Quy định Của Wto Về đối Xử đặc Biệt Và Khác Biệt Dành Cho Các Thành ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kinh tế - Quản lý
  4. >>
  5. Quản trị kinh doanh
quy định của wto về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triểnvà các nền kinh tế chuyển đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.53 KB, 16 trang )

QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC BIỆT DÀNH CHOCÁC THÀNH VIÊN ĐANG PHÁT TRIỂNVÀ CÁC NỀN KINH TẾ CHUYỂNĐỔICác quy định ban đầu của GATT không phân biệt giữa các nước phát triển vàcác nước đang phát triển. Tất cả các bên tham gia hiệp định có quyền và nghĩa vụ nhưnhau, bất kể trình độ phát triển như thế nào. Tuy nhiên, hiện nay WTO có khoảng 3/4số thành viên là những nước đang phát triển và chậm phát triển. Các nước này ngàycàng đóng vai trò quan trọng và tích cực hơn nhờ số lượng đông đảo của mình tạiWTO, nhờ vị trí ngày càng lớn của họ trong nền kinh tế thế giới, nhờ việc càng ngàyhọ càng nhận thức rõ hơn thương mại là công cụ quan trọng hàng đầu trong nỗ lựcphát triển kinh tế của mỗi đất nước. Do đó sẽ là không thực tế nếu kỳ vọng các nướcđang và kém phát triển cạnh tranh trong cùng điều kiện với các nước phát triển. Từ đódẫn tới việc phải rà soát lại các quy định trong WTO hướng tới nguyên tắc đối xử đặcbiệt và khác biệt dành cho các nước đang và kém phát triển.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC THÀNH VIÊN CỦA WTO Tính đến ngày 26/10/2012, WTO có tổng số 158 Thành viên chính thức. Có thể nóiWTO là tổ chức quốc tế lớn nhất đưa ra các quy định điều tiết thương mại ở phạm vitoàn cầu. Các Thành viên của WTO đến từ mọi châu lục với chế độ chính trị, kinh tế,xã hội không hoàn toàn giống nhau và với trình độ phát triển không đồng đều. Vì vậy,để có cách nhìn toàn diện và khách quan, để có những quy định phù hợp, WTO đãphân các Thành viên ra thành bốn nhóm nước cơ bản. Đó là: - Nhóm các nước kém phát triển nhất (Least-developed countries LDCs) - Nhóm các nước đang phát triển (Developing countries) - Nhóm các nước có nền kinh tế chuyển đổi (Economies in transition) - Nhóm các nước phát triển (Developed countries) Ngoài ra, tại Hội nghị Bộ trưởng của WTO (họp ở Geneva) năm 1998, lần đầu tiênngười ta cũng đã bàn đến “một số nền kinh tế nhỏ bé” trong khuôn khổ của nhóm cácnước đang phát triển. Tuy nhiên, WTO không đưa ra tiêu chí để phân biệt mỗi một trong bốn nhóm nướcnói trên. Việc phân loại các Thành viên nói trên được tiến hành như sau: 1.1. Các nước kém phát triển nhất Căn cứ vào những tiêu chí do Liên hiệp quốc đưa ra để xếp hạng các nước kém pháttriển nhất, WTO đưa ra quan điểm là những nước nào được Liên hiệp quốc xếp hạnglà nước “kém phát triển nhất” cũng được WTO đối xử như các nước kém phát triểnnhất trong hệ thống WTO. Theo quy định của Ủy ban kinh tế và xã hội của Liên hiệpquốc (ECOSOC), để xem xét một nước có phải là nước kém phát triển nhất haykhông, có thể dựa vào các chỉ số sau: - GNP bình quân đầu người; - Tỷ lệ sống của trẻ sơ sinh; - Tỷ lệ biết chữ của người lớn tuổi; - Tỷ lệ nhập trường tiểu học và trung học; - Tỷ lệ ngành kỹ thuật chế tạo trong GDP; - Tỷ lệ tiêu thụ điện năng bình quân đầu người; - Tỷ lệ tập trung xuất khẩu. Các chỉ số này và danh sách các nước LDCs được ECOSOC xem xét lại 3 năm mộtlần. Vì vậy, sau mỗi lần xem xét, số các nước LDCs có thể giảm xuống. Hiện nay, cácnước thuộc nhóm này chủ yếu là ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh. Đó là:Angola, Afganistan, Bangladesh, Cộng hòa Trung Phi, Gambia, Guinea, Haiti, Lào,Liberia, Madagascar, Myanmar, Nepal, Somalia, Togo, Tanzania, Zambia v.v… Khi gia nhập WTO, những nước này được hưởng những biện pháp đối xử thuận lợimà không đòi hỏi phải có đi có lại. Quyết định có lợi cho các nước LDCs, được thôngqua tại Marakesh vào năm 1994, cho phép các nước này được quyền cam kết và đượchưởng các ưu đãi ở chừng mực phù hợp với nhu cầu phát triển và các điều kiện vềtài chính và thương mại của họ. Một số Hiệp định đa phương của WTO cũng đưa racác quy định dành riêng cho các nước LDCs. Ví dụ, Hiệp định TRIPs cho phép cácnuớc LDCs không áp dụng các quy định của Hiệp định này trong vòng 10 năm. Hiệpđịnh GATS yêu cầu các nước tạo điều kiện để các Thành viên LDCs tham gia tích cựchơn nữa vào thương mại dịch vụ toàn cầu.1.2. Các nước đang phát triển Nhóm các nước đang phát triển (Developing countries) cũng không được xếp loạitheo các tiêu chí cụ thể. Để xem xét một nước có phải là một nước đang phát triểnhay không, WTO dựa trên nguyên tắc “tự nhận”. Điều này có nghĩa là nếu một nướcThành viên của WTO cho rằng mình không phải là nước nằm trong nhóm các nướcLDCs thì có thể tự nhận mình là nước đang phát triển. Việt Nam nằm trong nhóm cácnước này. 1.3. Các nước có nền kinh tế chuyển đổi Các nước có nền kinh tế chuyển đổi (Economies in transition) là tên gọi được dùng đểchỉ các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nay đang chuyển đổi sang nềnkinh tế thị trường. Những nước này còn được các nước phát triển như Mỹ… gọi lànhững nền kinh tế phi thị trường. Đó là các nước Xã hội chủ nghĩa ở Trung và ĐôngÂu hoặc Liên Xô (cũ) trước đây. Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác có xuấtphát điểm từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (centrally-planned economies – CPE)cũng thuộc nhóm nước này. 1.4. Các nước phát triển Nhóm nước phát triển là các Thành viên của WTO còn lại ngoài ba nhóm nước nêutrên. Các nước phát triển hầu hết là Thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinhtế (OECD). OECD được thành lập năm 1961 như tổ chức kế nhiệm của Tổ chức Hợptác kinh tế châu Âu (OEEC). Tổ chức OECD còn được gọi là “câu lạc bộ của nhữngnước giàu”. Mục tiêu của OECD nói riêng và của các nước phát triển nói chung là: - Đạt được sự tăng trưởng kinh tế và việc làm ổn định cao nhất, đồng thời tăng mứcsống của các nước Thành viên trong đó vẫn phải duy trì sự ổn định về tài chính nhằmgóp phần đóng góp vào sự phát triển kinh tế thế giới; Đóng góp vào sự mở rộng kinh tế vững chắc ở các nước Thành viên cũng như cácnước không phải là Thành viên trong tiến trình phát triển kinh tế; - Đóng góp vào sự mở rộng kinh tế thế giới trên cơ sở đa phương, không phân biệt đốixử phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế. Số lượng các nước phát triển (cũng đồng thời làThành viên của OECD) hiện nay gồm: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Bỉ, Canada, Australia,Đan Mạch, Phần Lan, Hy Lạp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Luxembourg, NewZealand, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha, Ailen,Iceland, Hungary, Cộng hòa Séc, Ba Lan. Trong số các nước này, Ba Lan, Cộng hòaSéc và Hungary là những nước có nền kinh tế chuyển đổi mới gia nhập vào OECD:Cộng hòa Séc gia nhập tháng 12/1995 và Hungary gia nhập tháng 03/1995. Mặc dùcác Thành viên của WTO được phân loại thành bốn nhóm nước nói trên, nhưng, trongthực tế, dựa vào các quy định của WTO, có thể chia bốn loại Thành viên nêu trên chủyếu thành hai loại. Thứ nhất là nhóm các Thành viên phát triển. Thứ hai là nhóm cácThành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi. Phần trình bày dưới đây sẽphân tích sự hội nhập của các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyểnđổi vào WTO.2. ĐẶC ĐIỂM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀCÁC NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI TRONG WTO 2.1. Đặc điểm Các nước đang phát triển nói chung và các nước có nền kinh tế chuyển đổi đều cóchung những đặc điểm cơ bản sau đây: - Nền kinh tế có cơ cấu lạc hậu, chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác tài nguyênthiên nhiên. - Năng suất lao động thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém. Thiếu vốn, lạc hậu về công nghệ. - Bộ máy quản lý không hiệu quả. Thủ tục hành chính cồng kềnh, tiêu cực, thamnhũng. - Nguồn nhân lực chưa được đào tạo đầy đủ và chuyên nghiệp. Ở một số nước châu Phi, châu Á, sự thiếu ổn định về chính trị cũng là một đặc điểmcủa những nước này. Riêng đối với các nền kinh tế chuyển đổi, cơ chế quản lý kinh tếlạc hậu, quan liêu, không thích ứng với tiến trình toàn cầu hóa và tự do hóa thươngmại cũng có những tác động không tốt đến năng lực cạnh tranh quốc gia khi nhữngnước này gia nhập WTO. Nguyên tắc tự do hóa thương mại trên cơ sở không phân biệtđối xử khi vào “sân chơi chung WTO” cũng đang làm cho các nền kinh tế chuyển đổiđã, đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Những đặc điểm nêu trên đã khiến cho các nước đang phát triển và các nền kinh tếchuyển đổi ở vào các vị trí không cân bằng với các nước phát triển. Vì vậy, họ phảixem xét cơ chế của WTO một cách cụ thể hơn để đưa ra những yêu cầu của mình. 2.2. Vị trí, vai trò WTO được thành lập ngày 01/01/1995 trên cơ sở kế thừa và mở rộng phạm vi điềuchỉnh thương mại quốc tế của Hiệp định GATT. Vì vậy khi nói đến vị trí, vai trò củacác Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi trong WTO không thểkhông nhắc đến sự tham gia của những Thành viên này trong GATT. GATT được ký kết tại Geneva vào ngày 30/10/1947 và có hiệu lực từ tháng 01/1948.Cho đến khi WTO ra đời để thay thế GATT, GATT đã tồn tại 47 năm (1948 -1995).GATT hoạt động theo hai cơ chế. Theo cơ chế thứ nhất, các nước Thành viên sẽ tiếnhành, trên cơ sở hàng ngày, các hoạt động thi hành pháp luật, qui định của GATT vềthương mại, thảo luận các vấn đề chung và giải quyết tranh chấp. Với cơ chế thứ hai,các nước Thành viên có nghĩa vụ tham gia các vòng đàm phán để xây dựng các quytắc, nguyên tắc, các thỏa thuận nhằm mục tiêu thúc đẩy nhanh hơn quá trình tự do hóathương mại. Trong 47 năm tồn tại, GATT đã tổ chức được 8 vòng đàm phán và càngở những vòng đàm phán về sau, sự tham gia của các nước đang phát triển và các nềnkinh tế chuyển đổi càng đông hơn. Ở Vòng đàm phán đầu tiên – Vòng Geneva 1947 – mới chỉ có 23 nước Thành viên.Nhưng số các nước đang phát triển cũng chiếm hơn 50%. Cho đến trước VòngKennedy, các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi chỉ 23 nước này là:Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Bỉ, Canada, Hà Lan, Luxembourg, Na Uy, New Zealand, TiệpKhắc, Brazil, Chilê, Ceylon (Sri Lanka), Cuba, Ấn Độ, Libăng, Pakistan, NamRhodesia (Zimbabwe), Syria, Nam Phi, Myanma, Trung Quốc. đóng vai trò, vị trí thứyếu trong các cuộc đàm phán của GATT. Điều này được giải thích ở tiếng nói của họchưa được chú ý. Trong khoảng thời gian từ năm 1948 đến trước năm 1963, các phiênđàm phán của GATT chỉ tập trung chủ yếu vào vấn đề thuế quan mà không quan tâmđến vấn đề thể chế, quy tắc và hệ thống. Các nước đang phát triển và các nền kinh tếchuyển đổi ở thời gian này chưa quan tâm lắm đến vấn đề thuế quan vì hoạt động xuấtkhẩu của họ còn yếu kém. Hàng hóa của họ chưa phải đối mặt với rào cản khi thâmnhập vào thị trường các nước phát triển vì thị phần còn rất nhỏ bé. Vòng đàm phán Kennedy, bắt đầu năm 1963, là bước đột phá lớn đối với các nướcđang phát triển và đang chuyển đổi. Với sự tham gia của 62 nước trong đó gần 2/3 làcác nước đang phát triển, lần đầu tiên GATT dành hẳn nội dung đàm phán của mìnhlà bàn về các nước đang phát triển. Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng đưa ra trongVòng đàm phán này là phải “thông qua các biện pháp nhằm mở rộng thương mại củacác nước đang phát triển và coi đó là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế của cácnước này”. Vòng đàm phán Tokyo với số lượng các nước Thành viên là 102, trong đó 2/3 là cácnước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi. Sự tham gia ngày càng đông hơnvề số lượng của các nước đang phát triển trong vòng đàm phán này đã đưa đến kếtquả là các Thành viên của GATT đã thông qua một quyết định liên quan đến cácnước đang phát triển. Đó là những quy định của GATT về đối xử đặc biệt và khácbiệt dành cho các nước đang phát triển, các nước kém phát triển nhất và các nền kinhtế chuyển đổi. Đây là thành công của các nước đang phát triển. Điều này cho thấy vị trí của các nướcđang phát triển ngày càng được chú ý và các nước phát triển đã không thể bỏ qua cácyêu cầu của các nước đang phát triển. Vòng Uruguay với sự tham gia của 123 nước,chủ yếu là các nước đang phát triển. Sự tham gia đông đảo của các nước đang pháttriển trong Vòng Uruguay đã có những tác động nhất định khi Vòng này kết thúc sau8 năm đàm phán, với sự ra đời của WTO. Với sự ra đời của WTO, đến nay, Thànhviên của WTO đã là 158, trong đó 3/4 Thành viên là các nước đang phát triển và cácnền kinh tế chuyển đổi ở mọi châu lục. Điều này cho thấy vị trí, vai trò của các nướcđang phát triển trong WTO ngày càng lớn mạnh. Tiếng nói của các nước này cũng nhưsự ảnh hưởng của họ trong các cuộc đàm phán của WTO ngày càng được khẳng định. Vị trí, vai trò của các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi thể hiện ở sựtham gia ngày càng đông của những nước này trong WTO: trong tổng số 158 Thànhviên thì các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi là 114, chiếm75,33% (xem bảng 12.2). Trong số đó, các nước đang phát triển ở khu vực tiểu vùngSahara (châu Phi) là 37 nước, ở Mỹ Latinh và Caribê là 32 nước, ở châu Âu và TrungÁ là 17 nước, ở Đông Á và Thái Bình Dương là 12 nước, ở Trung Đông và Bắc Phi là6 nước và ở Nam Á là 6 nước. Sự tham gia ngày càng đông của các nước này từ mọichâu lục trong WTO đã làm thay đổi mục tiêu của WTO so với GATT. Đó là mục tiêuWTO phải “nỗ lực tích cực để bảo đảm rằng các quốc gia đang phát triển, đặc biệt lànhững quốc gia kém phát triển nhất, duy trì được tỷ phần tăng trưởng trong thươngmại quốc tế tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia đó”. Điều nàycho thấy vị trí, vai trò của các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi ngàycàng được chú ý hơn khi WTO ra đời. Và cũng từ khi WTO chính thức hoạt động đếnnay, các nước đang phát triển ngày càng có tiếng nói mạnh hơn qua các Vòng Đàmphán để xây dựng các quy tắc điều tiết thương mại toàn cầu. Một trong những kết quảcụ thể là WTO đã phải đưa ra quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt dành riêng chocác nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi. Đối xử đặc biệt và khác biệtnày thường mang tính giảm nhẹ so với những nghĩa vụ, cam kết chung mà WTO quyđịnh. Ví dụ như được miễn không phải thực hiện nghĩa vụ; mức độ cam kết thấp hơn;thời gian thực hiện dài hơn v.v…Dưới đây sẽ phân tích cụ thể các quy định về đối xửđặc biệt và khác biệt mà WTO đã dành cho các nước LCDs và các nền kinh tế chuyểnđổi. 3. CÁC QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC BIỆTDÀNH CHO CÁC THÀNH VIÊN ĐANG PHÁT TRIỂNVÀ CÁC NỀN KINHTẾ CHUYỂN ĐỔI.Đối xử đặc biệt và khác biệt (Special and differential treatment -S&D): Là những quyđịnh của WTO dành riêng cho các Thành viên đang và kém phát triển, theo đó, cácThành viên này có thể được miễn hoặc giảm nhẹ việc thực hiện nghĩa vụ cam kết, thờigian thực hiện dài hơn so với các Thành viên khác. Trước WTO, GATT đã có những ưu đãi nhất định dành cho các Thành viên đangphát triển thông qua hệ thống các đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D). Tuy nhiên, chỉđến khi WTO ra đời, sự đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các Thành viên đangphát triển mới được khẳng định là nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hệ thống thương mạiđa phương. Nguyên tắc này không chỉ kế thừa những quy định ưu đãi của GATT vềthương mại hàng hóa dành cho các nước đang phát triển, mà còn mở rộng áp dụngcho cả thương mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ. Đây là thành quả đấu tranh liên tục của các nước đang phát triển qua những vòngđàm phán trong khuôn khổ GATT, đặc biệt là Vòng đàm phán Uruguay. Bởi vì, mộttrong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế nói chung, thương mại quốc tếnói riêng là bình đẳng và cùng có lợi. Tuy nhiên, trên thực tế, ưu thế trong thương mạiquốc tế thuộc về những nước công nghiệp phát triển với tiềm lực lớn về công nghệ, tàichính. Trong khi đó, bất lợi thuộc về các nước đang phát triển do khoảng cách lớn vềtrình độ phát triển công nghệ và khả năng hạn hẹp về tài chính so với các nước pháttriển. Vì vậy, nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong thương mại dịch vụchỉ có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển khi họ được hưởng những ưu đãi nhấtđịnh so với các nước phát triển. Các quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt (Special and DifferentialTreatment – S&D) dành cho các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyểnđổi được chia thành ba nhóm chính. Nhóm thứ nhất là những quy định, theo đó cácThành viên của WTO, đặc biệt là các Thành viên phát triển phải áp dụng các biệnpháp tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại của các Thành viên đang phát triển vàcác nền kinh tế chuyển đổi. Nhóm thứ hai là các quy định cho phép các Thành viênđang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi được hưởng sự linh hoạt trong việcchấp nhận các nghĩa vụ do WTO và các hiệp định của WTO quy định. Nhóm thứ balà những quy định yêu cầu các Thành viên của WTO phải có sự hỗ trợ kỹ thuật đểgiúp các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi nâng cao năng lựccạnh tranh.Phần phân tích cụ thể dưới đây sẽ giúp làm rõ nhóm quy định thứ nhất nói trên củaWTO về S&D dành cho các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi.3.1. Nhóm các biện pháp S&D để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại của cácThành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổiHiệp định GATT 1947 có một đoạn đặc biệt (Phần IV) về thương mại và pháttriển quy định phải áp dụng nguyên tắc không có đi có lại trong đàm phán thương mạigiữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, đặc biệt, khi một nước phát triểncho một nước đang phát triển cụ thể được hưởng những nhân nhượng thương mại, thìnước phát triển đó không được gây áp lực để buộc nước đang phát triển đưa ra cáccam kết nhượng bộ tương đương. “Các bên ký kết phát triển không chờ đợi sự đãi ngộ đối đẳng khi cam kết trongđàm phán thương mại, qua giảm bớt hay triệt tiêu thuế quan và các trở ngại khác vớithương mại của các bên ký kết kém phát triển hơn”Điều XXXVI khoản 8 Phần IV Hiệp định GATTĐiều cần chú ý là cả Hiệp định GATT 1994 và Hiệp định GATS đều quy địnhdành cho các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển một số đối xử ưu đãikhác biệt nhất định. Một số hiệp định khác của WTO cũng có quy định những biệnpháp khác dành cho các nước đang phát triển như: dành cho các nước này thời hạn dàihơn để thực hiện đầy đủ các cam kết của mình; tạo cơ hội thương mại cho các nướcnày thông qua điều kiện mở rộng hơn khả năng tiếp cận thị trường; yêu cầu các nướcthành viên của WTO phải bảo đảm lợi ích của các nước đang phát triển khi đưa ra cácbiện pháp tự vệ ở cấp độ quốc gia hoặc quốc tế; định ra các phương thức hỗ trợ thíchhợp cho các nước đang phát triển, chẳng hạn giúp các nước này thực hiện các cam kếtvề các tiêu chuẩn sức khoẻ động vật và bảo vệ thực vật, bảo đảm các tiêu chuẩn kỹthuật hoặc phát triển khu vực viễn thông nội địa của các nước đóWTO quy định rằng các Thành viên (gồm các Thành viên là những nước pháttriển và cả các nước đang phát triển) phải thực thi các biện pháp S&D để tạo điều kiệnthuận lợi cho thương mại của các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tếchuyển đổi có thể có được những lợi ích khi tham gia vào WTO. .3.1.1. Nhóm các biện pháp S&D để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại củacác Thành viên đang phát triểnCác biện pháp đơn phương mà các nước phát triển dành cho hàng hóa của các nướcđang phát triển được nhập khẩu trên cơ sở ưu đãi và các nước phát triển gồm Hệ thốngưu đãi thuế quan phổ cập (Hệ thống GSP), những đối xử ưu đãi hơn đối với các nướckém phát triển và những thỏa thuận tạo điều kiện tiếp cận thị trường ưu đãi cho một sốnước đang phát triển nhất định.- Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)GATT khuyến khích các nước thành viên có những cân nhắc đặc biệt nhằm cảithiện mức sống ở các nước đang phát triển, hỗ trợ các nước này phát triển bền vững,đồng thời nêu rõ rằng nguồn thu từ xuất khẩu của các nước này cần phải tăng lên. Hơnnữa, GATT cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tăng mức độ tiếp cận thịtrường cho các sản phẩm của các nước đang phát triển và tầm quan trọng của việc đảmbảo các nền kinh tế này đa dạng hóa sản phẩm của mình. Một điều khoản đặc biệt từ năm 1979 được gọi là “điều khoản hỗ trợ thực hiện”cho phép duy trì một số ngoại lệ đối với quy tắc đối xử bình đẳng theo nguyên tắcMFN theo hướng có lợi cho các nước đang phát triển, có nghĩa là có thể dành nhữngnhân nhượng thương mại cho các nước đang phát triển không trên cơ sở có đi có lại.Hệ thống ưu đãi phổ cập, tên tiếng Anh là Generalized System of Preferences(viết tắt GSP), là biện pháp đơn phương do các nước phát triển đưa ra để áp dụngdành riêng cho các nước đang phát triển. Hệ thống GSP quy định rằng, hàng hóa nhậpkhẩu từ các nước đang phát triển sẽ được hưởng chế độ miễn thuế nhập khẩu (thuếsuất thuế nhập khẩu bằng 0) hoặc hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi. Hệ thốngGSP sẽ được áp dụng khi các nước phát triển nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp vàmột số sản phẩm nông nghiệp từ các nước đang và kém phát triển. Nếu được hưởngHệ thống GSP, hàng công nghiệp của các nước này sẽ có khả năng cạnh tranh khithâm nhập vào thị trường các nước phát triển. Chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sởkhông có sự phân biệt và không đòi hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía các nước đangphát triển.Các mục tiêu chính của GSP là: Tạo điều kiện để các nước đang phát triển thấy được khả năng tiềm tàng về mởrộng buôn bán phát sinh từ chế độ GSP và tăng cường khả năng sử dụng chế độnày. Tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước được hưởng. Thúc đẩy công nghiệp hoá của các nước này. Đẩy mạnh mức tăng trưởng kinh tế của những nước này. Phổ biến thông tin về các quy định và thủ tục điều chỉnh buôn bán theo chế độ này. Giúp đỡ các nước được hưởng thiết lập những điểm trọng tâm trong nước để tăngcường sử dụng GSP. Cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến thương mại như thuế chống phágiá và chống bù giá, các quy định hải quan, thủ tục giấy phép nhập khẩu, và phápluật thương mại khác quy định các điều kiện thâm nhập thị trường các nước chohưởng.Nước cho hưởng ưu đãi GSP:Hiện nay, có 16 chế độ ưu đãi khác nhau đang hoạt động tại 28 nước phát triển, baogồm 15 nước thành viên của EU và Nhật, New Zealand, Thuỵ Sĩ, Bulgary, Hungary,Séc, Ba Lan, Nga, các quốc gia trung lập (CIS), Canada, Nauy, Australia, Rumani.15 nước thành viên EU: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Ailen, Italy, Luxembua, Hà Lan,Anh, Hy Lạp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Bồ Đào Nha, Pháp.Nước được hưởng GSP:Bao gồm những nước đang phát triển và những nước kém phát triển. Các nước kémphát triển thường được hưởng một chế độ đặc biệt riêng, có nhiều ưu đãi hơn các nướcđang phát triển. Đối với mỗi quốc gia dành ưu đãi, các nước được hưởng được liệt kêtrong danh sách ban hành kèm theo chế độ GSP. Danh sách này có thể được sửa đổi bổsung.Tuy nhiên, Hệ thống GSP cũng đưa ra một số điều kiện hạn chế: • Các nước phát triển thường quy định rằng hàng nhập khẩu theo một số lượngnhất định trong hạn ngạch mới được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi của Hệ thốngGSP; Số lượng hàng nhập khẩu vượt quá hạn ngạch có thể sẽ bị tính thuế trên cơ sởMFN.• Hàng hóa sẽ tạm thời không được hưởng ưu đãi thuế quan GSP trong một sốtrường hợp nhất định. Khi một hàng hóa nhập khẩu theo GSP ảnh hưởng đến côngnghiệp sản xuất mặt hàng đó trong nước, nước cho hưởng ưu đãi sẽ thực hiện nhữngbiện pháp cần thiết theo cơ chế bảo vệ của hệ thống GSP.• Không cấp chế độ ưu đãi cho những sản phẩm nhập khẩu từ những nước đangphát triển nếu những nước này đã trở nên có khả năng cạnh tranh, những nước đãchuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn, những nước đạt được một mức thu nhậpbình quân đầu người ở giai đoạn phát triển cao hơn và những nước không tôn trọngnhân quyền.Bên cạnh đó, một số nước phát triển cũng đã sử dụng Hệ thống GSP như mộtvũ khí chính trị để đối phó lại các nước có chế độ chính trị - xã hội đối lập với mình.Ví dụ, Hoa Kỳ quy định rằng Hệ thống GSP chỉ dành cho những nước đang và kémphát triển có nền kinh tế thị trường. Như vậy, quy định này đã loại bỏ các nước đangvà kém phát triển thuộc các nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa, kế hoạch hóa ra khỏi đốitượng được hưởng Hệ thống GSP.Ngày 31/10/2012, EU đã công bố Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)mới sửa đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của các quốc gia đang pháttriển tiếp cận thị trường EU. Hệ thống GSP sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.Hệ thống ưu đãi phổ cập mới không có giới hạn ưu đãi. Các hạn ngạch trước kia, khốilượng xác định được miễn thuế hoặc các mức trần hạn chế khối lượng hàng xuất khẩuđược hưởng ưu đãi đã được loại bỏ. Miễn giảm thuế được điều chỉnh theo mức độnhạy cảm của sản phẩm mà đã được chia làm hai loại sau:- Các sản phẩm nhạy cảm- Các sản phẩm không nhạy cảmHệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập mới của EU quy định:- Giảm 3,5% trong tổng thuế quan thông thường cho các sản phẩm nhạy cảm,giảm thuế quan xuống 0 cho các sản phẩm không nhạy cảm;- Được xuất khẩu “Mọi thứ trừ vũ khí” đem lại tiếp cận không thuế quan vàkhông hạn ngạch cho tất cả các sản phẩm cho 50 nước nghèo nhất thế giới;- Cơ chế mới về “GSP +” (dành cho các nước phê chuẩn và thực hiện các côngước quốc tế về nhân quyền và lao động, môi trường và quản lý tốt) nhằm dành ưu đãithuế quan cho những nước dễ bị tổn thương, những nước đáp ứng các tiêu chuẩn mớivề phát triển bền vững và quản lý tốt (giảm xuống thuế suất 0 cho tổng số 7200 sảnphẩm); Cơ chế này thay thế ba cơ chế khuyến khích cũ (thuốc; xã hội và các thoảthuận môi trường).Theo GSP mới, số quốc gia hưởng lợi giảm xuống còn 89, trong đó có 49 quốcgia kém phát triển được hưởng EBA (bao gồm 33 quốc gia Châu Phi, 10 quốc giaChâu Á, 5 thuộc Châu Úc và Thái Bình Dương và 1 thuộc Caribê); 40 quốc gia thuộcnhóm thu nhập thấp và thu nhập thấp hơn trung bình theo đánh giá xếp hạng của Ngânhàng Thế giới (WB)Những nước có tiếp cận ưu đãi vào thị trường EU theo thoả thuận song phương(ví dụ, khu vực thương mại tự do) sẽ bị loại bỏ khỏi danh mục các nước hưởng lợiGSP vì họ đã có tiếp cận tốt hơn vào thị trường EU rồi.GSP mới sẽ được áp dụng trong suốt 3 năm mà không có thay đổi nào.GSP mới sẽ mở rộng thêm gần 300 sản phẩm được hưởng ưu đãi.GSP sẽ chỉ được rút bỏ khỏi các nhóm sản phẩm của một hoặc một vài nước –khi mà những sản phẩm này đã đạt mức cạnh tranh trên thị trường Cộng đồng vàkhông còn cần tới GSP. Việc xem xét sẽ dựa trên một tiêu chí đơn giản: khi một nhómsản phẩm (“phần” của mã hải quan) từ một nước cụ thể vượt quá 17.5% (so với 15%của GSP cũ) tổng nhập khẩu EU cho cùng một loại sản phẩm theo GSP trong 3 nămliên tục. Đối với hàng dệt may, ngưỡng này sẽ là 14.5% (so với 12.5% trước kia). - Những đối xử ưu đãi hơn đối với các Thành viên kém phát triển nhất.Những đối xử ưu đãi hơn đối với các Thành viên kém phát triển nhất cũng là biệnpháp S&D của WTO dành cho các Thành viên kém phát triển. Những đối xử ưu đãinày là những sự “đối xử đặc biệt” trên mức dành cho các Thành viên đang phát triển.Quy định này của WTO được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng của WTO vào năm1997 với tên gọi là “Những sáng kiến hội nhập dành cho sự phát triển thương mại củanhững Thành viên kém phát triển nhất”.Sáng kiến này cho phép tất cả các loại hàng hóa của các Thành viên kém phát triểnnhất được nhập khẩu vào các Thành viên WTO trên cơ sở miễn thuế hoặc không bịgiới hạn bởi những quy định có tính hạn chế khác. Ví dụ, Hệ thống GSP sẽ phải dànhcho các Thành viên kém phát triển nhất những ưu đãi cao hơn mức ưu đãi đã dành chocác Thành viên đang phát triển; Những hạn chế trong Hệ thống GSP về hạn ngạch, vềtính cạnh tranh hơn của một nước v.v…sẽ không áp dụng đối với các Thành viên kémphát triển nhất.Các quy định có tính ưu đãi hơn dành riêng cho các Thành viên kém phát triển nhấtcho thấy tiếng nói của các Thành viên này trong WTO đã có trọng lượng. Các Thànhviên kém phát triển nhất đã lập luận một các có cơ sở rằng chính những quy địnhthống nhất trong hệ thống WTO dành cho các Thành viên một cách không phân biệtđối xử đã gây nên sự bất bình đẳng, bởi vì mỗi Thành viên có điều kiện và hoàn cảnhkinh tế khác nhau. Để loại bỏ những sự bất bình đẳng như vậy, cần thiết phải có cácqui định ưu đãi hơn dành riêng cho các Thành viên kém phát triển nhất. Đây là thắnglợi của các Thành viên kém phát triển nhất khi tham gia vào hệ thống thương mại củaWTO.3.1.2. Các biện pháp ưu tiên trong đàm phán thương mại về cắt giảm và loại bỏthuế MFNWTO cũng đưa ra các quy định kêu gọi các Thành viên phát triển phải dành ưu tiêncao hơn cho các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi trong đàmphán thương mại về cắt giảm thuế, thậm chí xóa bỏ thuế MFN đối với sản phẩm cótiềm năng xuất khẩu của các Thành viên này, cũng như xóa bỏ các biện pháp phi thuếquan cản trở về buôn bán các sản phẩm đó. Các quy định này được nêu rõ trong PhầnIV Điều XXXVII của Hiệp định GATT.Phần IV nêu trên của Hiệp định GATT cũng đưa ra các quy định khuyến khích cácThành viên đang phát triển thực hiện các biện pháp ưu tiên trong đàm phán về cắtgiảm và loại bỏ thuế nói trên đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Thành viên đang pháttriển khác.Điều XXXVII khoản 1 Phần IV Hiệp định GATT:Các Bên ký kết phát triển trong chừng mực có thể - có nghĩa là trừ khi có lý do bắtbuộc ngăn cản, có thể bao gồm cả những lý do pháp lý - sẽ làm hết sức mình để thựchiện các quy định sau:a. Dành ưu tiên cao cho việc giảm và triệt tiêu các trở ngại về thương mại đối với cácsản phẩm hiện nay, hay có thể sau này, được các Thành viên đang phát triển đặc biệtquan tâm, kể cả các trở ngại về thuế quan hay các hạn chế khác tạo thành sự khác biệtphi lý giữa sản phẩm sơ cấp và các sản phẩm chế biến;b. Tự kiềm chế việc đặt ra thêm hay tăng thêm thuế quan hoặc các biện pháp trở ngạiphi thuế quan đối với việc nhập khẩu các sản phẩm mà hiện nay hay có thể sau này,đặc biệt được các bên ký kết kém phát triển hơn quan tâm xuất khẩuc. i) Tự kiềm chế đặt ra các biện pháp thuế khác ii) Trong khi tiến hành cơ chế thuế dành sự ưu tiên cao cho việc giảm hay triệt tiêucác biện pháp thuế hiện hành có thể dẫn tới giảm bớt hay kìm hãm đáng kể nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sơ cấphay đã chế biến xuất xứ toàn bộ hay một phần từ lãnh thổ các bên ký kết kém pháttriển hơn, khi các biện pháp đó được áp dụng riêng với các sản phẩm này 4. Ý NGHĨA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA S&D ĐỐI VỚI VIỆT NAMViệt Nam trở thành thành viên chính thức và mới nhất của WTO vào ngày 11/01/2007.Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được đánh giá là một nước đang phát triển, có thu nhập thấpvà nợ quốc gia cao. Đây cũng là lý do chính đáng để Việt Nam tìm kiếm và yêu cầuđược đối xử một cách linh hoạt trong quá trình thực thi các cam kết gia nhập WTO củamình trong một số lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp, TRIPs, TRIMs, trợ cấp và lộ trìnhgiảm thuế… Trên thực tế, đối xử S&D có vai trò rất quan trọng đối với quá trình pháttriển kinh tế của Việt Nam và điều này là dễ hiểu. Việt Nam có tỷ lệ dân số gặp nhiềukhó khăn trong sinh hoạt hàng ngày khá cao, một số lượng lớn dân cư còn có mức thunhập bình quân đầu người chỉ vừa trên mức nghèo khổ và tiềm ẩnh nhiều nguy cơ tụtxuống dưới mức nghèo khổ bởi tác động tiêu cực có thể có từ những cú sốc bất ngờcủa nền kinh tếThách thức dễ thấy là lợi ích do tăng trưởng kinh tế mang lại trong tương lai đốivới khu vực dân cư nghèo sẽ thấp hơn nhiều so với lợi ích mà khu vực giàu có đượchưởng. Hơn nữa, việc cải tổ toàn diện nền kinh tế cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cựctới đời sống người dân ở khu vực nghèo. Đối với Việt Nam, nông nghiệp thực sự làlĩnh vực nhạy cảm: 69% lực lượng lao động Việt Nam thuộc lĩnh vực nông nghiệp và90% số người nghèo đang sinh sống tại khu vực nông thôn. Những con số thực tế nàyđã cho thấy tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với phần lớn dân số ViệtNam, đồng thời chỉ rõ tính chất dễ tổn thương về mặt kinh tế xã hội của sản xuất nôngnghiệp.Với thực tế đó, Việt Nam nên được dành đối xử S&D ở mức cần thiết. Những hìnhthức đối xử S&D mà Việt Nam có thể trông đợi và có khả năng được hưởng trongkhuôn khổ Vòng Đô-ha gồm: (i) GSP được áp dụng bởi Hoa Kỳ, Châu Âu và NhậtBản. Hiện tại, Việt Nam vẫn đang được hưởng GSP từ các nước này nhưng chúngthường đi kèm với hàng loạt điều kiện và hạn chế đặt ra bởi những nước cho hưởngGSP; (ii) GATT và GATS cũng bao gồm cả những điều khoản yêu cầu các nước pháttriển giành ưu tiên cho những sản phẩm có xuất xứ từ các thành viên WTO đang pháttriển trong quá trình đàm phán. Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng các nước đang pháttriển được hưởng lợi không đáng kể từ các điều khoản ưu tiên này bởi chúng thiếu tínhcụ thể cũng như bởi tính không ràng buộc thực hiện của chúng; (iii) Các linh hoạttrong quá trình thực hiện một số quy định và cam kết của các thành viên đang pháttriển: Tuy nhiên, hình thức S&D này cũng không cho phép Việt Nam lảng tránh việcthực hiện những nghĩa vụ nền tảng của WTO, trừ trường hợp được quy định trong mộthiệp định cụ thể nào đó; (iv) Hỗ trợ kỹ thuật cung cấp bởi các thành viên phát triểntheo cơ chế song hoặc đa phương: Hiện Việt Nam đang được hưởng khá nhiều chươngtrình hỗ trợ kỹ thuật cho giai đoạn hậu gia nhập WTO do các nước Anh, Úc, Ủy banChâu Âu và một số nước phát triển khác cung cấp.Ý nghĩa và ảnh hưởng của S&D đối với Việt Nam: Trong quá trình đàmphán DDA, Việt Nam có thể hy vọng vào một số kết quả tích cực trong đàm phánS&D. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không nên quá kỳ vọng vào những kết quả bởi thựctế cho thấy các điều khoản S&D được quy định trong các hiệp định WTO không phảilà cái cớ để các thành viên đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng lảng tránhnhững chương trình cải tổ cần thiết. Vì vậy, điều quan trọng đối với Việt Nam trướchết là cần nâng cao ý thức của các Bộ/Ngành liên quan, của dân chúng, đặc biệt là củagiới doanh nhân nhằm làm cho họ chủ động và có trách nhiệm hơn trong các nỗ lựcchung để cải tổ kinh tế. Việt Nam hy vọng và mong muốn các điều khoản S&D chắcchắn được thực hiện hơn bởi các nước phát triển thông qua một cơ chế ràng buộc.Thêm vào đó, Việt Nam, với tư cách là một thành viên với gia nhập với các cam kết ởmức cao nên được hưởng những linh hoạt nhất định trong quá trình đàm phán và triểnkhai các kết quả của Vòng Đô-ha. Hiện có nhiều tranh cãi về khả năng liệu các đối xử S&D nên được xác định vàtriển khai theo cơ chế đa cấp (phân cấp các nước theo mức độ phát triển) như quanđiểm của các nước phát triển hay nên tập trung vào các hiệp định S&D với các vấn đềcụ thể được các nước đang phát triển quan tâm. Là một nước đang phát triển ở trình độthấp, Việt Nam nên theo cách tiếp cận thứ hai, nghĩa là trên cơ sở từng vấn đề cụ thểtrong các hiệp định bởi những cách tiếp cận khác thường đi kèm theo hàng loạt điềukiện phức tạp đặt ra cho các nước đang phát triển trong quá trình triển khai.

Tài liệu liên quan

  • những quy định của WTO về vấn đề môi trường những quy định của WTO về vấn đề môi trường
    • 23
    • 2
    • 9
  • Báo cáo Báo cáo "Cải cách thể chế - nhân tố hàng đầu cho tăng trưởng kinh tế bền vững ở các nền kinh tế chuyển đổi và kinh nghiệm cho Việt Nam. " pptx
    • 12
    • 585
    • 1
  • Báo cáo Báo cáo "TOÀN CẦU HÓA VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ: NHỮNG BÀI HỌC ĐỐI VỚI CÁC NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI ĐÔNG ÂU " pdf
    • 9
    • 513
    • 1
  • Báo cáo những thách thức trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nền kinh tế chuyển đổi và phát triển Báo cáo những thách thức trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nền kinh tế chuyển đổi và phát triển
    • 47
    • 353
    • 0
  • tcvn 8226-2009. công trình thủy lợi –các quy định chủ yếu về khảo sát mặt cắt và bình đồ địa hình các tỷ lệ từ 1200 đến 15000 tcvn 8226-2009. công trình thủy lợi –các quy định chủ yếu về khảo sát mặt cắt và bình đồ địa hình các tỷ lệ từ 1200 đến 15000
    • 67
    • 1
    • 2
  • Đề cương tính chỉ môn học : Kinh tế chính trị của các nền kinh tế chuyển đổi Đề cương tính chỉ môn học : Kinh tế chính trị của các nền kinh tế chuyển đổi
    • 19
    • 461
    • 3
  • báo cáo quy định của wto về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triểnvà các nền kinh tế chuyển đổi báo cáo quy định của wto về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triểnvà các nền kinh tế chuyển đổi
    • 16
    • 629
    • 0
  • quy định của wto về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triểnvà các nền kinh tế chuyển đổi quy định của wto về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triểnvà các nền kinh tế chuyển đổi
    • 16
    • 4
    • 32
  • Các quy định của WTO về trợ cấp nông nghiệp Các quy định của WTO về trợ cấp nông nghiệp
    • 6
    • 968
    • 12
  • quy định của wto về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của việt nam quy định của wto về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của việt nam
    • 86
    • 695
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(107 KB - 16 trang) - quy định của wto về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triểnvà các nền kinh tế chuyển đổi Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nguyên Tắc đối Xử đặc Biệt Và Khác Biệt