Quy định Khoảng Cách Cấu Tạo Của Cọc đến Mép đài

Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
  • Kinh nghiệm thiết kế thi công nội thất cho người không chuyên!!
Quy định khoảng cách cấu tạo của cọc đến mép đài- khoảng cách giữa các cọc? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Quy định khoảng cách cấu tạo của cọc đến mép đài- khoảng cách giữa các cọc? Tại điều 10.7.1.5 khoảng cách từ mặt bên của bấc kỳ cọc nào tới mép gần nhất của móng phải >225mm. ( theo TC 22tcn-272-05) Điều 10.7 áp dụng cho cọc đóng. còn đối với cọc khoan nhồi thì không nói rỏ mà chỉ quy định khoảng cách tim cọc cách tim cọc. Điều 10.7.1.5 có áp dụng cho cọc khoan nhồi không. tiêu chuẩn xây dựng 205:1998 điều 6.2.3 quy định chung hay là chỉ có cọc đóng. khi thiết kế móng cọc cần chú ý: các kích thước đài cọc ( hoặc của đệm nối bằng bê tông cốt thép ) trên mặt bằng phải quy định sao cho khoảng cách từ mép đài đến cọc gần nhất không được nhỏ hơn 0.25m ( khoảng cách mép - mép) Có 67 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: Hoàn toàn có thể sở hữu mẫu nhà 2 tầng nông thôn 500 triệu được. Nếu bạn biết cách lựa chọn mẫu thiết kế và phân giai đoạn thi công xây dựng
Robertgomo Linh động vận dụng luôn cho cọc nhồi???
Robertgomo
williamcuong  Khi bố trí cọc phải đảm bảo khoảng cách giữa các tâm cọc phải lớn hơn 3 lần và nhỏ hơn 6 lần đường kính (cạnh cọc)  Khoảng cách tâm cọc ngoài cùng và mép móng phải lớn hơn 1,5 lần đường kính (cạnh cọc)
williamcuong
hoibmtose005 Cọc nhồi tôi lấy khoảng cách 2 cọc là D( đường kính cọc được không)
hoibmtose005
BarbaraEr 1. cọc nhồi thì ko cần >3d, bố trí từ 2d đến 3d là dc 2. có thể chỉ cần 1d thôi
BarbaraEr
traiyo1 Đối với cọc nhồi tôi chưa thấy có ai làm 2000 à???? Tôi thấy tiêu chuẩn (không nhớ rõ lắm) chỉ yêu cầu là khoảng cách giữa các cọc tối thiểu là 2.5 lần đường kính cọc và khoảng cách mép cọc đến mép đài từ 100-150mm. Tuy nhiên số sau thường dùng là 250mm.
profilmuoinam15
AlbertDOB Bác Oanh nói chuẩn quá!!Bác cho ý kiến luôn về cái hiệu ứng nhóm cho cọc nhồi đc không bác??
AlbertDOB
controlledpills cọc nào mà chẳng có hiệu ứng nhóm. trừ trường hợp cọc đâm xuống nền đá, xung quanh cọc là nước hoặc không khí.. không lún chút nào. khi đó tải trọng hoàn toàn do mũi cọc chịu. Khoảng cách cọc 3d6d là để tránh hiệu ứng nhóm. khi làm việc, cọc sẽ làm việc cùng với một phần đất xung quanh. CÓ thể mô tả cọc nhồi trong Plaxis 3d sẽ thấy có một bầu đất xung quanh cùng làm việc với cọc. khoảng cách từ mép cọc đến mép đài được quy định theo tôi là có 2 mục đích: * đảm bảo không bị phá hoại mép đài do lực cắt * Giảm sai số khi thi công, tránh trường hợp đổ lệch cọc.
controlledpills
thuymo Trong tiêu chuẩn thì k nói rõ nhưng trong các sách thì viết như vậy
thuymo
profil7 A.Trung: - 3d6d vẫn còn hệ số nhóm chứ. - Thường thì thấy mọi người toàn tính cọc khoan nhồi theo diều kiện vừa chống vừa treo(???) sự làm việc này có đúng K? khi thi công áp lưc masat của đất tác dụng vào cọc đâu còn như ban đầu và 1 số trường hợp có thể coi như k có? - E hơi tệkhi mô hình Plaxis 3d (mà dùng 2d đúng k), nhưng khi dùng fb-pier thì thấy thằng masat rất nhỏ?(chiều e sẽ up hình do giờ đang ở cơ quan)
profil7
StephenDAK Thế nhưng mà ở Mã Lai tôi thấy ngược lại hoàn toàn. Bạn cho tên đầu sách được không? Ví dụ tháp đôi Petronas bỏ hoàn toàn lực chống mũi chỉ còn là lực ma sát làm việc.
StephenDAK
GeraldKr trong TCVN 205 có nói rõ: - Cọc ma sát thì khoảng cak phải >=3d - Cọc chống thì khoảng cak phải >=2d Vì đa số ai cũng cho rằng CKN là cọc chống, thường bố trí 2.5d. nhưng khi tính toán thì thành phần lực ma sát lớn hơn nhìu so với sức kháng mũi, Trong quá trính thi công thì 2 thành phần này có giảm chút ít, nhưng tôi nghĩ CKN làm việc hỗn hợp (ma sát + chống). Trong sách Móng Cọc của Thầy Vũ Công Ngữ, thầy có nói 1 câu rất hay, tôi xin trích lại: "...đến thập kỷ 60-70, những chương trình nén tĩnh quy mô lớn mới giúp người ta hiểu rõ hơn sự làm việc của cọc nhồi, trong đó có 1 điểm mà đến nay nhiều kỹ sư nước ta vẫn chưa nhận ra, đó là cọc nhồi ít khi làm việc như cọc chống (dù đất ở mũi cọc rất tốt)" ko bit ý kiến mọi người thề nào?
GeraldKr
noithatchangson Muốn huy động được sức kháng mũi thì mũi cọc phải có dịch chuyển >2mm trở lên. Do đó nếu tương ứng với mũi cọc đứng yên thì chủ yếu ma sát hông được huy động thôi chứ không phải lúc nào sức kháng mũi cũng huy động được cả mặc dù trong tính toán nó thế.
noithatchangson
Arthumters Khi các bạn tính toán cũng chỉ cần để ý một tí là thấy thôi: Cọc càng lớn và càng dài, đất mặt bên càng tốt thì tương ứng thành phần ma sát càng lớn hơn tương đối so với thành phần mũi. Nói chung, các bạn thiết kế cứ làm nhà cao tầng thì nên xem nhẹ thằng chống đi cho an toàn (nói về học thuật). Còn với các cọc nhỏ, quy mô nhỏ, thì mũi mới có điều kiện chiếm tỷ lệ lớn. Tôi nghĩ, cái chuyển vị của thằng ma sát bên chưa phát huy hết thì còn lâu thằng mũi mới có điều kiện làm việc. Cọc nhồi thì lại càng vớ vẩn hơn vì mũi cọc bị thối là điều khỏi bàn cãi. Đấy là kinh nghiệm của tớ. Chỉ là làm rồi để ý thôi chứ không tự nhiên mà nghĩ ra được.
Arthumters
hoahuongduong Đấy, đúng như anh Oanh nói đây này. Các bạn tin chưa?
hoahuongduong
muaxanh Làm vậy đang được nhiều đơn vị đề xuất vì công tác thổi rửa hố khoan ở VN không đạt chất lượng nên lớp mùn đầu cọc còn nhiều và TCVN cho phép có trong giới han.
muaxanh
duong tang Con số 2mm bác Oanh đưa ra cũng chỉ là tương đối. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ loại đất đầu mũi cọc, loại đầu cọc.
duong tang
Renatosymn a có thể đưa thêm 1 vài trường hợp nào khác dc ko a? Con số 2mm là theo kinh nghiệm hay sao vậy a? vì hum trc e bị chém: Thầy e cứ bảo Cọc nhồi là cọc chống???
Renatosymn
thanhthuonghm Chả ai dám đưa. Tôi thất học nên còn chưa bao giờ thấy ai dám đưa ra con số này. Từ hồi đi học tôi cũng lùng tài liệu nhưng thậm chí tôi còn chưa gặp luận văn thạc sỹ nào nói về nó chứ đừng nói Tiến sỹ. Đây là lần đầu tôi thấy có người đưa là anh Oanh. Chắc thầy bạn căn cứ vào đặc điểm điạ chất và công trình cụ thể mà bạn và thầy bạn đang bàn thôi.
thanhthuonghm
GordonEt Bạn cứ lấy một kết quả nén tĩnh mà xem thử thì biết ngay rằng nhiều khi kết quả đó chỉ là ma sát hông thôi chư sức chịu mũi chưa huy động tương ứng với trường hợp tải trọng thiết kế (nhớ tính chuyển vị đàn hồi đỉnh cọc tương ứng với cấp lực nhé). Hỏi thầy bạn xem cọc chống là cọc được định nghĩa thế nào, muốn hiểu mấy cái này thì phải hiểu thế nào là sức chịu tải huy động.
GordonEt
dutrieu Cái đồng chí này sinh viên hay đi làm rồi mà toàn phán bừa vậy. Chẳng chịu đọc sách gì cả cũng lên trao đổi. Tôi có lời khuyên trước khi nhận định một vấn đề thì tôi phải có chút kiến thức đã. Ai bảo bạn là mọi người bảo cọc nhồi thường là cọc chống vậy ?????????? Lần đầu tiên ở Việt Nam tôi nghe bạn nói đấy!!!!
dutrieu
MaroldPl Nghe đồng chí này nói thì có vẻ là hiểu biết nhưng thực tế chẳng hiểu gì cả. Ai bảo với bạn là khoảng cáhc 3-6D là tránh hiệu ứng nhóm cọc. Về đọc lại sách đi nhé.
MaroldPl
Bernardmt Sách nào viết vậy bạn sách đấy là sách nền móng do bọn trẻ cấp I viết à. Đọc topic này mà chán thật đấy người ta trao đổi vấn đề này trên diễn đàn phải đến cả 7-8 năm rồi mà vẫn có người vào nói lăng nhăng loạn cả lên.
Bernardmt
Enriquecem Thế thì bao nhiêu D mới tránh được vậy đồng chí??
Enriquecem
Robertgomo Em đọc TC về móng cọc có định nghĩa cọc chống đấy.Hình như là tựa lên đá hoặc đất có SPT bao nhiêu đấy quên rồi thì được gọi là cọc chống...????>>>
Robertgomo
Amen1402 cảm ơn a, để e xem lại. e thì ngu dốt nhưng vẫn hỉu chút ít, chỉ là có Thầy đã nói với e là cọc nhồi là cọc chống... Nên e đem wan điểm đó ra để ae tham khảo, bàn luận thôi.
Amen1402
plantandzombi Bạn không cần phải nói lẫy như thế!!!Nêu ra quan điểm để anh tôi đồng nghiệp cùng trao đổi là tốt mà. Cứ thế mà phát huy.
plantandzombi
thuymo bác có cao kiến gì thì xin chỉ giáo Bên tôi làm móng bè cọc, các chuyên gia về nền móng và cơ học đất nói rằng nếu khoảng cách cọc >6d thì ko còn ảnh hưởng hiệu ứng nhóm. bác có cao kiến gì thì xin chỉ ra, đừng chém gió. mất vui.
thuymo
casinomkw Đọc qua một số bài anh gửi. Tôi kết luận một câu là anh chẳng có tí gì gọi là góp ý xây dựng diễn đàn cả. Mong anh đừng giận. vì tôi chỉ nói sự thật
casinomkw
nguyentrungata Cái này thì đúng rồi.Nhưng khi gặp trường hợp cần xét tới hiệu ứng nhóm thì ông TC không chỉ ra cách tính mà chỉ nói cần tính vậy mới đau chứ.Giờ thấy nhiều đơn vị TK khi khoảng cách 3d thường lờ đi hiệu ứng nhóm.>>>
nguyentrungata
thanhvu Trong phương pháp tính toán theo móng khối qui ước như trong máy cái qui phạm của nước ta thì việc tính toán hiệu ứng nhóm có thể không cần thiết vì hiệu ứng này đã được xem xét trong hoạt động chung của các cọc và đất trong móng qui ước
thanhvu
test0032 Em thấy bảo vệ tốt nghiệp trường Kiến Trúc TP thầy cô nào cũng nói cọc nhồi là cọc chống cả :|
test0032
RobbertooWig Không phải thầy nói thế đâu mà do bạn chưa hiểu biết nên mới nghe vậy. Chứ chẳng có thầy nào "kém" đến thế đâu. Xin thưa với bạn cọc ở Hà Nội cho dù có cọc nhồi hay cọc chống hay cọc cốc khô gì đi chăng nữa thì cũng chẳng bao giờ là cọc chống đâu nhé.
RobbertooWig
GordonEt Tôi chỉ góp ý một chút thôi chứ thực ra tôi thấy topic này rất nhiều người nói không đúng sai hết bản chất kiến thức. Bạn bảo là bố trí 3-6D để tránh hiệu ứng nhóm cọc thì tôi mới nói lại vậy chứ bạn mà nói như bây giờ tức là k/c lớn hơn 6D thì tránh hiệu ứng nhóm cọc thì tôi chẳng nói thế làm gì. Bạn làm móng bè chắc bạn bên dân xây dựng dân dụng. Thế tôi hỏi bạn tại sao người ta lại khuyên bố trí cọc khoảng cách 3-6D??
GordonEt
SpencerJalf vậy mà có đó a ah. ko phải là kém mà là wan điểm thôi, hoặc trong 1 trường hợp cụ thể nào đó.
SpencerJalf
hiepsitayto Vấn đề nóng nhỉ. Khi làm luận văn tốt nghiệp, thầy hướng dẫn tôi nói bố trí cọc khoan nhồi theo khoảng cách D+(1,2-1,4)m. còn bố trí 3D là đối với cọc tiết diện nhỏ. Không biết như thế nào.
hiepsitayto
traiyo1 cái này thì tôi công nhận. EM gõ nhầm Khoảng cách càng xa hiệu ứng nhóm càng nhỏ. đúng không bác??? Khoảng cách >6D thì coi như không còn hiệu ứng nhóm. CÒn khoảng cách 3-6D là khoảng cách tiết kiệm,hiệu ứng nhóm cũng nhỏ. phán vậy đúng không bác??
traiyo1
BrandonMr Bởi vì thưởng khi thiết kế cọc khoan nhồi thì đáy cọc nằm trong các lớp đất sâu và tốt thì mới hiệu quả nên mấy thầy nói vậy thôi.
BrandonMr
Vimcentcow hay quá.thank các bác
Vimcentcow
michaelyork Tôi mạn phép khơi lại một chút topic này nhé ...! Xin phép các bác cho tôi hỏi chút là ... việc để khoảng cách từ 3-6D của cọc thì ok rồi, vấn đề là khi một trường hợp đặc biệt nào đó phải bố trí khoảng cách các cọc bé hơn 3D (< 3D, hoặc 2D)... thì có vấn đề gì xảy ra: 1 - Vì sao phải là lớn hơn 3D ? 2- Khi bắt buộc phải bố trí < 3D thì ảnh hưởng gì đến khả năng chịu lực của từng cọc và ảnh hưởng gì đến hiệu ứng nhóm cọc? 3- Khi bé hơn 3D thì việc tính toán sức chịu tải của nền đất của cọc có ảnh hưởng gì không ạ??? Em đang nghiên cứu vấn đề này mà chưa tìm được tài liệu cũng như kinh nghiệm, các bác giúp tôi với ạ!!!
michaelyork
sukem13579 đối với cọc ma sát bố trí trong khoảng 3D-6D để đảm bảo cọc làm việc theo nhóm. Lớn hơn 6D cọc làm việc như cọc đơn Nhỏ hơn 3D thì đối với đất dính mềm thì hệ số nhóm nhỏ đi ---> SCT giảm đối với đất cát thì nó lại khác.Nghiên cứu thêm Đối với cọc chống tiêu chuẩn cho 2 D vì coi nó làm việc như cọc đơn, không xét đến sự làm việc theo nhóm. Tại sao lại là 2d, vì vùng nén chặt xung quanh cọc là 1D, như vậy 2D là khoảng cách tối thiếu để 2 bán kính này không ảnh hưởng lẫn nhau và để cọc có thể thi công được. Mà sử dụng móng cọc thì thường là đối với đất yếu và công trình chịu tải trọng lớn.Nên chú ý đến hệ số nhóm.
sukem13579
SpencerJalf Cái này nó liên quan đến sự ổn định của các cọc, nếu khoảng cách gần quá các cọc ảnh hưởng lẫn nhau, đất xung quanh bị nén ép, cọc đóng sau ảnh hưởng đến cọc đóng trước, sự ổn định của cọc trong nhóm khi chịu tải ngoài... Nếu khi tính toán khoảng cách giữa các tim cọc . Bác nào có cao kiến gì thì thêm vào !
SpencerJalf
Roberter Bác này đem con bỏ chợ à, quăng cái hình lên rồi không giải thích gì cả >
Roberter
dudung Tưởng cậu đang làm thí nghiệm mấy món này . Cái hình này chỉ là 1 trong rất nhiều hình, vấn đề nhóm cọc- ảnh hưởng của nhóm cọc, tính từ biến- cố kết của móng cọc, tính lún có kể đến ảnh hưởng lún của bê tông cọc ( lún -biến dạng cọc có chiều dài lớn)... còn có nhiều quan điểm khác nhau. Dại gì mà mạnh mồm .
dudung
daohiepukb Vẫn còn xa quá, tính ra khoảng cách cách cọc là 0,63m m trong khi cọc sử dụng là hình vuông cạnh 0,4m. Người ta vẫn bố trí để đảm bảo điều kiện >3d theo tiêu chuẩn như tôi đã post bài trước, hình ô cờ.
daohiepukb
sukem13579 Dạ xin hỏi bác chút là cái Pf công thức tính như thế nào và trong tài liệu nào ạ ??? - Vậy nếu khoảng cách

Từ khóa » Khoảng Cách Cọc 3d