Sự Tích Chúa Đệ Nhất Tây Thiên Và đền Thờ Chúa

Chúa Đệ Nhất Tây Thiên là chúa bà đứng đầu trong Tam vị Chúa Mường được nhân dân tôn kính gọi là Chúa Thượng, chúa bà giáng sinh cứu độ dưới thời Hùng Vương. Trong bài viết này, ban biên tâm tổng hợp các thông tin về sự tích, đền thờ và bản văn về Chúa Đệ Nhất Tây Thiên gửi tới bạn đọc để hiểu thêm về vị chúa bà linh thiêng này.

Thỉnh mời Quốc Mẫu Tiên Nương Hoàng phi đệ thất Hùng Vương trị vì Cổ triều Đinh, Lý, Trần, Lê Sắc phong thượng đẳng hiệu đề tối linh Tây Thiên, Tam Đảo địa linh Thạch Bàn, Chúa ngự cảnh thanh nhiệm mầu

chúa đệ nhất tây thiên

Chúa Đệ Nhất Tây Thiên là ai ?

Chúa Đệ Nhất Tây Thiên còn được gọi là Quốc Mẫu Tây Thiên, là chúa bà đứng đầu trong Tam Vị Chúa Mường, chúa bà mặc dù không thuộc hàng Tứ phủ nhưng được nhân dân tôn kính phối thờ trong hệ thống thần linh Tứ phủ. Chúa bà là một trong các vị chúa bói vô cùng linh thiêng, ban lộc bói toán và cúng lễ.

Sự tích Chúa Đệ Nhất Tây Thiên

Kể về sự tích Chúa Đệ Nhất Tây Thiên, trong nhân gian vẫn còn lưu truyền câu truyện kể rằng vào đời Hùng Chiêu Vương ở đạo Sơn Tây có một ông hào trưởng họ Linh (hoặc Lăng) là người đức độ, phu nhân của ông là bà Đào Thị Liễu đã tứ tuần mà chưa có con, chồng bà lo âu chẳng có người nối dõi. Một đêm thanh tĩnh bà nằm mộng thấy mình lên núi Tam Đảo chiêm bái thánh thần, quanh bà hiện ra mây lành năm sắc có các tiên cô ca hát rộn ràng, múa điệu Nghê Thường. Ít lâu sau đó bà cấn động bào thai, tận mười bốn tháng mới hạ sinh cô con gái hảo tướng vô cùng. Nàng tên Linh Thị Tiêu, là tiểu thư khuê cát nên được cha cho học kinh thư, văn phú thông tường, cầm kỳ thi hoạ hơn người, lớn lên lại có tài nắm bắt binh cơ, võ nghệ xuất chúng.

Duyên tiền định, Hùng Chiêu Vương gặp được nàng trên núi Tam Đảo, mới gặp đã chớm nở tình duyên. Nàng được Vua đưa về sắc phong làm chính phi. Uyên ương mặn nồng không bao lâu, ác tặc quấy nhiễu bờ cõi, vua Hùng rao tin tìm hiền tài giúp nước. Vị cung phi họ Linh cũng thân chinh về quê nhà chiêu binh hợp mã, nàng cởi phụng bào, khoác giáp tướng xông pha trận mạc. Tài thao lược xuất chúng, lại được tiên thánh các phương phù trợ nên nàng lập đại thắng, Vua ban phong là Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương. Từ đó mà Hùng Chiêu Vương càng thiết tha yêu người con gái vừa kiều diễm lại tài ba ấy, muốn được bên nàng trọn đời trọn kiếp. Nhưng Thiên ý không thuận lòng người, một ngày kia bên cung của Thị Tiêu chợt có ngũ sắc tường vân lượn quanh, nàng biết mình đã hoàn thành sứ mệnh nay phải trở lại Thiên Cung. Nàng bước vào áng mây rồi về Trời, mối tình giữa người và tiên cũng kết thúc. Vua lại phong là Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương Đệ Nhất Thượng Đẳng Phúc Thần. Muôn dân suy tôn là Chúa Mường Đệ Nhất ngự trên sơn trang.

Sự tích Chúa Đệ Nhất Tây Thiên ghi chép tại đền Tây Thiên

Thời Vua Hùng trị vì quốc gia, tại Đông Lộ Có một trưởng ông họ Lăng tuổi gần 40 và trưởng bà họ Đào tuổi hơn 40 mà không có con. Trong một ngày ông bà nằm mộng được đi du ngoạn Tam Đảo, đến chùa Tây Thiên hành hương cầu con. Đến khoảng ngoài canh ba, bà Đào chợt thấy có mây ngũ sắc trong trong chùa hiện lên rồi thấy 7, 8 người đều mặc mũ áo đẹp đẽ. Người thì ca hát, người thì nhảy múa, người thì gảy đàn, ngâm thơ. Bà tỉnh lại thì biết đây là mộng lành. Y như rằng bà có thai nhưng phải tới 14 tháng sau bà mới hạ sinh. Một bé gái đã ra đời vào ngày mùng 10 tháng 5, năm Giáp Thân và đặt tên là Tiêu. Cô bé lớn lên xinh đẹp, mặt mày sáng sủa, tính lại nết na, thùy mị. Tuổi 5, 6 mà đã hiểu âm, biết luật. Năm 11 – 12 tuổi đã biết võ nghệ, binh thư. Đến 20 tuổi đã là một nữ anh hùng, hào kiệt. Thực là bậc quần thao hào kiệt bậc nhất.

Thời bấy giờ, giặc phương Bắc xâm lăng. Dân tình hoang mang, hoảng sợ. Vua Hùng ngay lập tức sai người đi loan báo khắp nơi nhằm tìm người tài giúp vua đánh giặc. Khi nghe thấy tin cầu, nàng đã đứng ra phân bổ, kêu gọi các tràng trai khỏe mạnh, đủ sức đánh giặc trong vùng. Tất cả được 3000 người tướng sỹ về tại Phong Châu, Việt Trì yết kiến Hùng Vương. Hùng Vương thấy nàng là một vị anh hùng hào kiệt tài năng liền giao cho chỉ huy 10 vạn tinh binh và 3000 kỵ binh đi đánh giặc. Quân giặc đại bại, nàng cùng các binh sĩ khải hoàn về kinh. Nhà vua vô cùng vui mừng liền phong thưởng nàng là “Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương”. Một ngày đẹp trời, bỗng có đám mây ngũ sắc hạ xuống đền Tây Thiên, sứ giả xuất hiện và rước nàng về trời. Ngày đó đúng vào ngày 15/2. Người dân thấy sự việc này bèn tâu vua, Vua Hùng Vương liền truyền lệnh phong nàng là “Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu Đại vương đệ nhất thượng đẳng thần”.

Hầu giá Chúa Đệ Nhất Tây Thiên

Chúa Đệ Nhất Tây Thiên khi giá lâm ngự đồng thường mặc gấm màu áo đỏ, đội khăn choàng phủ đầu màu đỏ với hoa văn thêu phượng tinh tế, sau khi thực hiện lễ múa quạt khai quang, chúa chứng toà bói và ban lộc, nức tiếng anh linh. Thông thường, trong các dịp lễ khai đàn mở phủ người ta thường có dâng đàn thỉnh chúa về chứng tòa Đệ Nhất màu đỏ.

chúa đệ nhất tây thiên

Hành hương đền thờ Chúa Đệ Nhất Tây Thiên

Hiện nay có hơn 50 điểm di tích được ghi nhận đang thờ Chúa Đệ Nhất Tây Thiên, trong đó đền Thượng Tây Thiên là được nhiều nhân dân sùng kính, đây là một trong những điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách trên khắp cả nước đặc biệt trong mùa lễ hội chính của đền. Bởi đền Thượng đã có từ rất lâu đời. Đền được coi là nơi ở của Mẫu Tây Thiên và là nơi thờ chính của chúa với thần hiệu “Tam Đảo sơn Trụ Quốc Mẫu”. Đền Thượng được xây dựng trên núi Thạch Bàn, dãy Tam Đảo, thuộc xã Đại Đình, Tam Đảm, Vĩnh Phúc.

đền chúa đệ nhất tây thiên

Bản văn Chúa Đệ Nhất Tây Thiên

>>> Xem chi tiết: Bản văn Chúa Đệ Nhất Tây thiên

Khánh tiệc Chúa Đệ Nhất Tây Thiên

Ngày 10/5 âm lịch hàng năm nhân dân cung nghinh khánh tiệc Chúa Đệ Nhất Tây Thiên. Lễ hội Chúa Đệ Nhất Tây Thiên được tổ chức vào dịp này. Theo tương truyền đây là ngày chúa giáng hạ trần phàm. Do đó, ngày này người dân thường rước kiệu và làm lễ khấn chúa bà vô cùng long trọng.

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube

Từ khóa » Tiệc Mẫu Tây Thiên