Quy định Mới Về Trồng Rừng Thay Thế Khi Chuyển Mục đích Sử Dụng ...

Theo đó, Thông tư này quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; áp dụng với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về lâm nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan. Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm về kết quả trồng rừng thay thế trên địa bàn.

Tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (Chủ dự án) có nghĩa vụ phải trồng rừng thay thế. Trường hợp Chủ dự án không có điều kiện tự trồng rừng thay thế thì thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế bằng hình thức nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng để tổ chức trồng rừng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Trường hợp Chủ dự án tự trồng rừng thay thế nhưng còn thiếu so với diện tích phải trồng do không có đủ diện tích đất để tự trồng rừng thì thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế bằng hình thức nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng đối với phần diện tích còn thiếu.

Kinh phí trồng rừng thay thế do Chủ dự án nộp vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng được ưu tiên sử dụng theo thứ tự: trồng rừng đặc dụng; trồng rừng phòng hộ; hỗ trợ trồng rừng sản xuất; điều chuyển kinh phí để trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tại địa phương khác.

Việc xác định diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác được thực hiện theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Từ khóa » đơn Giá Trồng Rừng Thay Thế Năm 2020