Quy định Mức độ Khôi Phục Lại Tình Trạng Ban đầu Của đất đối Với ...
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- CHÍNH QUYỀN
- GIỚI THIỆU TIỀN GIANG
- BỘ MÁY TỔ CHỨC
- CÔNG DÂN
- DOANH NGHIỆP
- DU KHÁCH
Ngày 15/7/2021, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định Quy phạm pháp luật số 19/2021/QĐ-UBND về việc quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm hành chính về đất đai theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Ngày 15/7/2021, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định Quy phạm pháp luật số 19/2021/QĐ-UBND về việc quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm hành chính về đất đai theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Quy định này quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, bao gồm: Chuyển mục đích sử dụng đất mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép; chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định của pháp luật; lấn, chiếm đất; hủy hoại đất; gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm là loại đất được xác định theo quy định tại Điều 11 Luật Đất đai năm 2013 hoặc hiện trạng của đất trước khi vi phạm.
Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về đất đai hoặc bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm theo quy định từ Điều 9 đến Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP; Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP: Cá nhân vi phạm hành chính được giữ nguyên hiện trạng của đất như tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất; đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất; đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép (sau đây gọi chung là chuyển mục đích sử dụng đất trái phép) khi vị trí, diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trái phép phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch nông thôn mới đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tổ chức vi phạm hành chính được giữ nguyên hiện trạng của đất như tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái phép khi có một trong những điều kiện sau: Vị trí, diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trái phép phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch nông thôn mới đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Vị trí, diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trái phép được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương cho tổ chức đó thực hiện dự án đầu tư.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều này, tổ chức vi phạm hành chính theo điểm a khoản 2 Điều này phải lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật; tổ chức vi phạm hành chính theo điểm b khoản 2 Điều này phải lập thủ tục đầu tư.
Buộc tổ chức, cá nhân khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong các trường hợp sau: Vị trí, diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trái phép không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch nông thôn mới đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Tổ chức, cá nhân vi phạm không lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, thủ tục đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này; Tổ chức, cá nhân lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, thủ tục đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này nhưng không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, chấp thuận chủ trương đầu tư.
Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi vi phạm điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; lấn, chiếm đất; hủy hoại đất; gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP: Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính được giữ nguyên hiện trạng của đất như tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng mà diện tích lấn, chiếm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch nông thôn mới đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều này phải lập thủ tục hành chính về đất đai theo quy định pháp luật.
Buộc tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong các trường hợp sau: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác; Lấn, chiếm đất chưa sử dụng mà vị trí lấn, chiếm không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch nông thôn mới đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Tổ chức, cá nhân vi phạm không lập thủ tục hành chính về đất đai theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm lập thủ tục hành chính về đất đai theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép; Lấn, chiếm đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác mà không được tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó cho phép; Làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất trồng lúa; Đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người; Đưa vật liệu xây dựng, chất thải, chất độc hại hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác; đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy định này.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/8/2021.
Bé Hai
- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(0/5) Tin liên quan Sở Tài nguyên và Môi trường tuyên truyền Luật Tài nguyên nước - 23/11/2024 Triển khai Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ - 20/11/2024 Phụ nữ tỉnh Tiền Giang đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật - 17/11/2024 Tiền Giang: Mít tinh, diễu hành hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 - 11/11/2024 Góp ý đối với các dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ - 08/11/2024 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: GửiVăn bản chỉ đạo điều hành
Công báo Tiền Giang
Góp ý dự thảo văn bản
Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
CSDL Quốc gia về TTHC
Từ khóa » Buộc Khôi Phục Lại Tình Trạng Của đất
-
Buộc Khôi Phục Lại Tình Trạng đất Là Gì ? Pháp Luật Quy định Như Thế ...
-
Áp Dụng Biện Pháp Buộc Khôi Phục Lại Tình Trạng Ban đầu Sao Cho ...
-
Quy định Về Mức độ Khôi Phục Lại Tình Trạng Ban đầu Của đất Trước ...
-
Buộc Khôi Phục Lại Tình Trạng Của đất Là Gì? Buộc ... - Luật Dương Gia
-
Quy định Về Mức độ Khôi Phục Lại Tình Trạng Ban đầu Của đất Trước ...
-
Quy định Mức độ Khôi Phục Lại Tình Trạng Ban đầu Của đất đối Với ...
-
An Giang: Quy định Mức độ Khôi Phục Lại Tình Trạng Ban đầu Của đất
-
Sẽ Quy định Mức độ Khôi Phục Lại Tình Trạng Ban đầu Của đất đối Với ...
-
Bình Dương Buộc Khôi Phục Tình Trạng Ban đầu Của đất đối Với ...
-
Khôi Phục Tình Trạng Ban đầu Của đất Nếu Vi Phạm
-
Thanh Hóa: Quy định Về Mức độ Khôi Phục Lại Tình Trạng Ban đầu ...
-
Chi Tiết Văn Bản - UBND Tỉnh Hải Dương
-
Chi Tiết Văn Bản Quy Phạm
-
Quyết định 24/2021/QĐ-UBND - Cà Mau