Quất Hồng Bì Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng Quất Hồng Bì Tốt Nhất

Quất hồng bì có tên gọi khác là: Hoàng bì, Quất bì, Tơ nua…Tên khoa học: Clausena lansium, phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây mọc hoang dại ở Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Malaysia… và Việt Nam. Ở nước ta, quất hồng bì có thể tìm thấy nhiều ở phía Bắc, điển hình nhất là ở các tỉnh như Ninh Bình, Hòa Bình hay Quảng Ninh.

Cây hồng bì cao trung bình khoảng 3-6m, cành cây sần sùi và có nhiều hạch, màu xám đen. Lá cây là dạng lá kép, mọc so le nhau, dài khoảng 35cm, phía cuống lá hơi tròn nhẵn. Lá hình trái xoan, dài 5-14cm, rộng 3-7cm, đầu nhọn, mép uốn lượn, mặt dưới có gân lá nổi rõ, phiến lá 2 mặt nhẵn.

Hoa của cây quất hồng bì thường mọc thành từng chùm thưa ở phía ngọn cành, có màu trắng. Quả quất hồng bì hình cầu, đường kính khoảng 15mm, có màu vàng lấm tấm xanh, vỏ mỏng có lông tơ. Thịt quả chua nhẹ, ngọt thơm.

Quất hồng bì có nhiều ở phía Bắc nước ta. (Ảnh minh họa)

Quất hồng bì có nhiều ở phía Bắc nước ta. (Ảnh minh họa)

Quất hồng bì có tác dụng gì?

Quất hồng bì không chỉ là một thứ quả để ăn vặt mà người ta còn ăn nó để hỗ trợ điều trị bệnh như:

- Chống viêm: Theo các nghiên cứu gần đây, vỏ của quả quất hồng bì đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm tuyệt vời. Đồng thời, vỏ và rễ khô của loài cây này có thể giúp điều trị cảm lạnh thông thường và một số chủng cúm. Do hàm lượng vitamin C cao, quất hồng bì cũng tự hào có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch.

- Giảm ho tiêu đờm: Quất hồng bì có thể hỗ trợ giải quyết tình trạng ho có nhiều đờm, đờm dính đặc, ho nhiều và các triệu chứng tương tự khác.

- Giải khát: Quất hồng bì tốt cho người bị chứng họng khô, háo nước, ăn xong sẽ giúp sảng khoái và thoải mái. Người bị khô miệng, khô mắt, suy nghĩ quá mức, thiếu ngủ, người phải nói nhiều ăn quất hồng bì cũng rất tốt. Nó có thể làm loãng độ nhớt của chứng viêm đường hô hấp và tiết dịch, giúp dễ dàng loại bỏ đờm ra ngoài, đồng thời ngăn chặn ho và đờm phát triển.

- Hen suyễn: Làm giảm sự kích khích của các trung tâm hô hấp, giúp cho hệ hô hấp hoạt động trơn tru và êm dịu hơn, làm giảm hen suyễn.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng dạ dày: Giúp trung hòa axit dạ dày, giảm đau dạ dày.

- Giúp giảm đầy hơi, loại trừ chướng bụng: Ăn quất hồng bì có thể làm cho khí trong cơ thể vận hành thuận lợi hơn, vùng khí di chuyển rộng hơn, hạ khí xuống thấp, thoát nhanh ra ngoài nên sẽ loại bỏ được chứng đầy hơi, phù nề.

- Điều hòa kinh nguyệt: Giảm đau bụng kinh, hoặc đau vùng lưng dưới trong kỳ kinh nguyệt.

- Nhuận tràng: Quất hồng bì còn có tác dụng làm bôi trơn đường ruột, kích thích đi ngoài nhanh chóng hơn.

- Nuôi dưỡng và chăm sóc lá lách: Tốt cho những người bị yếu lá lách, người nặng nề khó chịu do lá lách hoạt động không thông, đại tiện phân lỏng, chán ăn, tứ chi mệt mỏi.

Những tác dụng của quất hồng bì với sức khỏe rất đa dạng. (Ảnh minh họa)

Những tác dụng của quất hồng bì với sức khỏe rất đa dạng. (Ảnh minh họa)

Cách sử dụng quất hồng bì:

Quất hồng bì ngoài là một loại trái cây, những chất dinh dưỡng có trong chúng cũng giúp chúng trở thành dược liệu rất hữu dụng trong Đông y.

Vì lí do đó mà với quất hồng bì chúng ta có rất nhiều cách sử dụng cho những bài thuốc khác nhau như: ăn trực tiếp, làm mứt, đem ngâm với đường, muối, mật ong...

Dưới đây là một số bài thuốc từ quất hồng bì:

Chữa viêm họng: Quất hồng bì ngâm mật ong, đường phèn

Từ xa xưa, quất hồng bì ngầm mật ong, đường phèn là một trong những món ăn vặt rất được yêu thích. Theo y học cổ truyền, quả quất hồng bì có tính bình, giúp chữa ho, long đờm, kích thích tiêu hóa, chống nôn... Khả năng chữa bệnh của quất hồng bì chủ yếu nằm ở vỏ của quả.

Quất hồng bì ngâm cùng mật ong, đường phèn sẽ giúp làm ấm họng, có tác dụng chữa đau họng, điều trị ho gió, ho khan...

Cách làm:

- Rửa quả hồng bì bằng nước sạch, tráng lại bằng nước đun sôi để nguội.

- Ngâm quất hồng bì sau khi đã rửa sạch với nước muối pha loãng trong 30 phút. Điều này giúp hạn chế các vi khuẩn bám trên lớp vỏ và lớp lông của quất hồng bì. Sau khi ngâm với nước muối thì vớt ra và để cho ráo nước.

- Nếu muốn quất hồng bì được nhanh ngấm mật ong thì bạn có thể cắt đôi, thái thành lát nhỏ hoặc để nguyên cả quả.

- Xếp quất hồng bì vào nọ thủy tinh có nắp đậy. Một lớp hồng bì khoảng 2cm thì sẽn kẽ một lớp mật ong hoặc đường phèn. Cứ như vậy, sau khi dùng hết quất và lớp trên cùng là mật ong hoặc đường phèn là đã hoàn thành. Đậy kín nắp.

- Khoảng 1 đến 2 tuần sau khi các quả quất hồng bì đã teo và ngấm mật ong, đường phèn. Bạn có thể sử dụng.

Quất hồng bì có tác dụng gì? Cách sử dụng quất hồng bì tốt nhất - 3

Chữa nấc: Lấy quả quất hồng bì chín cùng với chút mật ong đem hấp cách thủy. Sau đó, pha nước uống để chữa nấc.

Giảm ho, long đờm, chống nôn, trừ giun: Có thể ăn trực tiếp quả hồng bì tươi cả vỏ hoặc lấy 30g quả hồng bì khô (tươi 60g) sắc nước uống vào lúc đói.

Nguồn tham khảo:

Properties and Benefits of Wampee - Natureword - Xuất bản ngày 15/07/2020

Loại quả thơm ngọt và bổ dưỡng nhưng nhiều người sợ ăn, phải biết cách chế biến mới dùng tốt Loại quả thơm ngọt và bổ dưỡng nhưng nhiều người sợ ăn, phải biết cách chế biến mới dùng tốt Thanh mai thường có rất nhiều bọ, dòi ở trong, bạn nên biết cách rửa trước khi ăn. Bấm xem >>

Sống khỏe

Từ khóa » Hoàng Bì Là Quả Gì