Quảng Bình: Độc đáo "Lễ Hội Trỉa" Của Người Bru – Vân Kiều

Với người đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều đây là lễ hội quan trọng nhất trong đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng Bru – Vân Kiều để cầu xin thần linh ban cho cuộc sống ấm no, mùa màng tốt tươi, con chim, con chuột không phá hoại cây lúa, cây ngô của dân làng.

Quảng Bình: Độc đáo "Lễ hội Trỉa" của người Bru – Vân Kiều - Ảnh 1.

Lễ hội Trỉa của đồng bào Bru - Vân Kiều được tổ chức do những người già làng, trưởng bản, người có uy tính sẽ đứng ra làm chủ lễ để cầu mùa mới mưa thuận gió hòa cho bà con. Địa điểm làm lễ được đồng bào chọn ở khu vực đầu làng nơi có những gốc cây lớn, có con suối để tổ chức.

Quảng Bình: Độc đáo "Lễ hội Trỉa" của người Bru – Vân Kiều - Ảnh 2.

Lễ tế sống (hiến sinh) lợn được già làng Hồ Ai thực hiện với mục đích báo cho các vị Thần Trời, Thần Nước, Thần Đất, Thần Núi… mong các vị Thần nhận lễ cho, để dân bản cùng về đây vui hội xuống rẫy

Ở miền núi phía tây Quảng Bình cư trú ở vùng có khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, mưa lũ, thiên tai... liên miên. Vì thế mà đồng bào Bru – Vân Kiều phải sống du canh du cư, phát đốt, cốt, trỉa để sinh tồn, dựa vào tự nhiên, rừng, sông suối chủ yếu là canh tác rẫy, trồng lúa là chính.

Quảng Bình: Độc đáo "Lễ hội Trỉa" của người Bru – Vân Kiều - Ảnh 3.

Lễ hội Trỉa mang tính cộng đồng cao đối với đời sống của đồng bào Bru - Vân Kiều ở xã Trường Sơn (Quảng Ninh - Quảng Bình) khi tổ chức lễ hội tất cả mọi người đều đến và chung tay làm những thứ cần thiết để chuẩn bị cho việc cúng tế và lễ hội.

Quảng Bình: Độc đáo "Lễ hội Trỉa" của người Bru – Vân Kiều - Ảnh 4.

Thanh niên trai bản khỏe mạnh làm thịt lợn và dùng thủ (đầu lơn) để làm lễ cúng chính sau khi già làng Hồ Ai làm xong lễ hiến tế.

"Lấp lỗ" là một công đoạn cuối của quy trình làm nương làm rẫy: chặt, đốt, cốt, trỉa, nhưng đã được dân bản nâng lên thành lễ hội với ý nghĩa là trước khi đem hạt giống cất giữ trong gùi kín đáo hàng năm ra, trỉa xuống đất cầu mong thần trời, thần nước, thần rừng, thần núi giữ gìn bảo hộ cho sự sinh sôi nảy nở chắc hạt nặng bông có ngày thu hoạch.

Quảng Bình: Độc đáo "Lễ hội Trỉa" của người Bru – Vân Kiều - Ảnh 5.

Lễ hội năm nay, bản Khe Cát đón nhận 1 thành viên gia nhập bản do vậy trước khi vào lễ chính, người thanh niên này làm 1 mâm cúng để già làng Hồ Ai báo cáo với các thần linh

Lễ hội trỉa lúa của người Bru-Vân Kiều, ngoài phần lễ, là lời khấn bày tỏ sự biết ơn trời đất, thần lúa đã cho bà con dân bản mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, cuộc sống ấm no; thì phần hội chính là dịp để bà con dân bản cùng uống rượu cần, múa hát, thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó.

Quảng Bình: Độc đáo "Lễ hội Trỉa" của người Bru – Vân Kiều - Ảnh 6.

Già làng Hồ Ai thực hiện nghi lễ cúng thần linh

Quảng Bình: Độc đáo "Lễ hội Trỉa" của người Bru – Vân Kiều - Ảnh 7.

Sau khi xong nghi lễ, những người tham gia được " hưởng lộc" và họ tiến đến vị trí làm lễ chính và uống chút rượu cần.

Quảng Bình: Độc đáo "Lễ hội Trỉa" của người Bru – Vân Kiều - Ảnh 8.

Sau đó, bà con dân bản đến nơi đặt lễ cúng thắp hương cầu xin một mùa mới bội thu, cầu xin bình yên cho gia đình mình.

Ông Hà Quốc Phong, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Quảng Bình cho hay: Lễ hội Trĩa lúa của đồng bào Bru- Vân Kiều toát lên đầy đủ những sắc thái của nền văn hóa tộc người. Người tham dự được chứng kiến những lễ nghi kỳ thú, được đánh chiêng, múa hát, uống rượu cần, ăn bữa cơm "cộng cảm", cùng vui chơi một cách hồn nhiên và say sưa trong hơi ấm cộng đồng.

Vốn văn hóa truyền thống của dân tộc như nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật diễn xướng dân gian, những thuần phong mỹ tục được trân trọng, bộc lộ và thăng hoa. Đồng bào Bru Vân Kiều mừng một vụ mùa bội thu, cầu mong thần lúa, thần linh cho một vụ mùa đến tốt hơn và cầu chúc sức khỏe cho mọi người… ông Phong cho hay.

Quảng Bình: Độc đáo "Lễ hội Trỉa" của người Bru – Vân Kiều - Ảnh 9.

Sau phần lễ là đến phần hội, người dân háo hức tham gia lễ hội với những câu hát, điệu múa truyền thống.

Quảng Bình: Độc đáo "Lễ hội Trỉa" của người Bru – Vân Kiều - Ảnh 10.

Tham gia chơi Cháy Xà rì tất cả đứng kết chặt tay nhau một vòng rộng. Một người nhanh nhẹn, khỏe mạnh đứng giữa quan sát nơi khâu nào yếu thì đột phá để thoát ra ngoài. Thoát được ra ngoài vòng là thắng. Hai người đứng cạnh nhau bị phá đứt tay nắm thì phải bỏ cuộc chơi.

Với sự độc đáo của lễ hội Trỉa lúa của đồng bào Bru – Vân Kiều ở xã Trường Sơn huyện Quảng Nình, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 608/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Trỉa lúa" của người Bru - Vân Kiều xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh thuộc loại hình lễ hội truyền thống.

Để bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia này, UBND huyện Quảng Ninh cũng đã có kế hoạch giữ gìn và phát triển lễ hội phục vụ đời sống của đồng bào Bru - Vân Kiều ở xã Trường Sơn nói chung và đồng bào ở bản Khe Cát nói riêng đồng thời cũng mong muốn được phát triển và đưa vào những hoạt động du lịch phục vụ du khách trong nước và quốc tế khi đến tham quan, trải nghiệm ở một số điểm du lịch tự nhiên của xã Trường Sơn.

Từ khóa » Bru Vân Kiều