Quang Trung Chưa Bao Giờ đòi Lưỡng Quảng Vậy Thứ Mà ông Muốn ...
Có thể bạn quan tâm
Khi các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài nổ ra (1739), chúa Trịnh phải lo đối phó và không kiểm soát nổi toàn bộ biên giới, đất đai phủ An Tây (Hưng Hoá) giáp Vân Nam cũng bị nhà Thanh dưới thời Càn Long lấn chiếm. Nguyên phủ An Tây có 10 châu: Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai, Lai châu, Ninh Biên, Quảng Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phi, Lễ Truyền, Khiêm châu và Tuy Phụ. Sau Hoàng Công Chất nổi dậy đã chiếm giữ vùng Hưng Hoá phía Tây Bắc. Năm 1769, Công Chất chết, con là Hoàng Công Toản bị dẹp, chạy sang Vân Nam. Nhà Thanh nhân lúc đó lấn chiếm 6 châu: Quảng Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phi, Lễ Truyền, Khiêm Châu và Tuy Phụ.
Những vùng đất chiếm được ở Tây Bắc nhà Thanh sát nhập vào các huyện Mông Tự, Châu Kiến Thủy, Lâm An… thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Vào năm Tân Sửu (1761), tức năm Cảnh Hưng thứ 42, chúa Trịnh Sâm đã dâng biểu lên Càn Long xét lại vấn đề sáu châu ở vùng Hưng Hóa (Tây Bắc). Nhà Thanh không xét, mà họ Trịnh phải im đó là vì họ không có lực lượng làm hậu thuẫn. Đến khi chúa Trịnh Sâm chết (1782) việc này không thực hiện được. Sáu châu thuộc Hưng Hoá của Đại Việt cho đến khi kết thúc nhà Lê (1786) vẫn không đòi lại được. Năm Quang Trung thứ 4, triều Tây Sơn gửi thư sang vua Thanh nhờ tổng đốc Lưỡng Quảng chuyển đạt để đòi lại đất cũ:
Tờ biểu của Quang Trung viết: “ … Ở đất Hưng Hóa và Tuyên Quang, biên giới trước kia, tiền nhiệm Vân Quý Tổng đốc Ngạc Nhĩ Thái đã vâng chỉ dựng bia từ sông Đổ chú trở về phía Tây đến nước Sa Lý thì các châu Tung Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng Nham, Tuy Phụ, Hợp Phì, Lai Châu, Khiêm Châu bảy châu đều thuộc vào đất Hưng Hóa của bản quốc. Đến năm Canh Thân (1740) tiền nhiệm nhà Lê, Hoàng Công Thư cha của nghịch thần Hoàng Công Toản dấy binh, giữ đất ấy đến 30 năm. Tiền nhiệm nhà Lê cẩu thả không thể lo liệu được, dân 7 châu ấy vì địa thế xa, bản quốc khó khống chế bèn phụ vào nội địa (Ý chỉ nhà Thanh).
Từ đó trở đi ở duyên biên của nội địa, các quan buộc dân ở nơi biên giới đổi cách mặc áo quần đeo thẻ, chịu thuế. Thần từ ngày vâng mệnh mở nước, còn lo về chỗ ở, bộn bề việc nội trị, chưa kịp biện lý đến sự tình ủy khúc ngoài biên. Nay trấn mục bản quốc báo cáo rằng, thổ dân bảy châu ấy trải qua thời gian đã lâu, chịu nội địa đánh thuế, nên khi bản quốc đòi thuế thì nhất quyết chống lại và ngăn trở. Nguyên do việc này cũng là do tiền nhiệm họ Lê không biết kính giữ đất được phong cho nên mới thế …” Lần đòi đất này vô hiệu, Phúc Khang An bác bỏ và Càn Long cũng gửi thư trách nhẹ.
Sở Cuồng trong bài “Tây Sơn sử luận” nhận xét về việc này: Tiếc rằng trời không giúp nước ta, để đến nỗi vua (Quang Trung) sáng nghiệp chỉ được nửa chừng, nửa chừng mất đi, từ đó về sau không ai dám lại đi đòi ở Thanh đình, thành thử dân sáu châu ba động (thực ra thì trong tờ biểu của Nguyễn Huệ là 7 châu, gồm cả Châu Lai-vốn cuối triều Lê chịu đóng thuế cho cả 2 nước) vĩnh viễn chìm đắm vào tai họa – Hán Văn tạp chí Nam phong số 93-03/1925 Vào đầu thời Gia Long, châu trưởng Châu Lai và châu Văn Bàn là Đèo Chính Ngọc, Đèo Quốc Oai xin quan Trấn cấp phép cho để đi chiêu dụ các động các mường và dân chúng những châu Tung Lăng, Hoàng Nham, Tuy Phụ, Hợp Phì trước kia đã xin nội thuộc về nhà Thanh.
Tham hiệp trấn Hưng Hóa là Võ Xuân Cẩn cho phép, bấy giờ động trưởng các động mường Tề, mường Phù, mường Phang, mường Tôn, mường Y, mường Ôm, Binh Chiêm kéo nhau theo về. Tổng đốc Vân Quý đưa thư sang trách mắng và đòi lại, nói rằng các đất này từ năm Khang Hi đã liệt vào bản đồ nhà Thanh, hơn trăm năm yên ổn vô sự, nay trấn mục Hưng Hóa dụ dỗ về hàng thật quái lạ, không được tự ý gây sự như thế. Các quan Bắc thành dâng thư trách về kinh, Gia Long truyền tra xét rõ địa giới tỉnh Hưng Hóa. Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành xét hình thế sông núi, vẽ bản đồ dâng lên và tâu rằng:
“Một dải thượng du Hưng Hóa, địa thế tiếp liền với các phủ Lâm An, Khai Hóa tỉnh Vân Nam … Khoảng niên hiệu Bảo Thái triều Lê, vua Thanh sai Tổng đốc Vân Quý Ngạc Nhĩ Thái hội đồng dựng bia, lấy sông Đổ Chú thuộc nước ta làm địa giới. Từ song Đổ Chú trở về phía Tây, gồm 7 châu: Tung Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng Nham, Tuy Phụ, Hợp Phì, Lai Châu, Khiêm Châu đều thuộc về Hưng Hóa. Năm Vĩnh Hựu triều Lê, nghịch dân Hoàng Công Thư đem quân chiếm giữ gần 30 năm, nhà Lê bỏ bê không hỏi đến, dân bảy châu dần dà phụ vào Trung Quốc, các biên lại cai trị bắt cải trang (đổi trang phục), đóng thuế.
Từ thời Lê đến Tây Sơn đều muốn tâu bày, đều không được. Như thế thì trong mười châu thuộc phủ An Tây, sáu châu mất vào tay nhà Thanh đến nay đã lâu rồi. Nay châu Chiêu Tấn và châu Lai vốn là đất thuộc Hưng Hóa, mà nhà Thanh lại đem dân các mường động của hai châu, biên lẫn vào các mãnh của họ, chẳng qua là biên lại của họ tham đất, muốn chiếm cứ mà tổng đốc Vân Quý nhất định nghe theo, thư đưa ra đều là mờ mịt không có bằng cứ, nay xin phúc thư biện bạch cho rõ về bờ cõi hai châu, yêu cầu sai quan đến cùng họp nhau bàn xét, để xem ý họ, còn chuyện bờ cõi sáu châu, thì tổng đốc Vân Nam sẽ sợ ta gây việc ngoài biên giới tất phải lo liệu, mà dân chúng hai châu từ đây cũng khỏi đóng thuế hai lần”.
Nguyễn Văn Thành tâu bày sự tình bảy châu và cũng mong thu phục về hoặc ít nhất bảo toàn 2 châu là châu Lai và Chiêu Tấn, nhưng sớ dâng vào, vua (Gia Long) cho rằng đây chỉ mới lúc sáng nghiệp chưa có thì giờ tính tới việc nơi xa, nên cũng không phúc đáp trả lời. Từ đó sáu châu Hưng Hóa mất hẳn, phủ An Tây chỉ còn có bốn châu Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai, Luân Châu và Lai châu mà thôi Như vậy là, về việc đất 6 châu (theo Tây Sơn tâu bày là 7 châu) ở Hưng Hóa bị nhà Thanh lấn chiếm, từ triều Lê-Trịnh và Tây Sơn đều có các động thái đòi đất, bảo vệ chủ quyền đất nước, dù không thành công bởi các nguyên nhân khách quan.
Vua Gia Long.
Đến thời Nguyễn, các quan lại và tù trưởng ở Bắc Thành cũng có hoạt động tương tự về vấn đề biên giới, đề nghị triều đình có động thái đòi lại khu vực này hay ít nhất là bảo vệ trước các động thái lấn đất. Nhưng thằng oắt Ánh tức Gia Long tỏ rõ mình là "bậc minh quân sáng suốt rộng lượng", ngay đất Trấn Ninh còn không tính đến tiết nhỏ đem phong cho Ai Lao để thưởng công lao giúp đánh giặc Tây Sơn hồi trước, so với đại ân đại đức của thiên triều ban cho tên nước thì bỏ 6 châu biên giới ấy hưởng ân đức thiên triều cũng đâu đáng là bao. Châu Hưng Hoá sau này được thu hồi lại vào lãnh thổ miền Bắc nhưng đó không phải là do Nguyễn tộc mà đó là do ... Pháp.
Nguồn: Galen Marek
Từ khóa » đòi Lại Lưỡng Quảng
-
Lưỡng Quảng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tại Sao Vua Quang Trung đòi Lưỡng Quảng Chỉ Là ước Vọng Viễn ...
-
Tại Sao Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ Lại Nhất Quyết Đòi Lưỡng ...
-
Hai Nguyện ước Không Thành Của Vua Quang Trung - Báo Đắk Lắk
-
Quang Trung Còn Sống Liệu ông Có Lấy được đất Lưỡng Quảng Không?
-
Tại Sao Vua Quang Trung Muốn đòi Lại Lưỡng Quảng ? (40) - YouTube
-
VỀ VIỆC QUANG TRUNG ĐÒI LƯỠNG... - Phòng Chống Nạn Xào ...
-
Ba Triều đại Lê Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn Nối Tiếp đòi Trả đất Tại Phủ An ...
-
Ai Là Tổ Tiên Của Cư Dân Lưỡng Quảng ? | Nghiên Cứu Lịch Sử
-
Quyền Lực Quang Trung - Báo Người Lao động
-
Thực Hư Chuyện Vua Quang Trung 'cầu Hôn' Công Chúa Nhà Thanh
-
Vua Quang Trung Dự định đánh Nhà Thanh - Nghiên Cứu Quốc Tế
-
Видео Quang Trung đòi đất Lưỡng Quảng