Quốc Thụ Của Nga Là Cây Gì Các Bạn Nhỉ?????^^ БЕРЕЗА
Có thể bạn quan tâm
Quốc thụ của Nga là cây gì các bạn nhỉ?????^^ БЕРЕЗА -Символ народа России Bạn thử hỏi bất kỳ người Nga nào xem loài cây nào ở nước Nga được các nhà thơ dành cho nhiều thơ nhất, còn dân chúng thì dành cho nhiều bài ca nhất? Loài cây nào có thể không ngần ngại gọi là biểu tượng của nước Nga? Hầu như câu trả lời thống nhất – đó là cây bạch dương! Đối với người Nga không có loài cây nào đáng yêu và thân thiết hơn nó. Có lẽ không phải vì bạch dương mọc khắp nơi trên đất Nga, từ vùng Bắc cực đến tận biên giới phía Nam. Hay có lẽ vì bạch dương đem đến cho chúng ta cảm giác hòa nhịp với tâm hồn Nga hào phóng và vị tha?
[lightbox full=”https://plus.google.com/u/0/” title=”rừng bạch dương”][/lightbox] Bạch dương – loài cây đỏm đáng, vui tươi. Tên của nó xuất xứ từ tiếng Slavơ cổ «brezen» có nghĩa là “tháng tư”. Còn từ berza trong tiếng Slavơ trên cơ sở gốc Ấn – Âu có nghĩa là “cái gì đó lấp lánh, trắng sáng”. Về nguồn gốc, từ “bạch dương” phát âm gần giống nhau trong tiếng Phổ, tiếng Lithuania, tiếng Ấn. Trong tiếng Ukraina, tháng ba gọi là «Berezen», liên quan đến khởi đầu dòng nhựa chảy trong thân cây bạch dương.
Tổ tiên của người Nga thì gọi nó một cách trìu mến là cây «vui tươi». Trong các nghi lễ đa thần giáo xa xưa, bạch dương là cây “tháng năm” – cây của lễ hội, liên quan đến lễ Thánh đản mùa xuân. Trong lễ hội mùa xuân này, lễ hội cầu chúc cho sự màu mỡ, phì nhiêu và vụ mùa sắp đến, người ta trang hoàng cho bạch dương bằng những dải ru-băng nhiều màu sắc, các cô gái tóc thắt bím thật đẹp nhảy múa chung quanh. Ngày nay tập tục này hòa nhập cùng ngày lễ Thiên Chúa Ba Ngôi thường diễn ra vào tháng 6 hàng năm (ngày thứ 50 sau ngày Lễ Phục Sinh). Ở một số làng quê, như trước kia các cô gái vẫn múa vòng trong tiếng hát dân ca «Trên cánh đồng cây bạch dương vẫn đứng, trên cánh đồng cây bạch dương lá loăn xoăn vẫn đứng…).
Ở nước Nga, từ bạch dương còn dùng để đăt tên cho các cửa hàng . Ngoài ra còn có loại quặng tên là «berezit» được cấu tạo từ thạch anh, anbit, sericit và pyrit. Sự hiện diện của berezit là dấu hiệu cho thấy có thể có mỏ quặng, trong đó có quặng vàng. Năm 1948 tại Moskva đoàn nữ văn công “Bạch Dương” được thành lập đã làm rạng danh cho đất nước qua những điệu nhảy, và đang tiếp tục đem niềm vui tới mọi người yêu mến các vũ điệu dân gian. Ở Nga còn có 2 thành phố mang tên Bạch dương (Berezovsky) – một ở vùng Sverdlovsk, một ở vùng Kemerovsk. Các dân tộc Slavơ còn có tập tục trồng cây bạch dương trên mộ các người chiến sĩ đã hy sinh, để cuộc sống của họ được tiếp tục tồn tại trong thân cây. Tiếng xào xạc rì rào của những hàng bạch dương tại các Đài Tưởng Niệm ở Volgargrad, Minsk, St. Peterburg, Moskva, Berlin, trong công viên Treptov-Berlin.
Bạch Dương đáng yêu không chỉ vì vẻ đẹp! Loài cây này còn mang trong chúng những tính chất hữu ích, trong đó có giá trị chữa bệnh. Loại cây nào trong rừng cho củi tốt nhất? Tất nhiên, đó là bạch dương! Nó dễ cháy và tỏa nhiệt cao. Còn tro củi Bạch Dương chứa đến 30 nguyên tố vi lượng, vì thế là một loại phân bón rất giá trị. Người nông dân từ xa xưa đã tích trữ thật nhiều củi bạch dương cho mùa Đông. Các chiết xuất từ lá bạch dương, tùy theo nồng độ sẽ nhuộm len, dạ, vải vóc thành các màu vàng, nâu đậm, vàng lục rất tốt. .
Gỗ bạch dương được sử dụng rộng rãi để chế tạo ván trượt tuyết, đồ gỗ gia dụng và lấy nhựa. Chổi bạch dương không thể vắng mặt trong các nhà tắm hơi kiểu Nga. Còn vỏ cây bạch dương – beresta – thì sao? Chúng đã được các nghệ nhân dùng để tạo ra các hộp nhỏ, vỏ lọ muối, giỏ xách… Trên vỏ cây bạch dương các nghệ nhân khắc những họa tiết tinh xảo tựa như đăng ten trên vải. Rất nhiều sản phẩm đẹp từ vỏ cây bạch dương có thể thấy ở Belarussia, ở Novogorodsk, ở Arkhagelsk, ở Karelia. Có nhiều sản phẩm mỹ nghệ lưu niệm từ vỏ cây bạch dương được bày bán cho khách du lịch gần bảo tàng kiến trúc gỗ của các dân tộc Slave ở Veliky Novgorod.
Thời xưa vỏ cây bạch dương còn được dùng thay cho giấy. Trên mảnh vỏ người ta dùng que nhọn bằng sừng để viết. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng trăm bức thư từ vỏ cây bạch dương trong vùng Novgorod, minh chứng cho trình độ chữ viết và văn hóa cao cách đây hơn 10 thế kỷ.
Tất cả chúng ta yêu thích loại thức uống chức năng – nước bạch dương. Vào tháng ba, khi dòng nhựa bạch dương bắt đầu lưu chuyển trong thân cây, những người yêu thích loại thức uống này lại tiến vào các cánh rừng bạch dương. Một cây bạch dương trưởng thành có thể cho đến 150 lít nước bạch dương.
Bạch dương – một loài cây thuốc của nước Nga. Có hàng chục căn bệnh khác nhau có thể chữa khỏi nhờ cây bạch dương. .
Nhưng đặc biệt giá trị nhất là loài nấm “tsaga” (Inonotus obliquus). Nấm có thể thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa thu và mùa xuân, chỉ trên thân những cây bạch dương còn sống tốt chứ không được thu hoạch trên những thân cây bị khô, héo. Chế phẩm từ loại nấm «чага» này làm chậm sự phát triển các loại khối u khác nhau, cả u lành tính và u ác tính. Bạch dương được coi là quốc thụ của Nga, nó được sùng bái như là một nữ thần trong tuần lễ xanh vào đầu tháng sáu. Người ta gọi nước Nga là xứ sở của bạch dương là vì lý do như vậy. p/s: st
Từ khóa » Cây Bạch Dương Tiếng Nga
-
Bạch Dương Trong Tiếng Nga, Dịch, Câu Ví Dụ | Glosbe
-
Cây Bạch Dương Trong Tiếng Nga Là Gì? - Từ điển Số
-
Cây Bạch Dương - Có Phải Biểu Tượng Của Nước Nga?
-
Chi Cáng Lò – Wikipedia Tiếng Việt
-
берёза - Wiktionary Tiếng Việt
-
Xứ Sở Bạch Dương - Phần 17: Những Loài Cây Biểu Tượng
-
Nhóm Nhạc Tháng 8 - Bạch Dương Mơ Màng (Bài Hát Nga)
-
Cung Hoàng đạo Tiếng Nga Là Gì - SÀI GÒN VINA
-
Bạch Dương – Người đẹp Bừng Sáng Của Rừng Nga - Global Travel
-
Ngọc Khang - Nhựa Bạch Dương (Bản Tiếng Nga & Tiếng Việt)
-
Chiêm Ngưỡng Vẻ đẹp Của Cây Bạch Dương Khi Du Lịch Nga
-
Cây Gỗ Bạch Dương, Biểu Tượng Của Nước Nga - Đặc điểm Và ứng ...
-
Tên Gọi Các Loài Cây Trong Tiếng Nga - VocApp