Quốc Tế Ca – Tiếng Kèn Xung Trận Của Giai Cấp Vô Sản
Có thể bạn quan tâm
Quốc tế ca Tiếng kèn xung trận của giai cấp vô sản
.
Trong những dịp sinh hoạt long trọng của Đảng và các tổ chức đoàn thể chính trị, cùng với Quốc ca (Tiến quân ca) là bài Quốc tế ca được cất lên với những giai điệu hào hùng Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian; Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn; Sục sôi nhiệt huyết trong tâm đầy chứa rồi; Quyết phen này sống chết mà thôi"; Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành"... Tuy nhiên ít ai biết đến nguồn gốc ra đời của bài ca bất hủ này.
Trên thế giới, theo Wikipedia, Quốc tế ca (nguyên bản tiếng Pháp: LInternationale) là bài hát được nhiều người hát nhất, được dịch ra hơn 80 ngôn ngữ. Nguồn gốc ra đời của bài hát là từ Công xã Paris (1871).
Trở lại dòng lịch sử đấu tranh giai cấp của nhân loại, năm 1848, tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của hai lãnh tụ thiên tài của cách mạng vô sản thế giới là C.Mác và Ăngghen ra đời với lời hiệu triệu: Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại. Kể từ đó, phong trào cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ mà trung tâm là một số nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức , được đánh dấu bằng sự ra đời của Hội Liên hiệp Lao động Quốc tế (Quốc tế I) năm 1864 tại London (Anh) do C.Mác và Ăngghen sáng lập. Chỉ vài năm sau đó, với sự kiện vĩ đại mà bi tráng - Công xã Pari (1871), nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới ra đời - sự thể nghiệm lịch sử đầu tiên về giá trị và ý nghĩa của Tuyên ngôn.
Tuy nhiên Chính phủ tư sản Pháp đã dìm cuộc khởi nghĩa của thợ thuyền Paris trong biển máu, kết thúc 2 tháng tồn tại của nhà nước vô sản đầu tiên. Cuộc đấu tranh của các chiến sỹ công xã là nguồn cảm hứng để nhà thơ, ca sĩ công nhân ở Paris, Ủy viên Hội đồng công xã Ơ-gien Pôt-chi-ê (Eugène Pottier, 1816-1887) sáng tác bài thơ kêu gọi sự thống nhất lực lượng vô sản của tất cả các nước, lấy đầu đề Quốc tế (LInternationale cách gọi tắt tên tổ chức Hội Liên hiệp Lao động Quốc tế - tức Quốc tế I). Ơ-gien Pôt-chi-ê may mắn sống sót khỏi cuộc tàn sát của chính quyền tư sản Pháp trả thù Công xã Paris và trốn sang Mỹ; bị Chính phủ Pháp kết án tử hình vắng mặt. Năm 1888, một nhạc sỹ công nhân là Pi-e Đơ-gây-te (Pierre Degeyter, 18481932) đã phổ nhạc bài thơ thành bài "Quốc tế ca". Năm 1894, bài Quốc tế ca được in cả bản nhạc và lời ca tại thành phố Lilơ (Pháp), cả người sáng tác nhạc lẫn chủ nhà in bị lùng bắt. Năm 1899, đại hội đầu tiên thống nhất các tổ chức của Đảng xã hội Pháp đã lấy Quốc tế ca làm đảng ca chính thức.
Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, bài hát được dịch ra tiếng Nga và được chọn làm quốc ca của Liên Xô.Năm 1919, Quốc tế III (Quốc tế cộng sản) thành lập, bài Quốc tế ca được hát lên trong các hội nghị của Quốc tế cộng sản. Năm 1920, Đảng cộng sản Pháp thành lập, Pi-e Đơ-gây-te trở thành đảng viên Đảng cộng sản Pháp và Quốc tế ca trở thành đảng ca. Năm 1928, Pi-e Đơ-gây-te được mời sang Liên Xô tham dự hội nghị Quốc tế cộng sản lần thứ 6, đã đứng trên lễ đài của Quảng trường Đỏ và được quần chúng tham gia diễu hành chào mừng nồng nhiệt. Đến năm 1944, Liên Xô có quốc ca mới thì Quốc tế ca được chọn làm đảng ca của Đảng cộng sản Liên Xô. Như vậy, Quốc tế ca từ bài ca chiến đấu của phong trào công nhân Pháp đã lan rộng sang các nước khác và trở thành bài ca chính thức của giai cấp vô sản toàn thế giới, là tiếng kèn xung trận tuyên chiến với giai cấp tư sản.
Với cách mạng vô sản ở Việt Nam, Quốc tế ca đã được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Bác Hồ, sau khi thành lập tổ chức cách mạng đầu tiên - Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam - dịch ra tiếng Việt theo thể lục bát đăng trên tờ báo Thanh niên:
Hỡi ai nô lệ trên đời / Hỡi ai cực khổ đồng thời đứng lên!/ Bất bình này chịu sao yên/ Phá cho tan nát một phen cho rồi!...
Những chiến sỹ cách mạng luôn luôn cất cao tiếng hát chân lý ấy trong những giờ phút thử thách ác liệt nhất, nêu khí tiết của người cộng sản dù là ở xà lim án chém vẫn giữ trọn lời thề suốt đời vì Tổ quốc và lý tưởng cộng sản. Hình ảnh mãi ghi vào lịch sử giải phóng dân tộc là Nguyễn Thị Minh Khai, người nữ đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, năm 1940 bước lên máy chém của giặc Pháp với tiếng hát Quốc tế ca bất hủ, để lại giữa lòng thương tiếc của toàn dân một sự cảm phục sâu sắc và một lòng căm thù sục sôi đối với thực dân đế quốc xâm lược.
Từ khóa » Tiếng Kèn Xung Trận
-
Tiếng Kèn Xung Trận Của Non Sông - BaoHaiDuong - Báo Hải Dương
-
Tiếng Kèn Xung Trận Của Tiểu đoàn Tây Đô - Báo Quân đội Nhân Dân
-
Tiếng Kèn Xung Trận - Sự Kiện Nhân Chứng
-
Hồi Kèn Xung Trận - Hànộimới
-
Như Tiếng Kèn Xung Trận
-
Tiếng Kèn Xung Trận đuổi Bọn VNCH - YouTube
-
TIẾNG KÈN XUNG TRẬN CỦA TIỂU ĐOÀN TÂY...
-
Huy Thục: Tiếng Kèn Xuất Trận
-
Tiếng Kèn Xung Trận Của Giai Cấp Vô Sản - Ngày Này Năm Xưa
-
Tiếng Kèn đồng Xung Trận Huỳnh Hữu Lộng - Dân Việt
-
Tiếng Kèn Chiến | Hiệu ứng Âm Thanh MP3 Tải Xuống Miễn Phí
-
Tiếng Kèn Xung Trận Bằng Tiếng Anh - Glosbe
-
Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến – Tiếng Kèn Xung Trận Và Niềm Tin ...