Quyền Năng Chủ Thể Luật Quốc Tế Của Quốc Gia được Thể Hiện Như ...

Quốc gia được đánh giá là chủ thể cơ bản của Luật quốc tế với những đặc trưng riêng. Các quốc gia khi tham gia quan hệ quốc tế sẽ được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật quốc tế riêng biệt thông qua việc ký kết các Điều ước quốc tế, các Công ước,…. Dưới góc độ pháp luật quốc tế, quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền năng đầy đủ khi tham gia quan hệ quốc tế. Vậy, quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia được thể hiện như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Công ước viên 1969

Quốc gia là gì?

Quốc gia (nation) là một khái niệm địa lý và chính trị; trừu tượng về tinh thần; tình cảm và pháp lý; để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền; một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó. Họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc, và những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cùng chịu sự chi phối của chính quyền. Họ cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng như hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền.

Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia là gì?

Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia có thể hiểu là các quyền tự nhiên của một quốc gia với vai trò là một chủ thể trong quan hệ pháp luật quốc tế. Quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia đã có ngay từ khi có tồn tại quốc gia với hội tụ đầy đủ những khả năng của nó mà không hề phụ thuộc vào sự công nhận của bất kỳ quốc gia nào khác. Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia là tổng thể những quyền và nghĩa vụ mà quốc gia có được khi tham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế.

Quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia được thể hiện như thế nào?

Quyền quốc tế cơ bản của quốc gia

Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi

Chủ quyền là thuộc tính chính trị – pháp lý không thể tách rời của quốc gia; bao gồm hai nội dung chủ yếu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình nghĩa là quốc gia có toàn quyền quyết định các vấn đề trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Chủ quyền là thuộc tính tự nhiên vốn có của bất kỳ quốc gia nào; có thể trong những trường hợp nhất định chủ quyền có thể bị hạn chế; nhưng đã là quốc gia thì luôn có chủ quyền với đầy đủ những yếu tố nêu trên mà các chủ thể khác của luật quốc tế không có đầy đủ được như quốc gia

Và quyền độc lập trong các quan hệ quốc tế: quốc gia hoàn toàn độc lập; không phụ thuộc vào ý chí của quốc gia; chủ thể khác của luật quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề đối ngoại của mình. Trên cơ sở lợi ích của quốc gia; quốc gia có quyền tự do lựa chọ chọn việc tham gia hay không tham gia vào các tổ chức quốc tế; thiết lập quan hệ với các quốc gia khác; ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương.

Quyền được tự vệ cá nhân hoặc tự vệ tập thể

Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc chỉ cho phép thực hiện quyền tự vệ cho đến khi Hội đồng Bảo an thực hiện các biện pháp cần thiết cho các quốc gia thành viên. Ở đó, ngoài quyền tự vệ cá nhân của một quốc gia, các quốc gia khác có liên quan chặt chẽ với quốc gia đó cũng thừa nhận quyền tự vệ tập thể để cùng nhau thực hiện hành động tự vệ.

Quyền được tồn tại trong hòa bình và độc lập

Minh chứng cho quyền năng này chính là sự ra đời của nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Tại khoản 3 điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc đã ghi nhận hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là nguyên tắc bắt buộc chung đối với các thành viên của cộng đồng quốc tế. Do đó, tất cả các nước thành viên của Liên hợp quốc, khi gỉai quyết tránh chấp quốc tế, phải dùng biện pháp hoà bình. Điều này cho thấy quốc gia có quyền được tồn tại trong hoà bình.

Bên cạnh đó là quyền tồn tại trong độc lập. Theo khoản 7 điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc “Tổ chức Liên hợp quốc không có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia nào” Nghĩa vụ này cũng đặt ra cho tất cả các thành viên của cộn đồng quốc tế.

Ngoài ra, quyền được độc lập của quốc gia còn được quy định trong các văn kiện khác như: Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954; Hiệp định Paris năm 1975; Tuyên bố của Liên hợp quốc về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa năm 1960; Định ước Henxinki năm 1975,… Từ những quy định của các văn kiện pháp lý quốc tế cho thấy quyền độc lập của quốc gia luôn được bảo vệ trong hệ thống luật quốc tế.

Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế

Quy phạm luật quốc tế là quy tắc xử sự chung; được tạo bởi các chủ thể của luật quốc tế và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền hay nghĩa vụ; trách nhiệm pháp lý quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế. Việc hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế không nhằm tạo ra ý chí tối cao; duy nhất mà là sự tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên các nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc Pacta sunt servanda.

Trước khi bắt đầu các bước ký kết điều ước quốc tế, có hai vấn đề quan trọng được Công ước Viên năm 1969 quy định. Một là vấn đề quyền năng ký kết điều ước quốc tế (Capacity of a State to conclude treaties) ở Điều 6. Hai là vấn đề thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế của người đại diện quốc gia quy định ở Điều 7 về Ủy nhiệm thư (Full power).

Quyền được trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế phổ biến.

Các quốc gia có quyền tham gia các tổ chức quốc tế như WTO; WHO; ICAO; FAO,… Trên trên cơ sở ký kết các điều ước quốc tế. Ngược lại, quốc gia cũng có quyền rút khỏi các tổ chức quốc tế; hay nói cách khác là chấm dứt tư cách thành viên. Rút khỏi các tổ chức quốc tế là quyền của các thành viên trên cơ sở chủ quyền quốc gia. Hệ quả pháp lý của hành vi này không bị ràng buộc bới các quyền và nghĩa vụ thành viên tổ chức.

Ngoài các quyền trên đây, các quốc gia khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế có thể tự hạn chế những quyền của mình trong những lĩnh vực và phạm vi nhất định; không trái với các quy ước quốc tế. Ví dụ: Thụy Sỹ tự hạn chế quyền và nghĩa vụ của mình khi tuyên bố theo đuổi con đường trung lập.

Tuy nhiên, những việc làm này không nhằm mục đích đưa đến một kết quả là quốc gia tự hạn chế hay mở rộng hơn chủ quyền đã được quy định trong quy chế pháp lý của quốc gia; mà quốc gia đang thực hiện chủ quyền về đối ngoại của mình xuất phát từ ý chí tự nguyện của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia

Tương ứng với các quyền cơ bản nêu trên, quốc gia có các nghĩa vụ quốc tế cơ bản sau:

  • Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia;
  • Tôn trọng sự bất khả xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia khác;
  • Không áp dụng vũ lực và đe dọa bằng vũ lực;
  • Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
  • Hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế;
  • Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế;
  • Tôn trọng những quy phạm Jus cogens và những cam kết quốc tế;
  • Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình.
  • Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia; Tôn trọng sự bất khả xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia khác; Không áp dụng vũ lực và đe dọa bằng vũ lực; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế;Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế;Tôn trọng những quy phạm Jus cogens và những cam kết quốc tế; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình.

Quyền năng chủ thể của quốc gia được Luật quốc tế bảo hộ dựa trên cơ sở pháp lý

Trong điều kiện thế giới đầy biến động, sự tùy thuộc lẫn nhau sẽ ngày càng gia tăng thì quan điểm tuyệt đối hóa về chủ quyền, về công việc nội bộ, những quan ngại về sự lệ thuộc… cần được tính toán cân nhắc hợp lý. Phụ thuộc vào lợi ích mà các quốc gia trên cơ sở tự nguyện sẽ quyết định tham gia các liên kết quốc tế ở những cấp độ khác nhau nhằm hợp tác về chính trị, kinh tế, giải quyết tranh chấp phát sinh… Cùng với các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế; luật lệ của những liên kết này sẽ góp phần quan trọng đảm bảo lợi ích hợp pháp của các quốc gia.

Giải quyết vấn đề

Quốc gia là chủ thể đầu tiên; chủ thể trước hết xây dựng pháp luật quốc tế. Quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Đó là minh chứng cho việc quốc gia là chủ thể cơ bản của luật quốc tế.

Mời bạn đọc xem thêm:

  • Cách xác định đường cơ sở của Việt Nam theo Công ước Luật biển năm 1982
  • Những rủi ro pháp lý trong vận chuyển hàng hải quốc tế?
  • Các quy tắc đạo đức trọng tài viên của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia được thể hiện như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Quyền của quốc gia trên lãnh thổ bao gồm?

Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, quyền quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của quốc gia; quyền đối với mọi công dân, tổ chức và đối với chính lãnh thổ quốc gia cũng như toàn bộ tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ mà các quốc gia, chủ thể khác của Luật quốc tế không có quyền can thiệp.

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP; thì hợp pháp hoá lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu; chữ ký; chức danh trên giấy tờ; tài liệu của nước ngoài; để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Lãnh sự quán là gì?

Lãnh Sự Quán là cơ quan ngoại giao của một nước được đặt ở thành phố của một nước khác; phụ trách một vùng nào đó. Đây là nơi làm việc của Tổng Lãnh sự và các nhân viên ngoại giao. Cơ quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán, do các yếu tố khác như khối lượng công việc, yếu tố địa lý…

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Chủ Thể Của Luật Quốc Gia Là Gì