Quốc Gia Là Chủ Thể đặc Biệt Của Tư Pháp Quốc Tế - Học Luật OnLine

Chủ thể của tư pháp quốc tế là những cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể khi tham gia quan hệ tư pháp quốc tế.

Những nội dung liên quan:

  • Quốc gia là chủ thể đầu tiên, chủ thể cơ bản và chủ yếu luật quốc tế?
  • Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
  • Khái niệm, đặc điểm và các loại nguồn của tư pháp quốc tế
  • Quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế thông qua vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế

Mục lục:

  1. Điều kiện để trở thành chủ thể của tư pháp quốc tế
  2. Chủ thể của tư pháp quốc tế bao gồm:
  3. Tại sao Quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế?
    • Cơ sở xác định quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia trong tư pháp quốc tế:
    • Nội dung:
Tại sao Quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế?
Tại sao Quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế?

Điều kiện để trở thành chủ thể của tư pháp quốc tế

Để có thể trở thành chủ thể của tư pháp quốc tế phải thỏa mãn hai điều kiện sau đây:

– Thứ nhất, Cá nhân, tổ chức phải có đầy đủ năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi) theo quy định của pháp luật.

– Thứ hai, cá nhân, tổ chức đó phải tham gia vào quan hệ xã hội do tư pháp điều chỉnh.

Chủ thể của tư pháp quốc tế bao gồm:

Chủ thể phổ biến của tư pháp quốc tế bao gồm các cá nhân, pháp nhân và quốc gia.

Chủ thể là các cá nhân: các cá nhân tham gia trong tư pháp quốc tế có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

+ Người nước ngoài được xác định là những người không có quốc tịch của Việt Nam, bao gồm cả những người có quốc tịch nước ngoài hoặc những người không có quốc tịch.

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm cả các công dân của Việt Nam và người có gốc Việt Nam nhưng đã  có thời gian dài cư trú, sinh sống ở nước ngoài. Những người này có thể là người còn quốc tịch Việt Nam hoặc người song quốc tịch (trong đó có quốc tịch Việt Nam).

Với hình thức chủ thể này, nguyên tắc nền tảng, ghi nhận trong Điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia chính là đối xử quốc gia, tối huệ quốc, có đi có lại và nguyên tắc đãi ngộ đặc biệt.

Chủ thể là pháp nhân: bao gồm pháp nhân được thành lập theo quy định của Việt Nam và pháp nhân được thành lập theo quy định của nước ngoài. Theo quy định tại Điều 86 BLDS 2015, mỗi pháp nhân đều phải có năng lực pháp luật dân sự, đó là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Đối với pháp nhân, năng lực pháp luật dân sự được phát sinh chính từ thời điểm được thành lập bởi các cơ quan có thẩm quyền hoặc chính tại thời điểm được cho phép thành lập hoặc thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

Chủ thể là các quốc gia: Có thể nói, quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế. Đây là một thực thể pháp lý, chính trị được cấu thành bởi ba yếu tố là lãnh thổ, dân cư, chủ quyền. Cũng như những chủ thể khác, quốc gia tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế, thực hiện giải quyết các tranh chấp phát sinh, thực hiện các nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, với vai trò đặc thù của mình, quốc gia có thể thực hiện việc xây dựng, ký kết, gia nhập các Điều ước quốc tế, các Hiệp ước song phương, đa phương.

Tại sao Quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế?

Bởi vì, khi tham gia vào các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, quốc gia được hưởng quy chế pháp lý đặc biệt (các quyền miễn trừ của quốc gia).

* Cơ sở xác định quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia trong tư pháp quốc tế:

Khi tham gia vào các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, quốc gia được hưởng quy chế pháp lý đặc biệt – không những không ngang hàng với các cá nhân và pháp nhân mà còn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.

Cơ sở pháp lý quốc tế của quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia thể hiện ở việc xác định quốc gia là một thực thể có chủ quyền và là chủ thể đặc biệt trong TPQT, được thể hiện ở các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.

Theo nguyên tắc này, Nhà nước này hoặc bất kì cơ quan nào của nhà nước này không có quyền xét xử nhà nước khác hoặc đại diện của Nhà nước khác.

Khi tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế, quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối. được ghi nhận: Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao.

Ở Việt Nam, Điều 12 Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993.

* Nội dung:

– Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia thể hiện trước hết ở quyền miễn trừ xét xử – toà án của quốc gia này không có quyền xét xử quốc gia kia, nếu quốc gia kia không cho phép.

– Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia còn thể hiện ở chỗ: nếu quốc gia đồng ý cho toà án nước ngoài xét xử vụ tranh chấp mà quốc gia là bên bị đơn thì toà án nước ngoài được xét xử, nhưng không được phép áp dụng các biện pháp cưỡng chế sơ bộ đối với đơn kiện hoặc bảo đảm thi hành phán quyết của toàn án. Toà án nướ ngoài chỉ được phép cưỡng chế khi được quốc gia đó cho phép.

– Quốc gia có quyền đứng tên nguyên đơn trong vụ tranh chấp dân sự với cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài. Trong trường hợp đó toà án nước ngoài được phép giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, bị đơn là cá nhân, pháp nhân nước ngoài chỉ được phép phản kiện khi được quốc gia nguyên đơn đồng ý.

– Quốc gia có quyền từ bỏ từng nội dung hoặc tất cả các nội dung của quyền miễn trừ này. Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là tuyệt đối ở mọi nơi, mọi lúc, trừ trường hợp quốc gia tự nguyện từ bỏ.

Những nội liên quan đến quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế

  • Tại sao quốc gia được coi là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế?

  • Vi sao quốc gia là chủ thể cơ bản của luật quốc tế?

  • Bình luận quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế

  • Chứng minh rằng quốc gia là chủ the cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế

  • Nhà nước là chủ thể đặc biệt

  • Quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia

  • Chứng minh quốc gia là chủ thể đặc biệt của luật thương mại quốc tế

  • Tại sao nơi xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc tế

Các tìm kiếm liên quan đến quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế, chủ thể của tư pháp quốc tế, trình bày các chủ thể của tư pháp quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế, luật tư pháp quốc tế 2015, vai trò của tư pháp quốc tế trong hội nhập quốc tế, tư cách pháp nhân trong tư pháp quốc tế, ngành luật tư pháp quốc tế là gì, so sánh xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền

5/5 - (17775 bình chọn)
  • Chủ thể
  • Quốc gia
  • Tư pháp quốc tế

Bài viết liên quan

  • Quốc gia là chủ thể đầu tiên, chủ thể cơ bản và chủ yếu luật quốc tế?Quốc gia là chủ thể đầu tiên, chủ thể cơ bản và chủ yếu luật quốc tế?
  • Vai trò của tư pháp quốc tế trong việc phát triển các quan hệ kinh tế & văn hóa với nước ngoàiVai trò của tư pháp quốc tế trong việc phát triển các quan hệ kinh tế & văn hóa với nước ngoài
  • Mối quan hệ giữa tư pháp quốc tế với các ngành luật khácMối quan hệ giữa tư pháp quốc tế với các ngành luật khác
  • Sự giống và khác nhau giữa tư pháp quốc tế và công pháp quốc tếSự giống và khác nhau giữa tư pháp quốc tế và công pháp quốc tế
  • Giáo trình Tư pháp quốc tế – Đại học Luật Hà NộiGiáo trình Tư pháp quốc tế – Đại học Luật Hà Nội
  • Câu hỏi ôn tập môn Tư pháp quốc tếCâu hỏi ôn tập môn Tư pháp quốc tế
  • Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế (có đáp án)Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế (có đáp án)
  • Phân tích chủ thể của tội phạm trong Bộ luật Hình sự 2015Phân tích chủ thể của tội phạm trong Bộ luật Hình sự 2015

Từ khóa » Chủ Thể Của Luật Quốc Gia Là Gì