Quỹ đầu Tư - Trung Tâm NCKH & ĐT Chứng Khoán
Có thể bạn quan tâm
Khái niệm
Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư để đầu tư vào các chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hằng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.
Đặc điểm Quỹ đầu tư
- Nhà đầu tư không trực tiếp đầu tư vào chứng khoán mà chỉ đầu tư vào quỹ bằng cách mua cổ phần hay chửng chỉ quỹ.
- Việc đầu tư vào chứng khoán do một tổ chức được thuê hay được uỷ thác tiến hành, vì thế, quỹ đầu tư có tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động đầu tư.
- Nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi từ kết quả đầu tư của quỹ, tương ứng với số lượng cổ phần hay chứng chỉ nắm giữ. Xét về lợi suất đầu tư, tất cả những người đầu tư trong cùng một quỹ đều nhận được kết quả như nhau.
Một số loại hình Quỹ đầu tư trên thị trường
Quỹ thành viên: là quỹ đầu tư chứng khoán thành lập dưới hình thức vốn góp trong phạm vi một số lượng nhà đầu tư nhất định, chủ yếu là các pháp nhân, tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trong và ngoài nước, thực hiện trên cơ sở hợp đồng góp vốn và tuân thủ những điều lệ của quỹ. Quỹ thành viên phải do một công ty quản lý quỹ quản lý. Công ty quản lý quỹ và các thành viên góp vốn vào quỹ không được chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng, không được huy động thêm vốn cho quỹ thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Ngưỡng chấp nhận rủi ro của quỹ thành viên cao hơn nhiều so với quỹ đầu tư đại chúng, tập thể. Các hoạt động đầu tư của loại hình quỹ này có thể mang lại những khoản lợi nhuận tiềm năng rất cao cho các nhà đầu tư, tuy nhiên rủi ro cũng rất lớn.
Quỹ đại chúng: là loại hình quỹ đầu tư tập thể, được hình thành từ vốn góp chủ yếu của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Quỹ đại chúng được phép thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng. Việc thành lập và cháo bán chứng chỉ quỹ đại chúng do công ty quản lý quỹ thực hiện. Công ty quản lý quỹ huy động vốn thành lập quỹ đại chúng bằng cách lấy tổng lượng vốn dự kiến huy động chia thành các phần nhỏ bằng nhau, mỗi phần tương ứng với một đơn vị chứng chỉ quỹ và công ty sẽ bán các chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng. Người góp vốn vào quỹ đại chúng được thực hiện dưới hình thức mua chứng chỉ và hưởng lợi từ kết quả đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán tương ứng với tỷ lệ vốn góp. Quỹ đại chúng bao gồm Quỹ mở và Quỹ đóng:
- Chứng chỉ của quỹ đầu tư đóng (Quỹ đóng) chỉ được phát hành một lần, với một số lượng xác định. Sau khi phát hành lần đầu ra công chúng, quỹ không mua lại những chứng chỉ/cổ phần. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt khi đã đáp ứng một số điều kiện nhất định và được sự đồng ý của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, quỹ đóng có thể được phép phát hành bổ sung để tăng vốn. Người đầu tư muốn mua hay bán cổ phần hay chứng chỉ của quỹ sẽ tiến hành giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung, giống như một chứng khoán niêm yết.
- Chứng chỉ của quỹ đầu tư mở (Quỹ mở) được liên tục phát hành cổ phiếu hay chứng chỉ ra công chúng, số lượng cổ phần hay chứng chỉ có thể không hạn chế; và quỹ sẵn sàng mua lại cổ phiếu hay chứng chỉ đã phát hành theo giá trị tài sản ròng (NAV[1]). Cổ phiếu hay chứng chỉ của quỹ mở không giao dịch trên thị trường tập trung mà giao dịch thẳng với quỹ hoặc các đại lý được ủy quyền của quỹ. Người đầu tư có thể nhận cổ tức hoặc tái đầu tư vào Quỹ bằng cách yêu cầu được mua thêm chứng chỉ mới.
Quỹ Hoán đổi danh mục (ETF): là một dạng quỹ đầu tư theo chỉ số, với chiến lược mô phỏng biến động và kết quả của một chỉ số tham chiếu, hoặc một thị trường nhất định. Cách thức để quỹ ETF đạt được mục tiêu là đầu tư vào một danh mục gồm những chứng khoán hoặc tài sản cấu thành chỉ số đã chọn, với tỷ trọng của mỗi chứng khoán tương tự như tỷ trọng của chúng trong chỉ số tham chiếu. Về bản chất, quỹ ETF là một quỹ mở, được niêm yết, và đầu tư theo hình thức thụ động. Chứng chỉ quỹ được niêm yết và giao dịch trên Sở GDCK và thông qua các công ty môi giới chứng khoán.
Những lợi ích khi tham gia quỹ đầu tư
- Giảm thiểu rủi ro, đa dạng hóa danh mục đầu tư: thay vì đầu tư vào các chứng khoán riêng lẻ, chịu nhiều rủi ro và không chuyên nghiệp, nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro, đa dạng hóa danh mục đầu tư thông qua việc mua chứng chỉ quỹ đầu tư do công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp quản lý.
- Nhận được khoản thu nhập tương đối ổn định và thường xuyên.
- Giảm bớt chi phí quản lý, chi phí thuế: các chi phí sẽ được tối giản hơn khi nhà đầu tư không cần trực tiếp tham gia quản lý, thanh toán các chi phí phát sinh.
- Nâng cao hiệu quả đầu tư, tính minh bạch, tăng cường bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư nhỏ lẻ thông qua công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp.
- Cho phép tái đầu tư từ các thu nhập nhận được vào cổ phần hay chứng chỉ quỹ: nhà đầu tư có thể tiếp tục xoay vòng các khoản thu nhập nhận được từ quỹ để mua chứng chỉ, và gia tăng lợi ích khi đầu tư vào quỹ.
Những rủi ro khi tham gia Quỹ đầu tư
Việc nắm giữ chứng chỉ quỹ đồng nghĩa với việc đầu tư vào một “rổ” chứng khoán trên thị trường. Như vậy, nhà đầu tư có thể phải đối mặt với những rủi ro của từng loại chứng khoán trong “rổ”. Về cơ bản, chứng chỉ quỹ có những rủi ro sau:
- Rủi ro biến động giá trong danh mục đầu tư: do quỹ đầu tư nắm giữ một danh mục gồm nhiều chứng khoán/tài sản đầu tư, vì vậy sự biến động giá nói chung trên thị trường chứng khoán sẽ tác động tới danh mục đầu tư của quỹ, và trực tiếp ảnh hưởng tới lợi nhuận của quỹ.
- Rủi ro đạo đức và xung đột lợi ích trong quản lý quỹ: dù được tổ chức, quản lý bởi công ty quản lý quỹ, tuy nhiên nhà đầu tư vẫn không tránh khỏi vấn đề rủi ro khi phụ thuộc vào những quyết định đầu tư của công ty quản lý quỹ, vấn đề đạo đức trong kinh doanh, xung đột lợi ích…
- Rủi ro thanh khoản: là loại rủi ro xảy ra trong trường hợp công ty quản lý quỹ không có khả năng thanh toán, hoặc thanh toán không đúng hạn những khoản thu nhập cho nhà đầu tư.
- Rủi ro thị trường, cơ chế, chính sách: giá trị lợi nhuận, thu nhập của nhà đầu tư chứng chỉ quỹ sẽ chịu sự chi phối từ mức độ khuyến khích, ưu đãi trong những quy định, cơ chế, chính sách của cơ quan quản lý.
Giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV) được xác định bằng tổng giá trị tài sản và các khoản đầu tư do quỹ sở hữu trừ đi các nghĩa vụ nợ có liên quan (bao gồm phí quản lý, phí giám sát, phí lưu ký, các phí dịch vụ và các phí hoạt động khác) tại ngày trước ngày định giá.
Giá trị tài sản ròng của quỹ = Tổng tài sản có của quỹ - Tổng nợ phải trả của quỹ
Giá trị tài sản ròng của một chứng chỉ quỹ = Giá trị tài sản ròng / Tổng số lượng chứng chỉ quỹ lưu hành
Từ khóa » Chứng Chỉ Quỹ đầu Tư được Hình Thành Từ Quỹ đầu Tư
-
Chứng Chỉ Quỹ Là Gì? Có Phải Là Cổ Phiếu Không? - 5 điều Cần Biết
-
Chứng Chỉ Quỹ Là Gì? Các Chứng Chỉ Quỹ Tại Việt Nam
-
Chứng Chỉ Quỹ Là Gì? Điều Kiện, Hồ Sơ Chào Bán Chứng Chỉ Quỹ
-
Phân Biệt Quỹ Mở Và Quỹ đóng, đâu Là Lựa Chọn Tối ưu? - Manulife
-
Chứng Chỉ Quỹ đầu Tư Là Gì? - SSI
-
Chứng Chỉ Quỹ Là Gì? - VnExpress
-
Chứng Chỉ Quỹ Và Những điều Cần Biết - BSC
-
Tìm Hiểu Về Quỹ đầu Tư - PVCB Capital
-
Các Quỹ đầu Tư Uy Tín Nhất Việt Nam Hoạt động Ra Sao Trong Quý 1 ...
-
Chứng Chỉ Quỹ Là Gì? Có Nên đầu Tư Vào Chứng Chỉ Quỹ Không?
-
Chứng Chỉ Quỹ Là Gì? Chứng Chỉ Quỹ Và Cổ Phiếu Có Gì Khác Nhau?
-
Những Lưu ý để Mua Chứng Chỉ Quỹ Hiệu Quả - TheBank
-
Chứng Chỉ Quỹ Là Gì? Những Lưu ý để đầu Tư Chứng Chỉ Quỹ Hiệu Quả
-
Chứng Chỉ Quỹ Là Gì? Lợi ích Và Rủi Ro Khi đầu Tư Chứng Chỉ Quỹ - Infina