Quốc Mẫu Tây Thiên | Tạp Chí điện Tử Thế Giới Di Sản
Tam Đảo có ba ngọn núi cao chót vót nổi lên, mạch núi dài án ngữ một vùng Đông Bắc kinh đô nước Văn Lang. Trong thế đối xứng thì Tam Đảo nằm ở vị trí Tả thanh long thuộc cung tiên rồng xanh (ở bên trái) cùng với núi Tản Viên thuộc Hữu bạch hổ (ở bên phải) thuộc cung tiên bạch hổ, tất cả đều cùng chầu về núi Nghĩa Lĩnh ngọn núi tổ của các Vua Hùng.
Tam Đảo không cách quá xa Kinh thành Thăng Long. Với vị trí linh thiêng nên các vương triều phong kiến xưa đã chọn núi Tam Đảo làm nơi tế tự thần linh núi sông, nhờ đó mà vị sơn thần núi Tam Đảo được tôn vinh là Tam đảo sơn trụ Quốc mẫu tối linh đại vương.
Tam Đảo có núi cao, suối sâu, rừng rậm, mạch núi liên hoành. Với cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp, phù hợp với cảnh tu hành. Vì vậy, đây từng là nơi hưng thịnh của Phật pháp, tạo nên sự đối xứng tồn tại giữa hai loại hình thờ Phật và Mẫu.
Tam Đảo ở vào điểm giáp ranh giữa miền núi và đồng bằng, thuộc không gian đồi rừng. Đây là điểm dừng chân tập kết của các cư dân miền ngược trên con đường tiến xuống khai phá đồng bằng. Truyền thuyết dân gian và các tư liệu điều tra dân tộc học và văn hoá học cho thấy từ xa xưa vùng đất này đã từng có mặt nhiều lớp cư dân thuộc các tộc người khác nhau.
Đền Quốc mẫu Tây Thiên (Ảnh: TL)
Về cơ bản thì những đặc điểm nói trên đã tạo nên một vùng đất Tam Đảo có sự giao thoa, hội nhập của nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng. Đó là sự tích hợp của tín ngưỡng dân gian bản địa như tục thờ thần cây, thần đá, sau chuyển thành tục thờ thần núi (sơn thần) cùng các yếu tố du nhập như Phật, Nho, Đạo giáo dân gian và gần đây là đạo Tam phủ, Tứ phủ, biểu hiện rõ nét qua tục thờ Quốc mẫu Tây Thiên.
Bóc tách các lớp truyền thuyết dân gian ở địa phương và căn cứ vào các bản Phả lục Hùng Vương, các cứ liệu dân tộc học, văn hoá học tại các di tích thờ tự..., bước đầu chúng tôi đoán định các lớp tôn giáo tín ngưỡng tham gia vào sự hình thành tục thờ Quốc Mẫu Tây Thiên như sau:
1. Lớp tín ngưỡng thờ thần cây, thần đá của người thiểu số ven chân núi: Dấu vết còn lại của tín ngưỡng này là tục thờ cây, thờ khu rừng cấm nay được lồng ghép với tục thờ Sơn thần ở đền Thỏng, đền Ngò. Có thể thấy truyền thuyết Vua Hùng Vương thứ 7 (Hùng Chiêu vương) kết hôn với người tiên ở núi Tam Đảo là ở giai đoạn này mà câu chuyện vê cuộc hôn nhân giữa vua và tiên chỉ là biểu tượng hoá sự thu nhận văn hoá của một bộ tộc khác vào Nhà nước Văn Lang. Đó là bộ tộc thuộc mẫu hệ, có vu thuật bản địa (tiên trên núi), làm lúa nương, thờ cây và rừng cấm, gần gũi với tín ngưỡng của người Thái ở Tây Bắc ngày nay.
Du khách thắp hương khấn Quốc mẫu Tây Thiên (Ảnh: TL)
2. Lớp tín ngưỡng thờ thần làng gắn với truyền thuyết nữ thủ lĩnh của địa phương giúp Vua Hùng đánh giặc Thục: Đền Ngò (tức đền Tụ Nghĩa) ở làng Sơn Đình được coi là điểm tập kết luyện binh của Mẫu, từ lâu đã là nơi thờ phụng chung của các thôn Sơn Đình, Đồng Lính, Ấp Đồn. Lớp tín ngưỡng này đã kết tập tục thờ cây, thờ rừng (người Thái cổ) với thờ tục thờ thần làng của người Việt - Mường. Tương truyền ngôi đền Thỏng lúc ban đầu chỉ là ngôi miếu cửa rừng.
3. Lớp tín ngưỡng du nhập các ông thầy phù thủy mà dấu vết còn lưu lại khá rõ ở bài trí đền Thỏng: thờ sư tử hai bên, bát hương công đồng ở giữa, ngũ hổ hạ ban, sơn thần cạnh gốc cây sau đền... Dự đoán đây là dạng điện thần của các ông thầy phù thuỷ (đạo công) người Nùng họ Lăng đến từ bên kia biên giới, sau Mường hoá. Dòng họ Lăng vốn là dòng họ phổ biến ở khu vực này khoảng trước thế kỷ 17, 18 mà tấm bia công đức ở đền Ngò năm Chính Hoà thứ 22 (1701) Triều Lê là một minh chứng.
4. Thờ Mẫu với tư cách là Thành hoàng của người Sán Dìu (tập trung ở thôn Đông Lộ) khoảng sau thế kỷ 18 với hệ thống nghi lễ nông nghiệp. Đây là giai đoạn Mẫu được tôn xưng là Quốc mẫu Tây Thiên với công lao âm phù đánh giặc.
Cận cảnh bàn thờ Quốc mẫu Tây Thiên (Ảnh: TL)
5. Thờ Mẫu với tư cách là Chúa thượng ngàn trong điện thờ Tứ phủ của người Kinh: Lớp tín ngưỡng này xuất hiện ở Tây Thiên đợt 1 là khoảng nửa cuối thế kỷ 19, đợt 2 rầm rộ hơn vào cuối thế kỷ 20 kéo dài đến ngày nay. Theo quan niệm của các ông/ bà đồng ở Lạng Sơn thì Quốc mẫu Tây Thiên là Chúa đệ Nhất thượng ngàn, được phối thờ ở cung sơn trang trong điện thần Tứ phủ cùng các Chúa đệ Nhị (Nguyệt Hồ), Chúa đệ Tam (Thác Bờ) và Chúa Ngũ Phương.
Như vậy, sự giao thoa, kết tập nhiều lớp tín ngưỡng đã tạo nên đặc điểm tục thờ Quốc mẫu Tây Thiên với những nét cơ bản: Vị thần núi tổ với tư cách là dòng tiên bản địa + vị thủ lĩnh có vai trò giúp vua đánh giặc + vị Quốc mẫu có công âm phù đánh giặc và cuối cùng là ngôi vị Chúa đệ Nhất thượng ngàn chủ về phúc lộc thọ.
Với đặc điểm như vậy, có thể coi Tây Thiên là một trong những cái nôi của sự hình thành biến đổi tục thờ Mẫu ở miền Thượng.
PGS.TS Nguyễn Thị Yên
Từ khóa » Tiệc Mẫu Tây Thiên
-
Tiệc Chúa Bà Đệ Nhất Tây Thiên (10/5 AL) - Chốn Thiêng
-
Chúa Bà Đệ Nhất Tây Thiên (Tây Thiên Quốc Mẫu) - Chốn Thiêng
-
Kỳ Bí Cụm đền Thờ Quốc Mẫu Tây Thiên - Phóng Sự
-
Đền Quốc Mẫu Tây Thiên - Home | Facebook
-
Sự Tích Chúa Đệ Nhất Tây Thiên Và đền Thờ Chúa
-
Đền Thờ Quốc Mẫu Tây Thiên Có Gì? Xem Nơi Hội Tụ Khí Thiêng
-
Lễ Hội Tây Thiên Tam Đảo: Về Với Quốc Mẫu để được Che Chở Và ...
-
Chúa Đệ Nhất Tây Thiên - Thần Thoại Việt Nam
-
Chúa Đệ Nhất Tây Thiên Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ - Tử Vi Cải Mệnh
-
Dâng Hương Quốc Mẫu Tây Thiên Tại Lễ Hội Tây Thiên 2022
-
SỰ TÍCH CHÚA BÀ TÂY THIÊN - MÙA HOA BÁCH HỢP
-
Quốc Mẫu Tây Thiên Trong Đạo Mẫu - Giang Anh
-
CÁC NGÀY TIỆC - ĐẠO MẪU VIỆT NAM