Quy định Bốn Chức Danh Lãnh đạo Chủ Chốt Của Đảng, Nhà Nước
Có thể bạn quan tâm
Bộ Chính trị mới ban hành quy định nêu trên trong kết luận về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở.
Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, gồm: Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN; Chánh án TAND tối cao; Viện trưởng VKSND tối cao; Phó chủ tịch nước; Phó thủ tướng; Phó chủ tịch Quốc hội.
Các chức danh thuộc Bộ Chính trị quản lý được chia thành ba bậc. Bậc một gồm Ủy viên Trung ương chính thức; Trưởng ban, cơ quan đảng ở Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Tổng biên tập báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản; Ủy viên Thường vụ Quốc hội (Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Trưởng ban Công tác đại biểu, Trưởng ban Dân nguyện thuộc Thường vụ Quốc hội).
Bậc hai gồm bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Tổng kiểm toán Nhà nước; Trưởng tổ chức chính trị - xã hội Trung ương; Phó chủ tịch - Tổng thư ký Mặt trận Tổ quốc VN; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy Khối trực thuộc Trung ương; Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, UBND Hà Nội và TP HCM; Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Bậc ba gồm Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN và Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ VN; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tổng giám đốc TTXVN, Đài Tiếng nói VN, Đài Truyền hình VN.
Các chức danh thuộc diện Ban Bí thư quản lý được chia thành ba bậc. Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng quy định khung chức danh, chức vụ thuộc diện cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý.
Theo kết luận, các chức danh, chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị được hình thành, phát triển qua nhiều giai đoạn, cơ bản ổn định, đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, do chưa có quy định tổng thể, đồng bộ, tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều thứ bậc, nên việc vận dụng chức vụ tương đương trong sắp xếp, bố trí cán bộ và thực hiện chính sách còn nhiều bất cập. Việc rà soát, sắp xếp chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở là cần thiết.
Bộ Chính trị yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục rà soát, sắp xếp chức danh, chức vụ theo phân cấp quản lý, có kế thừa, ổn định; chỉ điều chỉnh những vị trí bất hợp lý hoặc chưa được sắp xếp; một người đảm nhiệm nhiều chức vụ thì lấy chức vụ cao nhất để xác định chức danh lãnh đạo.
Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương xây dựng đề án danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo quản lý, chỉ huy trong quân đội và công an, đồng bộ với các chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương trong hệ thống chính trị; Ban tổ chức Trung ương phối hợp với các cơ quan thẩm định, trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ và các cơ quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách về vị trí công tác, số lượng chức danh, chức vụ cán bộ; bảng lương chức vụ đồng bộ với bảng danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương trong hệ thống chính trị do Bộ Chính trị ban hành.
Viết Tuân
Từ khóa » Tổng Bí Thư La Gi
-
Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Tổng Bí Thư – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vai Trò Của Tổng Bí Thư Và Chủ Tịch Nước Như Thế Nào? - LuatVietnam
-
Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội Là Lãnh ...
-
Tổng Bí Thư | Lãnh đạo Đảng, Nhà Nước - Tư Liệu - Văn Kiện
-
Hệ Thống Chính Trị
-
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Và Câu Hỏi Ai Sẽ Kế Nhiệm - BBC
-
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: 'Ai Xứng đáng Thì Làm, Không Thì Thôi'
-
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: Khắc Phục Bất Cập, Bịt Kín 'khoảng ...
-
Tóm Tắt Tiểu Sử đồng Chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Ban Chấp ...
-
Tổng Bí Thư - Báo Tuổi Trẻ
-
Tổng Bí Thư: Không được Cậy Quyền 'muốn Làm Gì Thì Làm, Thẳng Uốn ...
-
Từ điển Tiếng Việt "tổng Bí Thư" - Là Gì?
-
Ý Nghĩa Và Giá Trị Cuốn Sách Của Tổng Bí Thư - Tin Tức, đọc Báo, Sự Kiện