu quả của việc khai thác sử dụng các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên ngoài những yếu tố có thể lượng hoá được năng suất cần được đánh giá đầy đủ về mặt định tính như tính hữu ích của đầu ra, mức độ thoả mãn người tiêu dùng, mức độ đảm bảo những yêu cầu về xã hội gồm bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên, ít gây ô nhiễm,... Khái niệm năng suất phản ánh tính lợi nhuận, tính hiệu quả, sự đổi mới và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Xem thêm: Gia tăng hiệu quả sản xuất bằng BPM Chỉ tiêu năng suất cho doanh nghiệp biết được trình độ và chất lượng của hoạt động quản trị sản xuất, đồng thời là cơ sở để xem xét việc trả công cho người lao động sau mỗi quá trình sản xuất. Vì vậy, việc tính toán năng suất có ý nghĩa rất quan trọng trong quản trị sản xuất của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, năng suất là yếu tố sống còn. Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất? Doanh nghiệp có thể tác động đến yếu tố nào để cải thiện năng suất sản xuất sản phẩm? Xem thêm: 6 Bước trong quy trình quản lý sản xuất hiệu quả, cách ứng dụng

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất chia thành hai nhóm chủ yếu:

  • Nhóm nhân tố bên ngoài: bao gồm môi trường kinh tế thế giới, tình hình thị trường, cơ chế chính sách kinh tế của nhà nước. Thông thường, doanh nghiệp rất khó để tác động lên nhóm nhân tố bên ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tìm cách để tận dụng tốt nhóm nhân tố này nhằm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh.
  • Nhóm nhân tố bên trong: bao gồm nguồn lao động, vốn, công nghệ, tình hình và khả năng tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất. Có thể biểu diễn sự tác động của các nhân tố này theo sơ đồ sau:
Quản trị sản xuất: Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất Thông thường các doanh nghiệp thường tìm cách để điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất đến từ bên trong. Đây là các yếu tố dễ tác động và đem lại hiệu quả cao. Đối với các yếu tố bên ngoài, nếu biết tận dụng tốt, doanh nghiệp sẽ sở hữu những lợi thế lớn so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Xem thêm: 5+ Kỹ năng mềm trong quản lý sản xuất - Quản lý sản xuất hiệu quả

Biện pháp nâng cao năng suất trong quản trị sản xuất

Năng suất phụ thuộc chặt chẽ vào khả năng thiết kế và quản lý điều hành hệ thống sản xuất. Do vị trí vai trò của năng suất hết sức quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nên nâng cao năng suất là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quản trị sản xuất. Một số biện pháp hoàn thiện quản trị sản xuất nhằm nâng cao năng suất gồm:
  • Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu và thước đo năng suất đối với tất cả các hoạt động tác nghiệp. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhưng hiện nay Việt nam vẫn chưa có hệ thống chỉ tiêu thống nhất đánh giá năng suất theo cách tiếp cận mới, hội nhập với khu vực và thế giới.
  • Xác định rõ mục tiêu hoàn thiện năng suất trong sản xuất. Căn cứ vào hệ thống sản xuất hiện tại và tình hình thực hiện các mục tiêu kế hoạch sản xuất để lựa chọn mục tiêu hợp lý. Mục tiêu phải lượng hoá được bằng các con số cụ thể, có tính khả thi nhưng thể hiện sự phấn đấu vươn lên trong mối quan hệ chặt chẽ với các đối thủ cạnh tranh khác. Mỗi thành viên cần hiểu rõ mục tiêu, năng suất đặt ra để có kế hoạch hành động thích hợp.
Xem thêm: Giải pháp quản lý sản xuất tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Phân tích, đánh giá quá trình sản xuất phát hiện những khâu yếu nhất - "nút cổ chai" để có những biện pháp khắc phục. Đây là khâu quyết định đến năng suất của toàn bộ hệ thống sản xuất. Tìm kiếm và phát hiện khâu yếu nhất là công việc đòi hỏi phải có sự nghiên cứu thận trọng, đánh giá tất cả các khâu, các bộ phận, về khả năng kỹ thuật, thiết bị, con người, nguyên liệu và sự phối hợp đồng bộ giữa các nhân tố này.
  • Tăng cường các biện pháp và phương pháp khuyến khích động viên người lao động như các nhóm lao động, nhóm chất lượng.
  • Định kỳ đánh giá kết quả của các biện pháp hoàn thiện tăng năng suất và công bố rộng rãi, khen thưởng kịp thời.
  • Áp dụng linh hoạt phần mềm quản lý sản xuất
Doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc vài biện pháp cấp bách để triển khai ngay lập tức. Lên kế hoạch nâng cao công suất theo giai đoạn sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được mục tiêu hơn. Liên hệ hotline 096 4578 234 hoặc đăng ký dùng thử phần mềm quản lý sản xuất ERP để trải nghiệm các tính năng phong phú. ➡️ Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý sản xuất Odoo ERPViet Xem thêm: 8 Yêu cầu của mô hình quản trị sản xuất của doanh nghiệp hiện đại ERPViet Từ khoá liên quan: quan tri san xuat, quản trị san xuat
  • Top 5 nhà cung cấp ERP uy tín nhất năm 2023Top 5 nhà cung cấp ERP uy tín nhất năm 2023
  • Top 10 các phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP phổ biến nhất ở Việt NamTop 10 các phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP phổ biến nhất ở Việt Nam
  • Các loại giải pháp phần mềm ERP tại Việt Nam hiện nayCác loại giải pháp phần mềm ERP tại Việt Nam hiện nay
  • Các phương pháp triển khai ERP: Chìa khóa thành công cho dự án ERPCác phương pháp triển khai ERP: Chìa khóa thành công cho dự án ERP
  • Case study ứng dụng phần mềm ERP thành công trong ngành Bán lẻCase study ứng dụng phần mềm ERP thành công trong ngành Bán lẻ
  • Đào tạo sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp Odoo
  • Triển khai trọn gói phần mềm quản trị doanh nghiệp Odoo
  • Tùy chỉnh phần mềm quản trị doanh nghiệp theo yêu cầu
  • Quản lý mua hàng
  • Quản lý sản xuất
  • Quản lý bán hàng
  • Chăm sóc khách hàng (CRM)
  • Quản lý kho
  • Quản lý dự án
  • Kế toán tài chính
  • Quản lý bán lẻ
  • Quản lý nhân sự
Tin cũ
  • Cách sử dụng ERP để quản lý dòng sản xuất và quy trình sản xuấtCách sử dụng ERP để quản lý dòng sản xuất và quy trình sản xuất
  • JIT - Hệ thống quản lý sản xuất tinh gọnJIT - Hệ thống quản lý sản xuất tinh gọn
  • Quản lý thay đổi tổ chức trong triển khai ERP ngành sản xuấtQuản lý thay đổi tổ chức trong triển khai ERP ngành sản xuất
  • 5 yếu tố ưu tiên để bắt đầu dự án triển khai ERP5 yếu tố ưu tiên để bắt đầu dự án triển khai ERP
  • 3 thay đổi lớn nhất đối với ERP trong vòng 5 năm qua 3 thay đổi lớn nhất đối với ERP trong vòng 5 năm qua
Công ty TNHH IZISolution

Văn phòng Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Hoàng Ngọc, Số 4, Ngõ 82, Phố Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Namcontact@izisolution.vn0936 468 469

https://izisolution.vn

Giải pháp quản trị Quản lý mua hàng Quản lý sản xuất Quản lý kho Quản lý bán hàng Quản lý CRM Quản lý bán lẻ Kế toán tài chính Quản lý nhân sự Quản lý dự án ERPViet Giới thiệu ERPViet Giải pháp quản trị Các dịch vụ chính Báo giá ERPViet Kiến thức quản trị Thông tin liên hệ Đăng ký dùng thử Tin tuyển dụng Dịch vụ Triển khai trọn gói Cho thuê Cloud ERP Tùy chỉnh theo yêu cầu Đào tạo phần mềm QTDNĐiều khoản sử dụngChính sách sử dụng Điều khoản dịch vụ DMCA Đăng ký Bộ Công Thương 0936 468 469

Từ khóa » Gần Nguồn Tiêu Thụ Là Nhân Tố Quan Trọng Nhất đối Với Doanh Nghiệp