Tìm Hiểu Về Quỹ đầu Tư - PVCB Capital
Có thể bạn quan tâm
A. Khái niệm chung về Quỹ đầu tư
1. Khái niệm chung vê quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.
Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn: quỹ đầu tư chứng khoán được chia thành 2 loại là quỹ đầu tư dạng đóng và quỹ đầu tư dạng mở
- Quỹ đóng (Close ended fund) là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.
- Quỹ mở (Open ended fund) là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.
Căn cứ vào nguồn vốn huy động: quỹ đầu tư được chia thành 2 loại là: quỹ đầu tư thành viên và quỹ đầu tư đại chúng
- Quỹ thành viên là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành riêng lẻ cho một một nhóm nhỏ nhà đầu tư, số thành viên tham gia góp vốn không vượt quá ba mươi thành viên và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân.
- Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.
Căn cứ theo cơ cấu và hoạt động của quỹ
- Quỹ đầu tư dạng công ty: theo mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước.
- Quỹ đầu tư dạng hợp đồng: toàn bộ các giao dịch kinh doanh của quỹ được công ty QLQ thay mặt cho quỹ tiến hành. Quan hệ giữa nhà đầu tư và công ty quản lý dựa trên sự kiểm soát của HĐ ủy thác quản lý Quỹ.
2. Quỹ đầu tư dạng đóng:
2.1. Khái niệm chung:
Quỹ đóng huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ từng lần một. Nhà đầu tư không mua được chứng chỉ Quỹ ở các lần phát hành tập trung thì chỉ có thể mua lại ở thị trường chứng khoán thứ cấp từ những cổ đông hiện tại giống như giao dịch các cổ phiếu. Quỹ không có liên quan gì tới những giao dịch này. Vì vậy, Quỹ đóng còn có tên là Quỹ giao dịch công cộng (publicly-traded fund). Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc chỉ được giao dịch trên thị trường chứng khoán phi tập trung OTC (Over The Counter) và được giao dịch giống như cổ phiếu thường. Các NĐT có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp. Chứng chỉ quỹ có thể được giao dịch thấp hoặc cao hơn giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV). Quỹ đóng có cơ cấu vốn ổn định nên có lợi thế trong việc đầu tư vào các dự án dài hạn và các chứng khoán có tính thanh khoản thấp. Tuy vậy, chứng chỉ Qũy đóng không có tính thanh khoản cao nên thị giá thường thấp và thời gian thu hồi vốn lâu.
2.2. Ưu điểm của quỹ đầu tư dạng đóng?
- Tăng thêm lợi nhuận cho nhà đầu tư
- Quỹ đầu tư dạng đóng có thể đem lại cho nhà đầu tư mức lợi nhuận tối ưu hơn so với quỹ đầu tư dạng mở
- Nhà đầu tư có thể mua hoặc bán quỹ đầu tư dạng đóng trong suốt ngày giao dịch
- Giảm thiểu các chi phí đầu tư do quy mô đầu tư của các quỹ thường lớn.
- Vốn của các nhà đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia đầu tư có chuyên môn và giàu kinh nghiệm của một công ty quản lý quỹ.
2.3. Vận hành quỹ đóng
3.Quỹ đóng thành viên và Quỹ đóng niêm yết
Đặc điểm | Quỹ đóng thành viên | Quỹ đóng niêm yết |
Mua/bán CCQ | Không thực hiện việc mua lại chứng chỉ đầu tư trực tiếp từ nhà đầu tư khi họ có nhu cầu bán lại | Không thực hiện việc mua lại chứng chỉ đầu tư trực tiếp từ nhà đầu tư khi họ có nhu cầu bán lại |
Huy động vốn | Phát hành riêng lẻ | Phát hành rộng rãi ra công chúng. Niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán |
Nhà đầu tư | Tối đa 30 thành viên góp vốn, và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân | Ít nhất một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp |
Mức độ rủi ro | Quỹ thành viên thực hiện các hoạt động đầu tư có tính chất tương đối mạo hiểm, do đó có thể mang lại khoản lợi nhuận tiềm năng rất cao tuy nhiên cũng chứa đựng những rủi ro rất lớn, mà thường công ty quản lý sẽ không thể dùng Quỹ công chúng để đầu tư vì sự an toàn vốn các nhà đầu tư | Do nguồn vốn của quỹ công chúng được huy động từ nhiều nhà đầu tư nên hoạt động đầu tư của quỹ này phải tuân thủ rất nhiều hạn chế nghiêm ngặt của pháp luật. Công ty quản lý quỹ thực hiện công việc quản lý cũng phải tuân thủ rất nhiều điều kiện khắt khe trong hoạt động quản lý quỹ này. Do dó, lợi nhuận có thể thấp hơn so với quỹ thành viên, đồng thời rủi ro cũng thấp hơn. |
4. Một số văn bản pháp luật điều chỉnh
- Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11của Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007;
- Thông tư 212/2012/TT-BTC ngày 5/12/2012 hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động Công ty Quản lý Quỹ;
- Thông tư 224/2012/TT-BTC ngày 26/12/2012 hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đóng, quỹ thành viên, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2013, đồng thời thay thế Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC ngày 5/6/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
B. Quỹ mở hoạt động như thế nào ?
1. Khái niệm chung vê quỹ mở
Khái niệm chung: Quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.
Đây là một hình thức của Quỹ tương hỗ (Mutual fund) nơi mà các nhà đầu tư góp tiền chung với nhau để hình thành nên Quỹ đầu tư vào các loại tài sản khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh … Hình thức quỹ mở rất phổ biến ở hầu hết các nước phát triển và ngày càng lan rộng ra sang các nước đang phát triển, đặc biệt là khu vực Châu Á. Sau khi hình thành ở Mỹ năm 1924, hình thành quỹ mở bắt đầu được giới thiệu ở Malaysia, Singapore năm 1959, Hàn Quốc năm 1970, Thái Lan 1977 và Trung Quốc 1991.
Về cơ bản, Quỹ mở không bị hạn chế về thời gian hoạt động, cũng như số lượng các nhà đầu tư tham gia và quỹ. Quỹ được phép phát hành liên tục các cổ phần mới để tăng vốn, đồng thời sẵn sàng mua lại các chứng chỉ quỹ (CCQ) đã phát hành từ nhà đầu tư theo định kỳ hoặc bất kỳ thời điểm nào (do Điều lệ của quỹ quy định). Theo đó, số vốn tăng thêm hoặc rút ra sẽ được phát hành hoặc giảm số lượng CCQ tương ứng. Với cách thức hoạt động này, không bao giờ có dư cung hay cầu đối với CCQ của quỹ mở, và chúng luôn phải ánh đúng giá trị của các tài sản gốc. Nghĩa là, giá CCQ mở bằng chính giá trị tài sản thuần (NAV) của quỹ, được tính bằng cách chia tổng tài sản của quỹ sau khi đã trừ đi các khoản nợ cho số cổ phiếu đang lưu hành.
NAV = (Tổng tài sản - Tổng nợ)/(số cổ phiếu đang lưu hành)
Tại sao nên đầu tư vào quỹ mở ?
- Quản lý đầu tư chuyên nghiệp
Một trong những lợi ích chính của việc đầu tư vào quỹ mở là nguồn tiền của nhà đầu tư sẽ được quản lý một cách chuyên nghiệp bởi các Công ty quản lý quỹ. Các công ty này với hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực đầu tư, làm việc thường xuyên với thị trường, cùng các mối quan hệ và nguồn thông tin sâu rộng có thể đưa các quyết định đầu tư chính xác, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn so với các NĐT cá nhân.
- Đa dạng hóa
Một yếu tố quan trọng nữa trong đầu tư là phân bổ tài sản. Điều này đóng góp đáng kể cho sự thành công của danh mục đầu tư thông qua việc giảm thiểu rủi ro phi hệ thống của từng tài sản trong danh mục. Trong khi các các nhà đầu tư cá nhân bị hạn chế về nguồn lực tài chính, khó có thể thực hiện được điều này, thì các quỹ với tiềm lực lớn về tài chính dễ dàng đa dạng danh mục với tỷ trọng tối ưu cho từng loại tài sản để tối thiểu hóa rủi ro về đầu tư.
- Phù hợp với khả năng tài chính của nhà đầu tư
Quỹ mở là quỹ đại chúng nên thường yêu cầu số vốn góp tối thiểu vào quỹ khá thấp và hợp lý để đa số các nhà đầu tư nhỏ lẻ có mong muốn đầu tư vào quỹ có thể tham gia.
- Thanh khoản
Trong trường hợp cần thiết nhà đầu tư có thể rút một phần hoặc toàn bộ số tiền đã đầu tư vào quỹ mở, Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm mua lại CCQ với giá giao dịch bằng giá trị NAV trên một CCQ.
- Minh bạch
Quỹ được giám sát chặt chẽ bởi Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước, ban đại diện quỹ, ngân hàng giám sát và công ty kiểm toán có uy tín.
Các tài sản đầu tư của quỹ mở cũng phải là những tài sản được giao dịch thường xuyên, liên tục trên thị trường, điều này sẽ góp phần mang lại tính minh bạch và rõ ràng về giá trị của CCQ.
Các thông tin liên quan đến tài sản ròng của quỹ mở luôn được công bố minh bạch và thường xuyên trên trang web của công ty quản lý quỹ, hay các đại lý phân phối CCQ.
2. Một số đặc điểm của Quỹ mở
Đặc điểm | Quỹ mở | Quỹ đóng niêm yết |
Thanh khoản của các khoản đầu tư | Tài sản của quỹ mở thanh khoản cao hơn so với quỹ đóng niêm yết bởi Quỹ chỉ đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết. | Thanh khoản của tài sản thấp hơn do quỹ bên cạnh đầu tư vào các chứng khoán niêm yết, còn có thể đầu tư vào các chứng khoán chưa niêm yết OTC |
Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt | Quỹ luôn để một khoản dự trữ bằng tiền mặt để đáp ứng việc mua lại CCQ | Tỷ lệ giữ tiền mặt tương đối thấp, tuy nhiên về lý thuyết Quỹ có thể đầu tư toàn bộtiền mặt của quỹ |
Giá giao dịch | Giá CCQ được xác định dựa trên giá trị tài sản ròng NAV/CCQ. | Giá CCQ được xác định dựa trên nhu cầu mua và bán trên thị trường. Do vậy, giá có thể cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể so với giá trị tài sản ròng (NAV). |
Thanh khoản CCQ | CCQ được mua/bán lại trực tiếp với Công ty quản lý quỹ theo định kỳ hoặc tại các thời điểm (được quy định trong Điều lệ của quỹ) | CCQ được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán |
Sự thay đổi quy mô quỹ | Quy mô của Quỹ thay đổi liên tục theo yêu cầu mua vào hoặc bán ra của nhà đầu tư | Quy mô quỹ vẫn giữ nguyên cho đến ngày đáo hạn (trừ khi tăng vốn) |
3. Cơ chế hoạt động của Quỹ mở
- Công ty quản lý quỹ: trực tiếp thực hiện việc quản lý quỹ mở, đưa ra mục tiêu, chiến lược, chính sách đầu tư và thực hiện đầu tư theo mục tiêu đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua.
- UBCKNN: là cơ quan quản lý trực tiếp của Công ty quản lý quỹ, có nhiệm vụ giám sát toàn bộ các hoạt động của Công ty QLQ, cùng các quỹ đầu tư của công ty.
- Ban đại diện quỹ: Do đại hội nhà đầu tư bầu ra, thực hiện giám sát thường xuyên hoạt động của quỹ.
- Ngân hàng giám sát: thực hiện việc giám sát, lưu ký, bảo quản tài sản của quỹ và công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư
- Công ty kiểm toán: kiểm tra, đánh giá hoạt động của quỹ định kỳ hàng năm.
- Bước 1: Nhà đầu tư (NĐT) sau khi nghiên cứu tài liệu về Quỹ mở, nếu quyết định tham gia vào Quỹ thì mở một tài khoản giao dịch CCQ tại các Đại lý phân phối được chỉ định bởi Công ty Quản lý Quỹ (là đơn vị quản lý trực tiếp của Quỹ mở).
- Bước 2: Sau khi có tài khoản, NĐT có thể nộp phiếu đăng ký mua CCQ (hoặc bán CCQ đang nắm giữ) tại Đại lý phân phối vào các ngày giao dịch CCQ (được quy định trong điều lệ của quỹ). Số tiền mua CCQ sẽ chuyển trực tiếp từ TK của NĐT vào TK của Quỹ tại Ngân hàng Giám sát.
- Bước 3: Đại lý phân phối sau khi mở TK cho NĐT, có thể nhận các phiếu đăng ký mua hoặc bán CCQ của NĐT và chuyển các phiếu hợp lệ đến Công ty QLQ.
- Bước 4: Công ty QLQ sau khi nhận được phiếu mua CCQ của NĐT, cùng xác nhận đã nhận đủ tiền mua CCQ của NĐT từ Ngân hàng Giám sát sẽ phát hành ra số lượng CCQ tương ứng với số tiền nhận được và gửi xác nhận giao dịch đến Đại lý phân phối.
Trường hợp nhận được phiếu yêu cầu bán CCQ của NĐT, Công ty QLQ sẽ thu hồi các CCQ đã phát hành tương ứng và gửi xác nhận đến Đại lý phân phối, đồng thời gửi yêu cầu Ngân hàng giám sát thanh toán tiền mua lại CCQ vào tài khoản của NĐT.
- Bước 5: Đại lý phân phối gửi xác nhận kết quả giao dịch và xác nhận quyền sở hữu CCQ cho NĐT.
4. Một số văn bản pháp luật điều chỉnh
- Thông tư 183/2011/TT-BTC ngày 16/12/2011 của Bộ Tài Chính, hướng dẫn về việc thành lập và quản lý Quỹ mở tại Việt Nam (file đính kèm)
- Thông tư 212/2012/TT-BTC ngày 5/12/2012 hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động Công ty Quản lý Quỹ
Từ khóa » Chứng Chỉ Quỹ đầu Tư được Hình Thành Từ Quỹ đầu Tư
-
Chứng Chỉ Quỹ Là Gì? Có Phải Là Cổ Phiếu Không? - 5 điều Cần Biết
-
Chứng Chỉ Quỹ Là Gì? Các Chứng Chỉ Quỹ Tại Việt Nam
-
Chứng Chỉ Quỹ Là Gì? Điều Kiện, Hồ Sơ Chào Bán Chứng Chỉ Quỹ
-
Phân Biệt Quỹ Mở Và Quỹ đóng, đâu Là Lựa Chọn Tối ưu? - Manulife
-
Chứng Chỉ Quỹ đầu Tư Là Gì? - SSI
-
Chứng Chỉ Quỹ Là Gì? - VnExpress
-
Chứng Chỉ Quỹ Và Những điều Cần Biết - BSC
-
Các Quỹ đầu Tư Uy Tín Nhất Việt Nam Hoạt động Ra Sao Trong Quý 1 ...
-
Chứng Chỉ Quỹ Là Gì? Có Nên đầu Tư Vào Chứng Chỉ Quỹ Không?
-
Chứng Chỉ Quỹ Là Gì? Chứng Chỉ Quỹ Và Cổ Phiếu Có Gì Khác Nhau?
-
Những Lưu ý để Mua Chứng Chỉ Quỹ Hiệu Quả - TheBank
-
Chứng Chỉ Quỹ Là Gì? Những Lưu ý để đầu Tư Chứng Chỉ Quỹ Hiệu Quả
-
Quỹ đầu Tư - Trung Tâm NCKH & ĐT Chứng Khoán
-
Chứng Chỉ Quỹ Là Gì? Lợi ích Và Rủi Ro Khi đầu Tư Chứng Chỉ Quỹ - Infina