Qui Luật Hiệu Suất Giảm Dần (Law Of Diminishing Returns) Là Gì?

21058-ed8819eed099f043ab191f550800f03e

Hình minh họa. Nguồn ohay.tv

Qui luật hiệu suất giảm dần (Law of Diminishing Returns)

Định nghĩa

Qui luật hiệu suất giảm dần trong tiếng Anh là Law of Diminishing Returns. Qui luật hiệu suất giảm dần phản ánh mối quan hệ giữa lượng hàng hóa đầu ra và lượng đầu vào góp phần tạo ra nó.

Nội dung qui luật hiệu suất giảm dần

Nếu các yếu tố đầu vào khác được giữ nguyên thì việc gia tăng liên tiếp một loại đầu vào biến đổi duy nhất với một số lượng bằng nhau sẽ cho ta những lượng đầu ra tăng thêm có xu hướng ngày càng giảm dần.

Ví dụ minh họa

Qui luật lợi suất giảm dần đề cập khối lượng đầu ra có thêm ngày càng giảm, khi ta liên tiếp bỏ ra những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi (như lao động) với một lượng cố định của một đầu vào khác (như đất đai).

Chẳng hạn, một trang trại trồng ngô, nếu một lao động bỏ vào đó có sản lượng 2000 kg ngô; khi tăng thêm một lao động nữa thì sản lượng đạt 3000 kg ngô, liên tiếp tăng thêm một lao động nữa thì sản lượng đạt 3500 kg ngô...

Như vậy, tăng một đơn vị lao động đầu tiên thì sản lượng tăng thêm 1000 kg ngô, nhưng tăng đến đơn vị lao động thứ hai thì sản lượng chỉ tăng thêm 500 kg ngô. Đơn vị đầu vào thứ hai (lao động) tăng lên làm tăng thêm đầu ra, nhưng sự tăng lên đầu ra ít hơn đơn vị lao động thứ nhất. Nếu tăng thêm đơn vị thứ ba thì đầu ra sẽ tăng lên ít hơn nữa.

Trường hợp đặc biệt

Khi phân tích qui luật lợi suất giảm dần có thể xảy ra trường hợp lợi suất theo qui mô không đổi. Tình huống này được lí giải như sau: sự tăng thêm cân đối về qui mô sản xuất, khi tất cả các đầu vào đều tăng theo một tỉ lệ nào đó và đầu ra cũng tăng theo một tỉ lệ đó.

Ví dụ, lợi suất theo qui mô không đổi khi nhân đôi tất cả các đầu vào (lao động, đất đai, tư bản...) đem lại kết quả nhân đôi đầu ra.

Nhưng thực tế của sản xuất kinh doanh không đơn giản như vậy, mà xảy ra như sau: có thể thời gian đầu, ta tăng các đầu vào đồng bộ sẽ cho ta tăng tỉ lệ đầu ra tương ứng, tuy nhiên, nếu tiếp tục tăng đầu vào nữa đến một mức nào đó sẽ làm cho năng suất giảm xuống và lúc đó tỉ lệ đầu ra không tương ứng với đầu vào.

Qui luật lợi suất giảm dần được thể hiện trên đường cong khả năng sản xuất (hình 1.2a và 1.2b)

Screenshot (116)

Hình minh họa

Ở hình 1.2a trình bay đường cong di chuyển ra ngoài từ A đến B, đến C khi các yếu tố đầu vào lao động và đất đai tăng lên. Tình huống này có lợi suất tăng lên theo qui mô sản xuất nên đầu ra tăng lên cùng với nhịp độ tăng của đầu vào.

Hình 1.2b cho thấy việc tăng dần lao động khi đất đai được giữ nguyên làm cho số lượng vải tăng từ 1 đến 2 đến 3 trong khi đó lương thực chỉ tăng được từ 1 đến 1,5 đến 1,8.

Kết luận

Từ đây có thể kết luận rằng, qui luật lợi suất giảm dần có nội dung chủ yếu là một sự tăng lên của một đầu vào biến đổi khi một đầu vào cố định với một trình độ kĩ thuật nhất định, sẽ góp phần nâng cao tổng sản lượng; nhưng ở một điểm nào đó sản lượng tăng thêm có được nhờ cùng một lượng bổ sung ở đầu vào có khả năng ngày một nhỏ hơn.

Qui luật này sẽ giúp cho các doanh nghiệp tính toán lựa chọn đầu tư các đầu vào một cách tối ưu hơn.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Hà Nội)

Từ khóa » Ví Dụ Về Quy Luật Lợi Suất Giảm Dần