Để đăng ký thành viên, bạn cần khai báo tất cả các ô trống dưới đây
Bạn thích môn thể thao nào nhất
Món ăn mà bạn yêu thích
Thần tượng điện ảnh của bạn
Bạn thích nhạc sỹ nào nhất
Quê ngoại của bạn ở đâu
Tên cuốn sách "gối đầu giường"
Ngày lễ mà bạn luôn mong đợi
Tôi đồng ý với Quy định đăng ký thành viên
Trang nhất
Văn bản chỉ đạo
QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2019-2020
Quy chế hoạt động chuyên môn Trường mầm non Kỳ Trinh
Số kí hiệu
Số 38/QC-CM
Ngày ban hành
15/09/2019
Ngày bắt đầu hiệu lực
15/09/2019
Ngày hết hiệu lực
Thể loại
Công văn
Lĩnh vực
Giáo dục - Đào tạo
Cơ quan ban hành
Trường mầm non Kỳ Trinh
Người ký
Nguyễn Thị Lệ Thủy
Nội dung
UBND THỊ XÃ KỲ ANH TRƯỜNG MN KỲ TRINH Số /QĐ-TMN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Kỳ Trinh, ngày tháng năm 2019
QUI CHẾHOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2019-2020(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-MN ngày / /2019 của Hiệu trưởng trường MN Kỳ Trinh)A. MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI GIÁO VIÊNI. Hồ sơ giáo viên. 1. Kế hoạch CS-GD trẻ trong năm học.Xây dựng đủ các nội dung, đưa ra các chỉ tiêu phát triển của từng độ tuổi. Riêng với giáo viên dạy các lớp 5 tuổi cần căn cứ vào Bộ chuẩn trẻ mầm non 5 tuổi để xây dựng kế hoạch giáo dục.Trong kế hoạch thể hiện đầy đủ các hoạt động theo qui định của từng chủ đề, chủ điểm (ghi đầy đủ tuần, ngày, tháng vào phía trên của giáo án, khuyến khích soạn bằng máy)2. Sổ dự giờ: dự đủ số lượng theo quy định , ghi chép đầy đủ (Quá trình hoạt động. Nhận xét về ưu điểm, tồn tại)3. Lịch báo giảng: Là kế hoạch hàng tuần được công khai tại bảng tin của nhà trường, gửi bản mềm vào gmail.cho Hiệu phó phụ trcahs chuyên môn.4. Sổ ghi chép hội họp: ghi đầy đủ các cuộc họp của trường, tổ chuyên môn, đoàn thể..5. Sổ tích lũy chuyên môn: Là những kiến thức giáo viên tích lũy được qua các hình thức: dự giờ đồng nghiệp, tham quan học tập, tích lũy từ nghiên cứu qua mạng….6. Sổ tự học BDTX. Là sổ học tập 3 nội dung theo qui định tại Thông tư 26/2012/TT-BGD DT ngày 10/07/2012 về ban hành Quy chế BDTX cho giáo viên mầm non và phổ thông.II.Hồ sơ lớp.1. Sổ theo dõi nhóm lớp;2.Sổ chấm ăn3.Sổ theo dõi SK trẻ4.Sổ theo dõi phục hồi suy dinh dưỡng.5.Sổ theo dõi tài sảnNgoài các loại hồ sơ trên, mỗi giáo viên cần có các tài liệu phục vụ công tác chuyên môn: Chuẩn kiến thức kĩ năng, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, phân phối chương trình ...III. Thực hiện kế hoạch CS-GD trẻ.Kế hoạch dự kiến chủ đề, chủ điểm được giáo viên xây dựng từ đầu năm học, được BGH phê duyệt và Tổ chuyên môn lưu trữ để theo dõi. Kế hoạch CS-GD trẻ được cá nhân thực hiện trong suốt năm học.Khi nghỉ dạy có lí do(ốm đau hay đi công tác) phải bàn giao chương trình, giáo án đầy đủIV. Kế hoạch CS-GD trẻ hàng tuần.1. Soạn đúng theo phân phối chương trình GDMN, có chất lượng, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học. Giáo án trình bày đúng thể thức văn bản theo Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 về Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.2. Bài soạn nên được soạn trước 1- 2 ngày để có thời gian nghiên cứu, bổ sung, chuẩn bị đồ dùng dạy học.3. Cuối mỗi bài soạn phải có phần đánh giá cuối ngày theo 3 lĩnh vực: Kiến thức, kỹ năng, thái độ.4. Giáo án có thể soạn bằng viết tay hoặc đánh máy vi tính. Giáo án được tổ chuyên môn kiểm tra định kỳ ít nhất 2 lần/năm học, ban giám hiệu kiểm tra ít nhất 1 lần/năm học và các lần kiểm tra đột xuất (nếu cần).5. Nghiêm cấm sao chép giáo án dưới mọi hình thức, nếu giáo án được Tổ chuyên môn, Ban giám hiệu kết luận là sao chép sẽ bị xếp loại chưa đạt và bị xử lý theo các quy định hiện hành.V. Lên lớp.1. Giáo viên phải chuẩn bị bài giảng và các thiết bị hỗ trợ dạy học chu đáo trước khi lên lớp, khuyến khích ứng dụng CNTT trong dạy học; thực hiện thời lượng tiết dạy đúng quy định. Giảng dạy đúng phương pháp đặc trưng bộ môn không dạy học thiếu tích cực.2. Tư thế, trang phục phù hợp, áo sơ mi, quần tây hoặc chân váy công sở dài quá đầu gối (hoặc quần áo đặc thù được đặt may phù hợp hợp với nghề nghiệp).4. Chịu trách nhiệm quản lý trẻ, đảm bảo sự an toàn cho các cháu.5. Không cho người lạ đón trẻ ra ngoài, không cho người thân dưới 12 tuổi đón trẻ. (trừ trường hợp đặc biệt). Không gây tổn thương tâm lý, xúc phạm thân thể, đảm bảo công bằng với trẻ6. Giờ đón trả trẻ, giáo viên có thể trao đổi tình hình một ngày đến trường của các cháu với các bậc cha mẹ, đảm bảo thông tin giữa gia đình và nhà trường.VI. Dự giờ, thao giảng, thi GV giỏi các cấp.1. Ban giám hiệu dự giờ tất cả các giáo viên có thể báo trước hoặc dự đột xuất (nếu cần thiết). Ban giám hiệu dự tối thiểu 2 tiết/1 giáo viên/học kỳ.2. Tổ trưởng, tổ phó bộ môn phải thường xuyên dự giờ, nhận xét, góp ý cho các tổ viên. Số tiết dự tối thiểu của tổ là 3 tiết/1 giáo viên/1 học kỳ.3. Mỗi giáo viên dự giờ 20 tiết/năm học. Đối với giáo viên trẻ mới ra trường, giáo viên còn hạn chế về chuyên môn cần tăng cường dự giờ để học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ ít nhất 3 tiết/năm. Sau khi dự giờ, giáo viên phải trao đổi rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy theo quy định.4. Mỗi giáo viên phải thực hiện 2 tiết thao giảng/năm học trong đó có ít nhất 1 tiết có ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.5. Tiết thao giảng, thi GVDG cấp trường được ít nhất 2 giáo viên cùng chuyên môn đánh giá nhận xét và ghi vào phiếu đánh giá giờ dạy theo mẫu quy định của Bộ GD&ĐT.VII. Sáng kiến kinh nghiệm, tự học, BDTX, chuyên đề, tự làm đồ dùng đồ chơi.Mỗi tháng, mỗi giáo viên phải có một chuyên đề tự học và lưu lại trong sổ bồi dưỡng thường xuyên. Tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của trường, của ngành để nâng cao trình độ.GV khi được phân công thực hiện chuyên đề phải chấp hành theo sự phân công của tổ và của BGH. Các TTCM phải có trách nhiệm giúp đỡ tổ viên hoàn thành chuyên đề, lịch học BDTX. Chú trọng tổ chức các chuyên đề cấp trường.Trong một năm học, mỗi giáo viên nên có một sáng kiến kinh nghiệm, đăng ký với tổ chuyên môn và Ban giám hiệu vào đầu năm học và thực hiện theo thời gian quy định của nhà trường. Giáo viên tham gia đánh giá sáng kiến kinh nghiệm phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà trường và Phòng GD&ĐT. Những sáng kiến kinh nghiệm phù hợp, có hiệu quả và có khả năng phát triển, áp dụng được rộng rãi sẽ được nhà trường phổ biến trong các chuyên đề cấp trường và gửi đi dự thi cấp huyện, đồng thời có những hình thức khen thưởng thích hợp.Tuyệt đối không sao chép công trình nghiên cứu khoa học của người khác làm sáng kiến kinh nghiệm bản thân.VIII. Đánh giá trẻ.Việc đánh giá xếp loại trẻ thực hiện theo chương trình GDMN qui định về đánh giá cuối độ tuổi và bộ chuẩn đối với trẻ 5 tuổi.IX. Một số qui định về giáo viên và xử lý vi phạm kỷ luật.1. Đối với những giáo viên vắng không có lý do: Nhắc nhở trước tổ, trước hội đồng giáo dục, trừ điểm thi đua. Trường hợp vắng nhiều lần, đã được nhắc nhở nhưng không tiến bộ thì bị xử lý kỉ luật theo quy định.2. Đi chậm, về sớm, cắt xén hoạt động của trẻ, vắng không báo cáo trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các phiên họp hội đồng từ 02 lần trở lên thì trừ vào điểm thi đua cuối kỳ, cuối năm. 3. Việc đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên được thực hiện theo Nghị định số 55/2015NĐ – CP ngày 09 tháng 05 năm 2015 về việc đánh giá, phân loại Cán bộ, công chức, viên chức. Đánh giá chuẩn nghề nghiệp,Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp GVMN ngày 08/10/2018 và Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở GDMN.B. MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔNI. Công việc tổ chuyên môn.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ trưởng chuyên mônTổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu và giúp Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục theo kế hoạch chung của trường. Đồng thời Tổ trưởng có quyền điều động, phân công nhiệm vụ, đề xuất khen thưởng và kỉ luật các thành viên trong tổ. Tổ trưởng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:a) Nhiệm vụXây dựng chương trình hoạt động của tổ; giúp giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch cá nhân; kiểm tra, đôn đốc mỗi tổ viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra; thảo luận, nhận định tình hình và đánh giá kết quả giáo dục học sinh thuộc phạm vi của tổ phụ trách.Tham gia đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.Tổ trưởng, trưởng các bộ môn cùng giáo viên trong tổ trao đổi và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm giáo dục, tổ chức việc dự giờ lên lớp và góp ý tiết dạy để rút kinh nghiệm, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ tổ viên.Tổ trưởng là người chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu chương trình, kế hoạch giảng dạy các bộ môn trong tổ, đồng thời tổ trưởng phải thực hiện các nhiệm vụ của một giáo viên đứng lớp.Tổ chức các phong trào thi đua trong tổ, nhận xét đánh giá tổ viên và quản lý hồ sơ chuyên môn của tổ.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.b) Quyền hạnĐược Hiệu trưởng ủy quyền để quản lý nhân sự và các hoạt động chuyên môn từ soạn bài, lên lớp, thực hành thí nghiệm… Cùng với BCH công đoàn đôn đốc phong trào thi đua của tổ như viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, thao giảng, dự giờ và các công tác khác. Triệu tập và chủ trì hoặc ủy quyền cho tổ phó chủ trì các buổi sinh hoạt thường kỳ và đột xuất của tổ. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục của các tổ viên. Được quyền tham gia các cuộc họp Ban giám hiệu mở rộng bàn về chuyên môn, thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với tổ viên và các hoạt động khác của nhà trường.Tổ trưởng có thể chỉ định tổ phó hoặc giáo viên trong tổ phối hợp dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn định kỳ hay đột xuất của tổ viên để có cơ sở đánh giá thi đua và trình độ chuyên môn của tổ viên.Ngoài ra tổ trưởng phối hợp với các thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ tiến hành kiểm tra, dự giờ đánh giá GV theo sự điều động của BGH2. Quy trình công việc của Tổ trưởng chuyên môna) Hàng năm* Đầu năm:Đề xuất với Hiệu trưởng việc phân công chuyên môn cho các thành viên trong tổ, phản ánh nguyện vọng của các thành viên trong tổ. Quán triệt văn bản chỉ đạo của cấp trên đến các thành viên trong tổ. Tham mưu kế hoạch khảo sát chất lượng của các bộ môn do tổ phụ trá Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (thao giảng, dự giờ, … Lập kế hoạch bổ sung thiết bị dạy học và các tài liệu tham khảo của các lớp trong tổ. Xậy dựng các kế hoạch khác theo yêu cầu của Hiêu trưởng.* Thực hiện nhiệm vụ trong năm học:Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ năm học của các tổ viên theo kế hoạch của trường và chỉ tiêu của tổ.Tổ chức các chuyên đề về chuyên môn để bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tổ viên. Động viên các thành viên trong tổ tham gia có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua do các cấp phát động.Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Hiệu trưởng giao.* Cuối năm học: Đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục của các tổ viên , khảo sát chất lượng trẻ các độ tuổi báo cáo với BGH nhà trường. Chủ trì buổi họp sơ kết, tổng kết công tác của tổ, bình bầu thi đua, nhận xét ưu khuyết điểm của từng tổ viên. Tham gia nhận xét, đánh giá Hiệu trưởng theo chuẩn quy định. Báo cáo kết quả đạt được của tổ, của các thành viên trong tổ trước Hội đồng thi đua cấp trường.b) Hàng thángTổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần/tháng. Nội dung sinh hoạt theo hướng chú trọng đổi mới việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học: tổ xây dựng bài soạn,phân công GV trình bày bài giảng, tổ dự giờ, quan sát hành vi tiếp nhận của học sinh để điều chỉnh nội dung và phương pháp cho phù hợp. Tăng cường giúp đỡ vì sự tiến bộ của các thành viên thông qua trao đổi, thảo luận về các chủ đề, nội dung, phương pháp giảng dạy; rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong giảng dạy; giải quyết các vấn đề đột xuất, đánh giá trẻ qua sinh hoạt chuyên môn để có hình thức đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn và công tác chăm sóc giáo dục trẻ, * Trong thángHọp tổ chuyên môn để kiểm tra các mặt công tác của tổ, đặc biệt là việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của tổ trong tháng trước. Căn cứ trên kế hoạch tháng của trường để xây dựng công tác tháng của tổ. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch của tổ; tổ chức các hoạt động thanh, kiểm tra chuyên môn trong tổ. Thực hiện những nhiệm vụ đột xuất khác do Hiệu trưởng phân công.* Cuối tháng:Họp tổ để đánh giá sơ lược công tác trong tháng của tổ và tiếp tục sinh hoạt chuyên môn, tổ chức chuyên đề..., tổng hợp số liệu hoạt động của tổ báo cáo về chuyên môn vào ngày 28 hàng tháng.II. Xây dựng kế hoạch năm học của Tổ chuyên môn.1. Xây dựng kế hoạch năm học của Tổ chuyên mônCơ sở để xây dựng kế hoạch năm học của tổ là:- Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của nhà trường.- Các chỉ tiêu được giao của tổ trong Kế hoạch năm học của nhà trường.- Kết quả năm học trước thông qua báo cáo tổng kết năm học.- Năng lực của giáo viên trong tổ.- Chất lượng khảo sát trẻ đầu năm.- Cơ sở vật chất của trường, điều kiện của giáo viên và nhất là công cụ phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.- Chuẩn các danh hiệu thi đua mà tổ đăng kí tham gia.2. Điều chỉnh kế hoạchMục đích: Việc điều chỉnh chủ yếu để đề ra các biện pháp tích cực hơn, giúp cho kế hoạch năm học được thực hiện tốt hơn.Thời điểm và nội dung điều chỉnh kế hoạch năm học thường gặp là:- Xử lí các tồn tại học kì I, từ đó đề ra biện pháp bổ sung ở đầu học kì II.- Cuối tháng 04 phải hoàn thành các chỉ tiêu (sơ kết ở cuối tháng 4, điều chỉnh bổ sung biện pháp hoàn thành chỉ tiêu, thời gian còn lại của năm học tập trung cho việc bồ dưỡng cho trẻ 5 tuổi ). III. Hồ sơ Tổ chuyên môn.Hồ sơ tổ chuyên môn được lập theo mẫu thống nhất chung trong trường gồm có các loại sau:1. Sổ kế hoạch gồm: + Danh sách lí lịch trích ngang Gv trong tổ + Kế hoạch năm học của tổ. + Kế hoạch tháng , kế hoạch tuần. ( kế hoạch tuần nên có cột ghi chú KQ đạt được trong tuần) + Đánh giá nhận xét hoạt động của tổ trong tháng- Kế hoạch dự giờ, thăm lớp.- Bảng tổng hợp phân công nhiệm vụ cụ thể của tất cả thành viên trong tổ.2. Sổ tổng hợp các hoạt động chuyên môn của tổ gồm các nội dung:- Dự giờ, thao giảng, hội giảng, chuyên đề, GVDG các cấp , SKKN, Đồ dùng dạy học…( các biểu mẫu phải có sự thống nhất chung trong toàn trường)3.Sổ theo dõi thi đua gồm:- Ghi nhận thành tích của tổ trong năm học (Danh hiệu tổ, danh hiệu thi đua cá nhân của từng tổ viên. Danh sách giáo viên dạy giỏi).- Bảng tổng hợp các mặt hoạt động của tổ viên: xếp loại các mặt CM, Công đoàn, Đoàn TN, công chức , kết quả thi đua cuối kì, cuối năm4. Sổ kế hoạch kiểm tra của tổ.+ Kế hoạch kiểm tra hồ sơ, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ nhà giáo, dự các HĐSP của giáo viên trong tổ.+ Các biên bản kèm theo kế hoạch( lưu ý biên bản phải có đầy đủ chữ kí của người kiểm tra và người được kiểm tra)+ Tập hồ sơ thanh tra toàn diện GV trong tổ6. Biên bản họp tổ.7. Tập lưu báo cáo tháng, học kì, cả năm của tổ8. Các hồ sơ hội giảng, thao giảng, chuyên đề, thi GVDG, SKKN…đóng thành tập9. Các hồ sơ khác theo đề xuất của Hiệu trưởng.IV. Hoạt động tổ chuyên môn.1. Về sinh hoạt tổ chuyên mônMỗi tháng tổ trưởng tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn hai lần vào thứ 6 của tuần 1 và tuần 4. (không tính những buổi họp đột xuất) có ghi biên bản đầy đủ, chính xác các thông tin. Nội dung cuộc họp chú trọng bàn bạc sâu về các hoạt động chuyên môn, tránh họp mang hình thức hành chính. Những kiến nghị của tổ chuyên môn lên Ban giám hiệu được thể hiện trong biên bản của tổ, tránh các trường hợp cá nhân có kiến nghị với Ban giám hiệu nhưng chưa thông qua tổ.Trong cuộc họp, tổ trưởng triển khai các nội dung như: Đánh giá tình hình thực hiện và chất lượng hoạt động chuyên môn, phát huy ưu điểm và khắc phục thiếu sót; phổ biến kế hoạch mới giữa hai kì họp, phân công nhiệm vụ chuyên môn và thảo luận biện pháp thực hiện, thực hiện các hoạt động chuyên môn khác. Phần lớn thời gian của cuộc họp được tập trung vào thảo luận nội dung thực hiện công tác chuyên môn do tổ trưởng chủ động định hướng, bảo đảm về thời gian, thiết thực và không gây quá tải cho giáo viên.2. Về quy trình tổ chức tổ chức dự giờ, hội giảng, thao giảng* Chuẩn bị:Tổ trưởng lên kế hoạch thao giảng, lịch dự giờ hàng tháng, bố trí thời gian hợp lý để tất cả thành viên trong tổ đều được tham gia. Giáo viên đi dự xem lịch, nghiên cứu bài học sẽ dự để tham gia đánh giá tiết dạy. Các tiết thao giảng nên rải đều trong năm học, không nên tập trung vào các đợt thi đua.Ban giám hiệu lên kế hoạch tổ chức Hội giảng, chuyên đề ít nhất 2 lần/1 môn/năm học (tập trung vào trước 20/11 hoặc 08/3).* Đánh giá tiết dạyViệc đánh giá tiết dạy nên được tiến hành ngay sau khi kết thúc tiết học hoặc cuối ngày. Trong quá trình dự giờ giáo viên dự phải có chuẩn bị trước về nội dung góp ý, tránh tình trạng góp ý qua loa, không đúng trọng tâm, góp ý mang tính cầu toàn, ngại va chạm... 3. Về xây dựng điển hình tiên tiến (thi đua hai tốt) Xây dựng điển hình tiến tiến là hoạt động mà tổ trưởng, tổ phó thông qua đó xác định hiệu quả của việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của các thành viên trong tổ đạt kết quả hay còn hạn chế. Thông qua hoạt động dự giờ và các hoạt động chuyên môn khác, tổ trưởng, tổ phó bồi dưỡng cho giáo viên có năng lực thật sự tham gia thi tay nghề góp phần nhân rộng điển hình tiên tiến. Kết quả xây dựng điển hình tiên tiến còn tạo cơ sở khoa học giúp cho Tổ trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên và đề nghị khen thưởng, kỉ luật đối với việc tham gia thi đua hai tốt.4. Phân công quản lí trong tổa)Tổ trưởngChịu trách nhiệm chung về các hoạt động trong tổ; lập kế hoạch, phân công tổ viên thực hiện; cùng với tổ phó, các trưởng bộ môn kiểm tra hồ sơ, lập báo cáo tháng, học kì cho Ban giám hiệu; chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra chất lượng đề ra, kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu, có biện pháp điều chỉnh kịp thời.Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên, nâng cao chất lượng CNTT cho các thành viên.Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra nội bộ, đề nghị khen thưởng, kỉ luật đối với các thành viên trong tổ.Phân công nhiệm vụ, đôn đốc các thành viên thực hiện theo kế hoạch của tổ và sự điều động của nhà trườngb) Tổ phóCùng với tổ trưởng tham gia tổ chức hoạt động của tổ; thay mặt tổ trưởng điều hành công việc, chủ trì họp tổ khi tổ trưởng vắng mặt; cùng tổ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động phong trào trong tổ; ghi chép các buổi họp tổ, tổng hợp các hoạt động, phụ trách phân công dạy thay, theo dõi định mức lao động của tổ viên liên tục và chính xác, tham gia dự giờ, hoàn thành kế hoạch kiểm tra nội bộ và hoàn thiện các loại hồ sơ cùng tổ trưởng ( trừ kế hoạch) . C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN1. Đối với BGHXây dựng Quy chế chuyên môn của trường, triển khai thực hiện trong năm học 2019 - 2020.Chỉ đạo các TTCM chịu trách nhiệm triển khai, đôn đốc các thành viên của tổ cùng thực hiện , xây dựng kế hoạch cụ thể, giám sát việc sinh hoạt của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường.2. Đối với các TTCM, Tổ phó, nhóm trưởngTrên cơ sở văn bản chỉ đạo của trường triển khai và giám sát việc thực hiện Quy chế chuyên môn của tổ viên trong năm học 2019 - 2020. Phối hợp hoạt động nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ.3. Đối với giáo viênNghiêm túc thực hiện các nội dung quy định theo quy chế chuyên mônTrên đây là Quy chế chuyên môn năm học 2019 -2020 của Trường mầm non Kỳ Trinh.
Nơi nhận: - BGH, các Tổ CM (để th/hiện); - CTCĐ, BT Đoàn TN. - Lưu HSNT.
HIỆU TRƯỞNGNguyễn Thị Lệ Thủy
Các văn bản cùng thể loại "Công văn"
127/QĐ-TMN
15/09/2019
Ban hành Quy chế chuyên môn năm học 2019-2020
133/KH-TMN
04/10/2019
Kế hoạch chỉ đạo đạo thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học
109/KH-TMN
09/09/2019
Căn cứ Hướng dẫn số 131/PGDĐT-GDMN ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Phòng GD&ĐT thị xã Kỳ Anh về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Cấp học Mầm non năm học 2019 - 2020; Trường mầm non Kỳ Trinh xây dựng Kế hoạch năm học 2019-2020.
97/KH-TMN
02/08/2019
Chỉ đạo việc tuyển sinh đầu năm học 2019-2020
Số 112/QĐ-TMN
02/08/2019
Hiệu trưởng thành lập Ban tuyển sinh
Số 55/QC-TMN-PH
02/01/2019
Nội dung, trách nhiệm , quyền hạn của hai bên trong chỉ đạo thực hiện chăm sóc GD, ND và sức khỏe trẻ
90/KH-TMN
02/04/2019
Chỉ đạo hội thi giao lưu gia đình và dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em năm học 2018 - 2019
Số: 86 /QĐ-TMN
04/04/2019
Chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính năm 2019
Số: 71 /QĐ-TMN
22/08/2018
Căn cứ Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 08 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy dinh kiểm đinh chất lượng giáo viên và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non; Căn cứ nhiệm vụ năm học và thực tế việc tự đánh giá các tiêu chí của trường mầm non Kỳ Trinh;
Số 48/QĐ-TrMN
20/08/2018
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON KỲ TRINH phân công nhiệm vụ cho CB, GV, nhân viên đầu năm học
Số 30/KH-TMN
04/08/2018
Chỉ đạo tuyển sinh các độ tuổi;
Số 40/QĐ-MN
02/08/2018
Hiệu trưởng thành lập ban chỉ đạo công tác tuyển sinh
DANH MỤC NỘI DUNG
Tin tức
Chăm sóc giáo dục
Cha mẹ cần biết
Vườn cổ tích
Hệ thống văn bản
Văn bản của phòng
Văn bản nhà truờng
HỖ TRỢ QUẢN TRỊ LIÊN KẾT WEBSITE Chọn một liên kết Bếp Hà Tĩnh Thiết kế website trường học THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập1
Hôm nay116
Tháng hiện tại3,753
Tổng lượt truy cập669,017
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Thành viên đăng nhập
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Đăng nhập