Quy Chuẩn Xây Dựng – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. |
Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành. Đó là các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi hoạt động xây dựng và các giải pháp, các tiêu chuẩn xây dựng (TCXD) được sử dụng để đạt được các yêu cầu đó.
Tuy nhiên, mỗi quốc gia có quy chuẩn xây dựng khác nhau do có các quy định cho các thông số kỹ thuật ở mỗi công trình là khác nhau. Khi thiết kế công trình xây dựng tại quốc gia nào, người thiết kế đều cần phải lưu ý đến quy chuẩn xây dựng của quốc gia đó để thiết kế công trình cho phù hợp và đúng quy định. Bên cạnh quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng cũng là một vấn đề cần tham khảo trong công tác thiết kế.
Mục tiêu của quy chuẩn xây dựng
[sửa | sửa mã nguồn]- Đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh, tiện nghi cho những người làm việc và sinh sống trong khu vực hoặc trong công trình được xây dựng, cải tạo.
- Bảo vệ môi trường sống, cảnh quan và các di tích lịch sử, văn hoá
- Bảo đảm các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, phòng chống cháy nổ...
- Sử dụng hợp lý vốn đầu tư, đất đai và các tài nguyên khác.
Tại Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam hiện tại được ban hành cùng với Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Quy chuẩn xây dựng được viết tắt là QCXD.
Khi có sự khác biệt giữa QCXD và TCXD thì phải tuân theo QCXD.
Các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài có thể được áp dụng vào khảo sát, thiết kế, thi công các công trình xây dựng ở Việt Nam nếu những tiêu chuẩn này đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, quy định trong QCXD và được Bộ Xây dựng chấp thuận.
Ví dụ, một Quy định về Kiến trúc đô thị trong QCXDVN (trong trường hợp nhà có chỉ giới xây dựng trùng với đường đỏ):
- Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5 m thì mọi bộ phận nhà đều không được nhô quá đường đỏ, trừ các trường hợp sau:
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Tiêu chuẩn xây dựng hiện đại
- Tiêu chuẩn xây dựng quốc tế
- Định mức xây dựng
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Quy chuẩn XDVN
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Xây Dựng Là Gì
-
Tiêu Chuẩn Xây Dựng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiêu Chuẩn Xây Dựng - Sài Gòn Glass
-
Phân Biệt Quy Chuẩn Xây Dựng VN Và Tiêu Chuẩn VN - Fudozon
-
Tiêu Chuẩn Xây Dựng Việt Nam Mới Nhất
-
ĐHXD - Phân Biệt Tiêu Chuẩn Và Quy Chuẩn Xây Dựng - BMKTCN
-
Bài Giảng Quy Chuẩn Và Tiêu Chuẩn Xây Dựng Bộ Xây Dựng - 123doc
-
Áp Dụng Quy Chuẩn Kỹ Thuật, Tiêu Chuẩn Trong Xây Dựng
-
Quy định Xây Dựng Tiêu Chuẩn Và Quy Chuẩn Kỹ Thuật - Luật Dương Gia
-
Thông Tư 07/1999/TT-BXD - Bộ Xây Dựng
-
Quy Chuẩn Xây Dựng Việt Nam Mới Hiện Hành
-
Danh Mục Quy Chuẩn, Tiêu Chuẩn Xây Dựng Việt Nam Hiện Hành
-
Quy Chuẩn Xây Dựng Là Gì - Thả Rông
-
Tiêu Chuẩn Xây Dựng Và Những Điều Cần Biết Dành Cho Bạn Đọc
-
Tiêu Chuẩn Cơ Sở Là Gì? Hướng Dẫn Xây Dựng Chi Tiết Nhất